Giáo trình giảng dạy môn Võ thuật cổ truyền: Phần 2
Số trang: 38
Loại file: pdf
Dung lượng: 2.54 MB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tiếp nối phần 1, mời các bạn cùng tham khảo phần 2 Giáo trình giảng dạy môn Võ thuật cổ truyền. Nội dung tài liệu sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lịch sử Olympic thế giới và Việt Nam, nguồn gốc của võ thuật cổ truyền và các bài thực hành cơ bản của nó.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình giảng dạy môn Võ thuật cổ truyền: Phần 2ĐẠI HỌC TDTT TP. HỒ CHÍ MINH VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM 1. Học viên: từ cấp 1 đến cấp 8. 2. Hướng dẫn viên: từ cấp 9 đến cấp 11. 3. Huấn luyện viên sơ cấp: từ cấp 12 đến cấp 14. 4. Huấn luyện viên trung cấp: từ cấp 15 đến cấp 16 (lứa tuổi từ 20 trở lên). 5. Huấn luyện viên cao cấp: cấp 17 (lứa tuổi từ 25 trở lên). 6. Võ sư: cấp 18 (lứa tuổi 27 trở lên).HUẤN LUYỆN THỂ LỰC TRONG VÕ CỔ TRUYỀN: 1.1. Huấn luyện thể lực và vai trò của nó trong huấn luyện thể thao Theo PGS – PTS Nguyễn Toán “ cơ sở lý luận và đào tạo vận động viên” nhà xuất bản TDTT – 1998, trang 180) đã nêu: huấn luyện thể lực đó là quá trình huấn luyện bằng các phương tiện của TDTT (chủ yếu là các bài tập thể lực), để tác động có chủ đích đến sự phát triển và hoàn thiện về hình thái, chức năng, tố chất thể lực (sức nhanh, sức bền, sức mạnh, sự mềm dẻo và khả năng phối hợp vận động) và sức khỏe của VĐV. Trong công trình nghiên cứu nói trên của mình ông cũng đã khẳng định rằng: “ huấn luyện thể lực là cơ sở của huấn luyện kỹ thuật và chiến thuật” (trang 181). Trình độ sức khỏe và phát triển toàn diện các tố chất thể lực giúp cho VĐV có thể nắm bắt được tốt hơn các kỹ chiến thuật phức tạp, chịu đựng được những lượng vận động lớn trong tập luyện gay go, căng thẳng, nâng cao không ngừng thành tích thể thao. Ngoài ra, trình độ thể lực tốt còn giúp cho VĐV tránh được bệnh tật, kéo dài tuổi thọ thành tích thể thao. 1.2. Yêu cầu cơ bản về huấn luyện thể lực Để cho việc tiến hành huấn luyện thể lực cho VĐV đạt hiệu quả cao thì theo PGS – PTS Nguyễn Toán ( Cơ sở lý luận và phương pháp đào tạo VĐV. Nhà xuất bản TDTT – 1998): trong quá trình tiến hành huấn luyện, huấn luyện viên (HLV) cần phải nắm bắt được những yêu cầu cơ bản sau: Huấn luyện thể lực phải toàn diện. Qua huấn luyện toàn diện, năng lực chức năng được nâng cao nhiều mặt, cân đối, tạo cơ sở vững chắc cho năng lực thể thao chuyên sâu. Cụ thể hơn, các tố chất thể lực được phát triển toàn diện, vốn kỹ năng phong phú, nhiều mặt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển, cải thiện các tố chất thể lực chuyên môn cùng các kỹ thuật ở môn chuyên sâu.BỘ MÔN VÕ CỔ TRUYỀN Trang 30ĐẠI HỌC TDTT TP. HỒ CHÍ MINH VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM Huấn luyện thể lực toàn diện phải làm cho cơ thể phát dục, phát triển toàn diện, lành mạnh về sức bền, sức nhanh, độ dẻo và khả năng phối hợp vận động. Trên cơ sở phát triển toàn diện về thể lực chung và nâng cao các tố chất thể lực chuyên môn. Huấn luyện thể lực cần theo kế hoạch từng năm và nhiều năm: kết hợp tốt giữa huấn luyện thể lực chung và huấn luyện thể lực chuyên môn, giữa huấn luyện thể lực và huấn luyện kỹ thuật, có khi dùng một loại phương tiện như chạy hoặc bơi mà đạt được mục đích huấn luyện về nhiều mặt. Cần phải căn cứ vào nhiệm vụ huấn luyện từng thời kỳ, môn thể thao và từng người cụ thể mà xác định kỹ kết hợp giữa huấn luyện thể lực chung và chuyên môn trong kế hoạch huấn luyện toàn năm. Lượng vận động trong huấn luyện thể lực có vượt lượng vận động trong thi đấu về thời gian, số lượng, độ khó, mức căng thẳng… Sử dụng lượng vận động cụ thể và tập trung rõ nhất trong giai đoạn hai của thời kỳ chuẩn bị. Nội dung chủ yếu của huấn luyện thể lực là phát triển các tố chất thể lực. Mỗi tố chất thể lực đều có sự phát triển khác nhau theo lứa tuổi và giới tính về tốc độ và mức độ, cũng như khả năng cải tiến. Tố chất nào cũng có thời kỳ phát triển tốt nhất của nó (còn gọi là thời kỳ nhạy cảm). Trong quá trình đào tạo VĐV phải nắm được những thời kỳ thuận lợi đó để phát triển một cách tối ưu. Rèn luyện thể lực thường mệt mỏi, tốn nhiều năng lượng và các phương tiện tập luyện lại tương đối khô khan, đơn điệu. Do đó, ngoài sự cố gắng đa dạng hóa về hình thức, phải chú trọng đến công tác giáo dục ý thức, tư tưởng, sao cho VĐV thấy rõ tầm quan trọng của huấn luyện thể lực, mối quan hệ của nó đối với thành tích thể thao, để chịu khó rèn luyện tinh thần, ý chí kiên trì, chịu đựng gian khổ trong tập luyện. 1.3. Các phương tiện, tố chất thể lực trong võ thuật Trong xu thế ngày nay người ta coi các môn võ thuật như các môn thể thao khác để đạt được thành tích cao cũng phải trải qua quá trình huấn luyện bao gồm: huấn luyện thể lực chung, huấn luyện chuyên môn, huấn luyện tâm lý, huấn luyện cá biệt và trang bị lý thuyết cơ bản.BỘ MÔN VÕ CỔ TRUYỀN Trang 31ĐẠI HỌC TDTT TP. HỒ CHÍ MINH VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình giảng dạy môn Võ thuật cổ truyền: Phần 2ĐẠI HỌC TDTT TP. HỒ CHÍ MINH VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM 1. Học viên: từ cấp 1 đến cấp 8. 2. Hướng dẫn viên: từ cấp 9 đến cấp 11. 3. Huấn luyện viên sơ cấp: từ cấp 12 đến cấp 14. 4. Huấn luyện viên trung cấp: từ cấp 15 đến cấp 16 (lứa tuổi từ 20 trở lên). 5. Huấn luyện viên cao cấp: cấp 17 (lứa tuổi từ 25 trở lên). 6. Võ sư: cấp 18 (lứa tuổi 27 trở lên).HUẤN LUYỆN THỂ LỰC TRONG VÕ CỔ TRUYỀN: 1.1. Huấn luyện thể lực và vai trò của nó trong huấn luyện thể thao Theo PGS – PTS Nguyễn Toán “ cơ sở lý luận và đào tạo vận động viên” nhà xuất bản TDTT – 1998, trang 180) đã nêu: huấn luyện thể lực đó là quá trình huấn luyện bằng các phương tiện của TDTT (chủ yếu là các bài tập thể lực), để tác động có chủ đích đến sự phát triển và hoàn thiện về hình thái, chức năng, tố chất thể lực (sức nhanh, sức bền, sức mạnh, sự mềm dẻo và khả năng phối hợp vận động) và sức khỏe của VĐV. Trong công trình nghiên cứu nói trên của mình ông cũng đã khẳng định rằng: “ huấn luyện thể lực là cơ sở của huấn luyện kỹ thuật và chiến thuật” (trang 181). Trình độ sức khỏe và phát triển toàn diện các tố chất thể lực giúp cho VĐV có thể nắm bắt được tốt hơn các kỹ chiến thuật phức tạp, chịu đựng được những lượng vận động lớn trong tập luyện gay go, căng thẳng, nâng cao không ngừng thành tích thể thao. Ngoài ra, trình độ thể lực tốt còn giúp cho VĐV tránh được bệnh tật, kéo dài tuổi thọ thành tích thể thao. 1.2. Yêu cầu cơ bản về huấn luyện thể lực Để cho việc tiến hành huấn luyện thể lực cho VĐV đạt hiệu quả cao thì theo PGS – PTS Nguyễn Toán ( Cơ sở lý luận và phương pháp đào tạo VĐV. Nhà xuất bản TDTT – 1998): trong quá trình tiến hành huấn luyện, huấn luyện viên (HLV) cần phải nắm bắt được những yêu cầu cơ bản sau: Huấn luyện thể lực phải toàn diện. Qua huấn luyện toàn diện, năng lực chức năng được nâng cao nhiều mặt, cân đối, tạo cơ sở vững chắc cho năng lực thể thao chuyên sâu. Cụ thể hơn, các tố chất thể lực được phát triển toàn diện, vốn kỹ năng phong phú, nhiều mặt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển, cải thiện các tố chất thể lực chuyên môn cùng các kỹ thuật ở môn chuyên sâu.BỘ MÔN VÕ CỔ TRUYỀN Trang 30ĐẠI HỌC TDTT TP. HỒ CHÍ MINH VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM Huấn luyện thể lực toàn diện phải làm cho cơ thể phát dục, phát triển toàn diện, lành mạnh về sức bền, sức nhanh, độ dẻo và khả năng phối hợp vận động. Trên cơ sở phát triển toàn diện về thể lực chung và nâng cao các tố chất thể lực chuyên môn. Huấn luyện thể lực cần theo kế hoạch từng năm và nhiều năm: kết hợp tốt giữa huấn luyện thể lực chung và huấn luyện thể lực chuyên môn, giữa huấn luyện thể lực và huấn luyện kỹ thuật, có khi dùng một loại phương tiện như chạy hoặc bơi mà đạt được mục đích huấn luyện về nhiều mặt. Cần phải căn cứ vào nhiệm vụ huấn luyện từng thời kỳ, môn thể thao và từng người cụ thể mà xác định kỹ kết hợp giữa huấn luyện thể lực chung và chuyên môn trong kế hoạch huấn luyện toàn năm. Lượng vận động trong huấn luyện thể lực có vượt lượng vận động trong thi đấu về thời gian, số lượng, độ khó, mức căng thẳng… Sử dụng lượng vận động cụ thể và tập trung rõ nhất trong giai đoạn hai của thời kỳ chuẩn bị. Nội dung chủ yếu của huấn luyện thể lực là phát triển các tố chất thể lực. Mỗi tố chất thể lực đều có sự phát triển khác nhau theo lứa tuổi và giới tính về tốc độ và mức độ, cũng như khả năng cải tiến. Tố chất nào cũng có thời kỳ phát triển tốt nhất của nó (còn gọi là thời kỳ nhạy cảm). Trong quá trình đào tạo VĐV phải nắm được những thời kỳ thuận lợi đó để phát triển một cách tối ưu. Rèn luyện thể lực thường mệt mỏi, tốn nhiều năng lượng và các phương tiện tập luyện lại tương đối khô khan, đơn điệu. Do đó, ngoài sự cố gắng đa dạng hóa về hình thức, phải chú trọng đến công tác giáo dục ý thức, tư tưởng, sao cho VĐV thấy rõ tầm quan trọng của huấn luyện thể lực, mối quan hệ của nó đối với thành tích thể thao, để chịu khó rèn luyện tinh thần, ý chí kiên trì, chịu đựng gian khổ trong tập luyện. 1.3. Các phương tiện, tố chất thể lực trong võ thuật Trong xu thế ngày nay người ta coi các môn võ thuật như các môn thể thao khác để đạt được thành tích cao cũng phải trải qua quá trình huấn luyện bao gồm: huấn luyện thể lực chung, huấn luyện chuyên môn, huấn luyện tâm lý, huấn luyện cá biệt và trang bị lý thuyết cơ bản.BỘ MÔN VÕ CỔ TRUYỀN Trang 31ĐẠI HỌC TDTT TP. HỒ CHÍ MINH VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Võ thuật cổ truyền Olympic thế giới Olympic Việt Nam Thể dục thể thao Lịch sử võ thuật Võ cổ truyềnTài liệu liên quan:
-
Thuyết minh đồ án tốt nghiệp: Công trình Sân vận động Hoa Phượng
13 trang 77 0 0 -
Thuật điểm huyệt trong Jujitsu
5 trang 69 1 0 -
87 trang 58 1 0
-
Giáo trình Lý luận và phương pháp thể dục thể thao: Phần 1 - PGS. TS. Nguyễn Toán, TS. Nguyễn Sĩ Hà
95 trang 55 0 0 -
9 trang 46 0 0
-
Đánh giá thực trạng phát triển thể lực chung của nam sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội
5 trang 41 0 0 -
6 trang 35 0 0
-
Sân khấu và điện ảnh - Võ thuật cổ truyền ứng dụng: Phần 2
92 trang 35 0 0 -
81 trang 35 0 0
-
4 trang 34 0 0