Danh mục

Giáo trình giáo dục học đại cương 1 phần 2 - ĐH An Giang

Số trang: 30      Loại file: pdf      Dung lượng: 251.23 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

(NB) Trong quá trình lĩnh hội và sử dụng những kinh nghiệm lịch sử xã hội, nhân cách được hình thành và ngày càng phát triển đầy đủ hơn. Trong quá trình đó các thế hệ sau không chỉ tiếp thu, lưu trữ, giữ gìn mà còn phát triển gía trị văn hoá xã hội, do đó góp phần phát triển xã hội. Cho nên, sự kế tục các thế hệ - đó là quy luật của sự tiến bộ xã hội. Giáo trình giáo dục học đại cương 1 phần 2 trình bày với bạn đọc nội dung của chương 2: Giáo dục và sự phát triển nhân cách, một số khái niệm về Giáo dục và sự phát triển nhân cách. Chúc các bạn học tốt.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình giáo dục học đại cương 1 phần 2 - ĐH An Giang Chương II: Giáo Dục Và Sự Phát Triển Nhân Cách Một Số Khái Niệm Về Nhân Cách Và Sự Phát Triển Nhân Cách Khái Niệm Con Người 1 . Theo Từ điển Tiếng Việt, con người được hiểu : • Là động vật tiến hóa nhất • Có khả năng nói, tư duy, sáng tạo • Sử dụng công cụ trong quá trình lao động sáng tạo. Trong Luận cương về Phơ bách, K. Mác đã khẳng định về bản chất con nguời : “bản chất con người không phải là cái trừu tượng, vốn có của mỗi cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội”. Qua sự khẳng định của của Mác, chúng ta thấy có ba điều cần lưu ý : • Con người tồn tại trong rầt nhiều mối quan hệ xà hội mà ngời đó tham gia. • Bản chất con ngưòi không phải là cái trưù tượng, vốn có của mỗi cá nhân. Bản chất con người bao giờ cũng được thể hiện trong cuộc sống, trong lao động, nói một cách khác là trong hoạt động thực tiển. • Nhấn mạnh tính xã hội trong con người không có nghĩa là phủ nhận phần thể xác, phần tự nhiên của con người. Trong một con người, bao giờ cũng bao gồm hai bộ phận : Phần tự nhiên và phần xã hội. Chính K. Mác đã chỉ ra : ”Con người là một thực thể tự nhiên trực tiếp, với tư cách là thực thể tự nhiên sống, con người được phú cho những sức mạnh tự nhiên, những sức sống đã trở thành thực thể tự nhiên hoạt động.” 2. Trái với quan điểm của K. Mác về bản chất con người, có một số quan niệm phiến diện về con người sau : • Con người như một tồn tại thần bí. Quan điểm này cho rằng trong con người ta có một con người nhỏ xíu tồn tại và nó điều khiển con người thể xác mà ta thấy. • Con người tồn tại như một sinh vật. Họ cho rằng cuộc sống của con người đều do bản năng quyết định. Đó là các bản năng sống, chết, duy trì nòi giống… • Con người tồn tại như một cái máy. • Con người chính trị. • Con ngưòi xã hội. • Con người là cái máy biết suy nghĩ biết yêu đương… Khái Niệm Cá Nhân Cá nhân là một con người cụ thể, là một thành viên của một xã hội nhất định, sinh sống và hoạt động trong những điều kiện xã hội nhất định. Cá nhân bao gồm hai phần: - Về mặt thể chất. Cá nhân là một cơ thể sống, có đặc điểm chung về mặt hình thái và sinh lí của loài người. Cá nhân có những đặc trưng cho riêng mình. - Về mặt tâm lí. Mỗi cá nhân đều có một đời sống tâm lí nhất định. Tâm lí người khác về chất so với tâm lí động vật. Đó là đời sống tâm lí có ý thức. Tâm lí người là sản phẩm của một dạng vật chất có tổ chức cao là não bộ – các giác quan (hệ thần kinh) Thực chất tâm lí người là sự phản ánh thế giới khách quan vào não bộ bằng hoạt độnh của bản thân mỗi người. Năng lực phản ánh tâm lí của con người được thể hiện: Các quá trình tâm lí ; Các trạng thái tâm lí; Các thuộc tính tâm lí. Các thuộc tính tâm lí của con người được hình thành thông qua các quá trình, trạng thái tâm lí. Hệ thống những thuộc tính tâm lí của con người là bộ phận quan trọng nhất trong đời sống tâm lí của mỗi cá nhân con người. Khái Niệm Nhân Cách 1. Con người sống, hoạt động trong các mối quan hệ đa dạng. Khi con người được nhìn nhận là một đại diện cho loài người thì đó là một cá nhân. Khi con người tham gia vào các hoạt động có mục đích có ý thức thì con người được xem như một chủ thể. Khi xem xét con người với tư cách là một thành viên của xã hội, tham gia tích cực vào các mối quan hệ xã hội thì con người được xem như là nhân cách. Có thể biểu diễn cách hiểu trên theo sơ đồ sau: 2. Như vậy, khi nói tới khái niệm nhân cách, phải xem xét: - Nó bao gồm tất cả các nét, các mặt, các phẩm chất có ý nghĩa xã hội trong một con người. - Những thuộc tính này được hình thành trong quá trình tác động qua lại giữ con người và con người trong xã hội… Khi nói tới nhân cách, cần nhấn mạnh đến một trong những yếu tố quan trọng nhất của nó, đó là các giá trị, bao gồm: Các giá trị tư tưởng. Các giá trị đạo đức. Các giá trị nhân văn. Hệ thống các giá trị này được hình thành và cũng cố bởi năng lực nhận thức kinh nghiệm sống của mỗi cá nhân trong quá trình thể nghiệm lâu dài. Nội dung của định hướng giá trị là niềm tin, thế giới quan đạo đức, nguyên tắc sống… của con người. 3. Khi nói tới nhân cách con người Việt Nam, ta thấy có sự thống nhất biện chứng giữa các mặt phẩm chất (đức) và năng lực (tài) . - Đức : Hệ thống thái độ của con người. - Tài : Hiệu quả tác động của nhân cách tới các đối tượng xung quanh. Đức bao gồm các mặt: Các phẩm chất xã hội : Các quan điểm niềm tin tư tưởng – chính trị, thế giới quan khoa học, thái độ đới với các hoạt động. Các phẩm chất cá nhân: Nếp sống, thói quen, những ham muốn… Các phẩm chất ý chí: Tính kỉ luật, tính tự giác, tính tự chủ, tính mục đích… Tài bao gồm các mặt: Khả năng thích ứng, năng lực ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: