Giáo trình Giáo dục học đại cương (Dành cho sinh viên không thuộc chuyên ngành Tâm lý - Giáo dục học) có cấu trúc gồm 4 phần chính: phần 1 những vấn đề chung của giáo dục học, phần 2 lý luận dạy học, phần 3 lý luận giáo dục, phần 4 quản lý giáo dục trong nhà trường. Mục tiêu giáo trình này nhằm giúp người học biết vận dụng những kiến thức của môn học vào trong công tác giáo dục và dạy học, đặc biệt là trong công tác giáo dục và dạy học ở trường phổ thông. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Giáo dục học đại cương GIÁO TRÌNH Giáo dục học đại cương 1 GIÁO ÁN MÔN GIÁO DỤC HOC ĐẠI CƯƠNG (Dành cho sinh viên không thuộc chuyên ngành Tâm lý - Giáo dục học) A. Mục tiêu chung của môn học 1. Kiến thức: Người học nắm được hệ thống kiến thức cơ bản, thiết thực về: những vấn đề chung của giáo dục học; lý luận dạy học; lý luận giáo dục và quản lý giáo dục trong nhà trường. 2. Kỹ năng: Người học biết vận dụng những kiến thức của môn học vào trong công tác giáo dục và dạy học, đặc biệt là trong công tác giáo dục và dạy học ở trường phổ thông. Kỹ năng tự học của người học được bồi dưỡng, củng cố, phát triển. 3. Thái độ: Người học có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực, sáng tạo. Tình cảm nghề nghệp, thế giới quan duy vật biện chứng của người học được bồi dưỡng, củng cố. B. Thời lượng và cấu trúc môn học 1. Thời lượng môn học: 6 đơn vị học trình ( 90 tiết ) 2. Cấu trúc môn học: Gồm 4 phần lớn: Phần 1- Những vấn đề chung của giáo dục học (20 tiết) Phần 2- Lý luận dạy học (35 tiết) Phần 3- Lý luận giáo dục (25 tiết) Phần 4- Quản lý giáo dục trong nhà trường (10 tiết) C. Tài liệu học tập và tham khảo Các tài liệu giáo dục học: 1. Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt: Giáo dục học, tập 1, nxb GD, 1987. 2. Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt: Giáo dục học, tập 2, nxb GD, 1987. 3. Nguyễn Sinh Huy, Nguyễn Văn Lê: Giáo dục học đại cương, nxb GD, 1997. 4. Phạm Viết Vượng: Giáo dục học, nxb ĐHQG Hà Nội, 2000. 5. Nguyễn Ngọc Bảo, Hà Thị Đức: Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở, nxb GD, 2001. 6. Thái Duy Tuyên: Những vấn đề chung của giáo dục học, nxb GD, 2004. 7. Trần Thị Tuyết Oanh (Cb): Giáo trình giáo dục học, tập 1, nxb ĐHSP, 2006. 8. Trần Thị Tuyết Oanh (Cb): Giáo trình giáo dục học, tập 2, nxb ĐHSP, 2006. 9. Phan Thanh Long, Trần Quang Cấn, Nguyễn Văn Diện: Lý luận giáo dục, nxb ĐHSP, 2006. 2 10. Phan Thanh Long (Cb), Lê Tràng Định: Những vấn đề chung của Giáo dục học, nxb ĐHSP, 2008. Các tài liệu khác: 11. Nguyễn Lân: Lịch sử giáo dục học thế giới, nxb GD, 1958. 12. Hà Nhật Thăng, Đào Thanh Âm: Lịch sử giáo dục thế giới, nxb GD, 1997. 13. Phan Trọng Ngọ (Chủ biên): Tâm lí học trí tuệ, nxb ĐHQG Hà Nội, 2001. 14. Lê Văn Hồng (Cb): Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm, nxb GD, 2002. 15. Nguyễn Ánh Tuyết (Cb): Tâm lí học trẻ em lứa tuổi mầm non, nxb ĐHQG, 1997. 16. Bùi Thị Mùi: Tình huống sư phạm trong công tác giáo dục học sinh THPT, nxb GD, 2004. 17. Phan Trọng Ngọ: Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, nxb ĐHSP, 2005. 18. Luật Giáo dục, nxb Chính trị Quốc gia, 2005. 19. Phạm Viết Vượng: Bài tập Giáo dục học, nxb ĐHSP, 2008. D. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập 1. Kiểm tra 1.1. Kiểm tra điều kiện và kiểm tra giữa kỳ: Có 1 bài kiểm tra điều kiện, hệ số 1. Có 1 bài kiểm tra giữa kỳ, hệ số 1. Căn cứ vào quy định và điều kiện thực tế để lựa chọn hình thức kiểm tra gồm: tự luận (viết), trắc nghiệm, làm bài tập lớn hoặc tiểu luận. 1.2. Kiểm tra kết thúc môn học: Kiển tra tự luận, hệ số 2. 2. Đánh giá theo thang điểm 10 3 PHẦN 1- NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA GIÁO DỤC HỌC (20 tiết) 1. Mục tiêu: 1.1. Kiến thức: Người học nắm được hệ thống kiến thức khái quát, cơ bản về: nguồn gốc, bản chất, tính chất của giáo dục; vai trò của giáo dục đối với sự phát triển xã hội và sự phát triển nhân cách; mục đích, nguyên lý giáo dục và mục đích, nguyên lý giáo dục của Việt Nam; Hệ thống giáo dục và hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam. 1.2. Kỹ năng: Người học biết vận dụng kiến thức để giải quyết được các tình huống có liên quan đến các vấn đề chung của giáo dục. Kỹ năng tự học của người học được bồi dưỡng, củng cố, phát triển. 1.3. Thái độ: Người học có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực, sáng tạo. Tình cảm nghề nghệp, thế giới quan duy vật biện chứng của người học được bồi dưỡng, củng cố. 2. Cấu trúc nội dung và thời gian Chương 1- GIÁO DỤC HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC 4 tiết 1. GD là một hiện tượng xã hội 2. Tính chất của GD 2.1. Tính phổ biến và vĩnh hằng của GD 2.2. Tính quy định của xã hội đối với GD 2.3. Tính lịch sử của GD 2.4. Tính giai cấp của GD 2.5. Tính nhân văn, đại chúng, dân tộc và quốc tế 3 . Giáo dục học là một khoa học 3.1. Khái quát lịch sử GD học 3.2. Đối tượng và nhiệm vụ của GD học 3.3. Một số khái niệm cơ bản của GD học 3.3.1. GD theo nghĩa rộng Dạy học Giáo dục theo nghĩa hẹp 3.4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của GD học 3.5. Hệ thống các khoa học GD và mối quan hệ của GD học với một số khoa học ...