Danh mục

Giáo trình Hàn cơ bản (Nghề: Cắt gọt kim loại) - CĐ Nghề Việt Đức, Hà Tĩnh

Số trang: 100      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.54 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

(NB) Giáo trình Hàn cơ bản cung cấp cho người học những kiến thức như: Những kiến thức cơ bản khi hàn điện hồ quang tay; vận hành máy hàn điện; hàn đường trên mặt phẳng ở vị trí hàn bằng; hàn chốt; hàn giáp mối không vát mép ở vị trí hàn bằng; hàn giáp mối có vát mép ở vị trí hàn bằng; hàn góc không vát mép ở vị trí hàn bằng; hàn góc có vát mép ở vị trí hàn bằng; hàn gấp mép kim loại mỏng ở vị trí hàn bằng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Hàn cơ bản (Nghề: Cắt gọt kim loại) - CĐ Nghề Việt Đức, Hà Tĩnh ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT - ĐỨC HÀ TĨNH GIÁO TRÌNH Mô đun:Hàn cơ bản Nghề: Cắt gọt kim loại Trình độ: Cao đẳng Tài liệu lưu hành nội bộ Nhóm biên soạn Năm 2017 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU Trong những năm qua, dạy nghề đã có những bước tiến vượt bậc cả về số lượng và chất lượng, nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp đáp ứng nhu cầu xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới, lĩnh vực cơ khí chế tạo nói chung và ngành cắt gọt kim loại nói riêng ở Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể. Chương trình khung quốc gia nghề cắt gọt kim loại đã được xây dựng trên cơ sở phân tích nghề, phần kỹ năng nghề được kết cấu theo các môđun. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề trong quá trình thực hiện, việc biên soạn giáo trình nghề theo theo các môđun đào tạo nghề là cấp thiết hiện nay. Mô đun Hàn cơ bản là mô đun đào tạo nghề được biên soạn theo hình thức tích hợp lý thuyết và thực hành. Trong quá trình thực hiện, nhóm biên soạn đã tham khảo nhiều tài liệu nguội cơ bản trong và ngoài nước, kết hợp với kinh nghiệm trong thực tế sản xuất. Mặc dù có rất nhiều cố gắng, nhưng không tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của độc giả để giáo trình được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ! Nhóm biên soạn 2 MỤC LỤC Bài 1: NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN KHI HÀN ĐIỆN HỒ QUANG TAY ........................ 4 Bài 2 VẬN HÀNH MÁY HÀN ĐIỆN ................................................................................. 67 Bài 3 HÀN ĐƯỜNG TRÊN MẶT PHẲNG Ở VỊ TRÍ HÀN BẰNG .................................... 74 Bài 4 HÀN CHỐT................................................................................................................ 77 Bài 5: HÀN GIÁP MỐI KHÔNG VÁT MÉP Ở VỊ TRÍ HÀN BẰNG .................................. 81 Bài 6: HÀN GIÁP MỐI CÓ VÁT MÉP Ở VỊ TRÍ HÀN BẰNG ........................................... 85 Bài 7: HÀN GÓC KHÔNG VÁT MÉP Ở VỊ TRÍ HÀN BẰNG ........................................... 89 Bài 8 HÀN GÓC CÓ VÁT MÉP Ở VỊ TRÍ HÀN BẰNG .................................................... 93 Bài 9 HÀN GẤP MÉP KIM LOẠI MỎNG Ở VỊ TRÍ HÀN BẰNG ..................................... 97 3 Bài 1: NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN KHI HÀN ĐIỆN HỒ QUANG TAY Mục tiêu của bài: Sau khi học xong bài này người học sẽ có khả năng: - Trình bày chi tiết các ký hiệu, quy ước của mối hàn. - Phân biệt các loại máy hàn điện hồ quang, đồ gá, kính hàn, kìm hàn và các dụng cụ cầm tay. - Phân biệt các loại que hàn thép các bon thấp theo ký mã hiệu, hình dáng bên ngoài. - Trình bày nguyên lý của quá trình hàn hồ quang. - Phân biệt chính xác các liên kết hàn cơ bản. - Nhận biết các khuyết tật trong mối hàn. - Trình bày đầy đủ mọi ảnh hưởng của quá trình hàn hồ quang tới sức khoẻ công nhân hàn. - Thực hiện tốt công tác an toàn lao động và vệ sinh môi trường 1. Khái niệm chung về hàn 1.1 Thực chất đặc điểm và phân loại của nhgề hàn 1.1.1 .Thực chất và đặc điểm a. Thực chất: hàn là quá trình công nghệ nối hai hoặc nhiều phần tử (chi tiết, bộ phận) thành một khối bền vững bằng cách dùng nguồn nhiệt để nung nóng chỗ cần nối đến trạng thái hàn. sau đó, kim loại lỏng tự kết tinh (ứng với trang thái lỏng) hoặc dùng thêm ngoại lực ép chúng lại với nhau (ứng với trạng thái nguội, dẻo) để tạo thành mối hàn. Chú ý:  Trạng thái hàn có thể là trạng thái lỏng, dẻo và thậm chí là nguội bình thường.  Khi hàn nếu kim loại đạt tới trạng thái lỏng, thì trong phần lớn các trường hợp, mối hàn tự hình thành mà không cần lực ép. Việc tạo ra mối hàn có hình dáng và kích thước cho trước có thể cần hoặc không cần kim loại bổ sung (thông qua vật liệu hàn).  Nếu kim loại chỗ cần nối khi hàn có nhiệt độ thấp, hoặc chỉ đạt tới trạng thái dẻo thì để tạo ra mối hàn cần thiết phải có ngoại lực tác dụng.  Về bản chất hàn đắp, hàn vảy và dán kim loại cũng tượng tự như hàn. Vì thế trong kỹ thuật chúng cũng được coi là những lĩnh vực riêng của hàn. b. Đặc điểm - Liên kết hàn được đặc trưng bởi tính liên tục và nguyên khối. Đó là liên kết “cứng” và không tháo rời được. - Với cùng khả năng làm việc, so với các phương pháp nối ghép khác (bằng bulông, đinh tán…) kết cấu hàn cho phép tiết kiệm từ 10  20 % khối lượng kim loại. -. So với đúc, hàn có thể tiết kiệm được 50 % khối lượng kim loại. - Hàn cho phép chế tạo các kết cấu phức tạp, siêu trường, siêu trọng, từ những vật liệu cùng loại hoặc từ những vật liệu có tính chất rất khác phù hợp với các điều kiện và môi trường làm việc khác nhau. - Hàn tạo ra các liên kết có độ bền và độ kín cao đáp ứng với các yêu cầu làm việc của các kết cấu quan trọng như vỏ tàu, bồn bể, nổi hơi, thiết bị áp lực… - Hàn có tính linh động và năng suất cao so với các công nghệ khác, dễ cơ khí hoá, tự động hoá quá trình sản xuất. - Mức độ đầu tư cho sản xuất hàn không cao. Tuy vậy, do trong quá ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: