Danh mục

Giáo trình hệ điều hành Linux

Số trang: 390      Loại file: doc      Dung lượng: 3.81 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (390 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Có lẽ bạn đọc đã từng nghe đến tên hệ điều hành nguồn mở Linux thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Vào tháng 3-2004 tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ cùng CICC (Trung tâm Hợp tác Quốc tế về Tin học hoá, Nhật Bản) tổ chức Diễn đàn Châu Á lần thứ 3 về phần mềm nguồn mở (OSS).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình hệ điều hành Linux Tổ Chuyên môn Ban Điều hành Đề án 112 Mở đầu : Giới thiệu tài liệu Có lẽ bạn đọc đã từng nghe đến tên hệ điều hành nguồn mở Linux thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Vào tháng 3-2004 tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ cùng CICC (Trung tâm Hợp tác Quốc tế về Tin học hoá, Nhật Bản) tổ chức Diễn đàn Châu Á lần thứ 3 về phần mềm nguồn mở (OSS). Năm 2000 và 2002 hội nghị toàn quốc về Linux cũng đã họp tại Hà Nội. Năm 2003, một số quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã quyết định đưa việc bản địa hoá Linux vào kế hoạch phát triển công nghệ phần mềm của mình. Còn ở Việt Nam cũng đã có khoảng hai dự án với ý định như thế. Chưa tròn 10 tuổi, Linux đã mở rộng ra ngoài phạm vi nghiên cứu đại học để phục vụ cho mục đích thương mại và hành chính, hoặc dùng làm hệ điều hành cho các mạng máy tính. Quả thật Linux đã tiến triển và hoàn thiện liên tục với những phiên bản mới, thậm chí năm 2003 các dòng Linux ManDrake và RedHat v.v. đều đã có đến bản 9.0. Mặt khác Linux càng ngày càng có thêm nhiều người sử dụng và vì vậy mà tài liệu trong tay bạn đã ra đời. Tài liệu này dành cho ai? Ngoài chương 1 dành cho các nhà quản lý dự án công nghệ thông tin (CNTT), bất cứ ai quan tâm sâu hơn đến Linux đều có thể sử dụng tài liệu này để tìm hiểu việc cài đặt, thiết lập cấu hình và sử dụng nó, đặc biệt trong môi trường mạng. Các chương trong tài liệu này chủ yếu sẽ hướng dẫn cách cài đặt và sử dụng dòng sản phẩm RedHat vì có lẽ đó là dòng Linux phổ biến nhất và cũng dễ cài đặt nhất từ trước đến nay. Riêng chương 4 dành cho dòng sản phẩm Caldera. Ngoài ra, tài liệu còn cung cấp những hiểu biết khác, thí dụ cập nhật và nâng cấp các phần mềm tương hợp với Linux, hoặc in ấn, hỗ trợ an ninh và quản trị hệ thống một cách thuận tiện. Đối với những ai đã biết hệ điều hành UNIX thì việc nắm bắt Linux sẽ rất đơn giản. Ngược lại, mặc dù Linux không phải là UNIX nhưng nhiều thao tác và tiến trình cần thiết để chạy Linux cũng giống như trong UNIX. Do đó khi biết sử dụng Linux thì bạn cũng có thể nắm được các hệ điều hành kiểu UNIX. Tài liệu này cũng phù hợp cho những người muốn biết thêm về Linux và UNIX mà chưa có dịp sử dụng hai hệ điều hành ấy. Thậm chí, tài liệu sẽ có ích với những người tuy biết cách cài đặt Linux và sử dụng UNIX, nhưng chưa có dịp thực hiện các công việc quản trị hệ thống bao giờ. Tài liệu sẽ giải thích chi tiết về cách quản trị và duy trì hệ thống Linux/UNIX. Một người sử dụng UNIX bình thường khó có quyền làm quản trị hệ thống, song với Linux thì có thể trở thành chủ nhân của toàn bộ hệ thống. Linux dẫn xuất từ UNIX nên cũng là một hệ điều hành đa người dùng và đa nhiệm (phục vụ nhiều người và thực hiện nhiều việc cùng lúc). Nó có thể chạy trên nhiều Sử dụng Linux i Tổ Chuyên môn Ban Điều hành Đề án 112 bộ vi xử lý (đặc biệt trên họ Intel từ đời 386 trở lại đây) và tương thích với chuẩn mở POSIX. POSIX là một tiêu chuẩn quốc tế cho các hệ điều hành và phần mềm khả chuyển với những thành phần có thể sử dụng chung, đảm bảo tính mở của chúng. Những phần cứng tương thích Phần lớn Linux được soạn thảo qua Internet bởi những đồng đội của Torvald, do đó những phần cứng của họ là tương thích nhất với hệ điều hành này. May sao, nhiều hãng sản xuất phần cứng đã coi Linux như một thị trường có tương lai, họ cung cấp các thông tin chi tiết về sản phẩm của mình để tạo điều kiện cho các nhà phát triển phần mềm viết trình điều khiển (driver) giúp cho phần cứng này chạy được trên Linux. Thậm chí có các công ty đặt hàng cho những nhà phát triển viết các driver tương thích Linux, sau đó phổ biến cho mọi người biết và cùng hưởng quyền lợi theo giấy phép GPL, trong khi một số công ty khác còn giấu thông tin vì lý do bản quyền và cạnh tranh. Có thể tham khảo trên Internet các trang Web về Linux Hardware Compatibility để biết chính xác những phần cứng nào tương thích với Linux. Các máy tính Unix thường là chuyên dụng và chỉ làm việc được với rất ít phần cứng do chính các hãng sản xuất quy định (Sun, IBM, HP, Intergraph v.v.). Trong trường hợp phổ biến nhất, ta có thể chạy Linux một cách dễ dàng trên rất nhiều máy tính tương hợp IBM-PC mà không cần dùng đến hệ điều hành DOS hoặc Windows; hơn nữa, Linux còn thay thế được hai chương trình ấy. Nên phân vùng lại đĩa cứng để có chỗ cài đặt một bản Linux riêng, mặc dù cũng có phiên bản chạy ngay trên DOS hoặc Windows. Linux là một chương trình luôn tiến triển, cho nên khi cập nhật phiên bản mới bạn phải biết rằng mình có thể đánh mất những dữ liệu đang có trong máy. Đừng cài đặt Linux nếu chưa sao lưu dữ liệu. Quy ước cách đọc tài liệu Linux và UNIX phân biệt chữ hoa và chữ thường. Khi tài liệu này yêu cầu bạn nhập (gõ) các chữ tại dòng lệnh từ sau dấu nhắc shell thì bạn phải nhập chính xác những gì được ghi trong tài liệu, tức là chữ hoa nhập khác chữ thường. Kiểu chữ Courier thường được sử dụng cho câu lệnh để phân biệt với câu mô tả. Còn trong câu mô tả nếu có chỗ nào cần nhấn mạnh thì chỗ ấy sẽ được in đậm. Đôi khi tài liệu yêu cầu bạn phải bấm vài phím. Thí dụ các phím được thực hiện bằng cách bấm và giữ phím , rồi bấm phím , sau đó nhả cả hai phím ra. Ghi chú: Nhằm tránh tình trạng nhầm lẫn chữ in hoa hoặc in thường ở môi trường Linux và UNIX, tài liệu này sử dụng chữ in thường đối với phím cần phải bấm. Thí dụ, trong tài liệu sẽ in là thay vì (nếu in theo cách thứ hai, bạn đọc sẽ phân vân không hiểu liệu mình có nên bấm nút rồi sau đó phải bấm cả và để có chữ C in hoa hay không. Các thí dụ cũng thường được in bằng kiểu chữ Courier. Thí dụ dưới đây sẽ minh hoạ phản ứng (hồi đáp) của Linux trên màn hình hiển thị sau khi bạn nhập vào một Sử dụng Linux ii Tổ Chuyên môn Ban Điều hành Đề án 1 ...

Tài liệu được xem nhiều: