Giáo trình Hệ điều hành mã nguồn mở (Nghề: Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ Nghề Kỹ thuật Công nghệ
Số trang: 52
Loại file: pdf
Dung lượng: 410.50 KB
Lượt xem: 20
Lượt tải: 0
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
(NB) Nội dung giáo trình này phù hợp cho những người muốn biết thêm về Linux và UNIX mà chưa có dịp sử dụng hai hệ điều hành ấy. Thậm chí, giáo trình sẽ có ích với những người tuy biết cách cài đặtLinux và sử dụng UNIX, nhưng chưa có dịp thực hiện các công việc quản trị hệ thống bao giờ. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 2 giáo trình.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Hệ điều hành mã nguồn mở (Nghề: Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ Nghề Kỹ thuật Công nghệ BÀI 6: QUẢN TRỊ HỆ THỐNG LINUX Mã bài: MĐSCMT 26.06 Giới thiệu Bài này sẽ bàn về một số công việc và vấn đề chủ chốt của một quản trị viên hệ thống trong môi trường multiuser của Linux. Nếu đọc giáo trình này để tìm hiểu và cài đặt Linux, thì tức khắc gần như chúng ta đã trở thành quản trị viên hệ thống. Nhiều mục trong chương này sẽ thiên về quản trị hệ thống cho các mạng cơ quan. Tuy nhiên, cho dù chỉ là user duy nhất dùng Linux trên máy gia đình, chúng ta cũng nên làm quen với việc quản trị mạng lớn để mở rộng nhận thức về những vấn đề tổng quát hơn. Những chủ đề chính sẽ được đề cập trong bài này bao gồm: - Tầm quan trọng của quản trị hệ thống - Khái niệm multiuser - Các hệ thống xử lý tập trung - Các hệ thống xử lý phân tán - Mô hình khách/chủ - Quản trị trong môi trường mạng - Xác định vai trò quản trị viên mạng. Mục tiêu - Mở rộng nhận thức tổng quát hơn những công việc của một quản trị viên hệ thống. - Nắm được các kiến thức cơ bản về các hệ thống xử lý, mô hình clien/sever, xác định vai trò của một quản trị viên mạng. - Thiết lập được hệ thống mạng, thao tác các thiết bị ngoại vi và giám sát hệ thống cũng như nâng cấp phần mềm ở mức độ cơ bản nhất. Nội dung chính 1. Các hệ thống và các thành phần xử lý Mục tiêu : - Trình bày được các thành phần của hệ thống xử lý tập trung - Trình bày được các thành phần của hệ thống xử lý phân tán 1.1. Các hệ thống xử lý tập trung Trên đà phát triển của công nghệ thông tin, trong những thập niên 1950 và 1960, các hệ điều hành multiuser đã ra đời, cho phép nhiều user chia sẻ tài nguyên từ các terminal riêng lẻ. Sử dụng batch-processing sequence (trình tự xử lý theo lô), hai user có thể thực thi hai chương trình khác nhau trong khi vẫn dùng chung một bộ xử lý trung tâm, một thiết bị lưu trữ và một thiết bị kết xuất. Với sự phổ biến của mạng điện thoại chuyển mạch (PSTN), máy tính bắt đầu sử dụng được nhiều tài nguyên tin học ở xa mà không phụ thuộc khoảng cách địa lý. Trong mô hình này, từng bộ xử lý sẽ sử dụng tài nguyên xử lý liên lạc để kết nối với các terminal ở xa. Từ đó đã phát triển ra mô hình front-end processing (xử lý mặt trước) về mặt liên lạc và mô hình xử lý tập trung về mặt dữ liệu. Trước khi các máy tính được giảm giá mạnh mẽ và trở nên phổ biến khắp nơi thì hầu hết các hệ UNIX đều dùng mô hình xử lý tập trung. Với cách xử lý này, một máy tính lớn (mainframe) có thể phụ trách mọi xử lý. Các user chỉ việc kết nối tới đó và dùng chung tài nguyên của máy lớn. Hiện nay mô hình này càng ngày càng ít được dùng, mặc dù nó vẫn thích hợp cho những trường hợp các user ở cách nhau quá xa. Thí dụ cơ quan của chúng ta có một trung tâm xử lý chính và tất cả các chi nhánh từ xa đều 59 có thể truy cập trung tâm này. Trên bàn của mỗi user là một terminal, bao gồm bàn phím và màn hình được kết nối với máy lớn và dùng chung những tài nguyên như máy in, bộ lưu trữ, vv... Mô hình xử lý tập trung thường gồm nhiều thành phần như server, bộ xử lý mặt trước (front processor), terminal, modem và những bộ ghép nối nhiều cổng. Khi một user cần truy vấn từ xa, yêu cầu này được gửi về trung tâm và máy tính tại đây sẽ xử lý, sau đó trung tâm sẽ gửi kết quả về nơi yêu cầu. Mọi dữ liệu đều được xử lý và lưu trữ bởi máy lớn. 1.2. Các thành phần của mô hình xử lý tập trung Muốn làm việc theo mô hình xử lý tập trung, chúng ta phải có một số thành phần như server, bộ xử lý mặt trước, terminal, modem và những bộ ghép nối nhiều cổng. Có thể định nghĩa server như là một máy tính được thiết lập cấu hình nhằm chia sẻ tài nguyên với những máy khác. Thí dụ chúng ta có thể dùng một máy tính tương thích họ IBM PC làm server với điều kiện máy phải có đủ chỗ trên ổ cứng và đủ RAM. Bộ xử lý mặt trước kết nối các kênh liên lạc với server và giữ vai trò thao tác các chi tiết liên lạc để server rảnh rang mà xử lý dữ liệu. Terminal gồm có hai loại phổ biến, đó là terminal thường (dumb) và terminal thông minh (smart). Trước nay UNIX được sử dụng với terminal thường, vốn chỉ có bàn phím và màn hình mà thôi. Điểm nổi bật đối với terminal thường là chúng không có khả năng xử lý. Cổng liên lạc ở terminal thường được nối trực tiếp hoặc gián tiếp với server. Khi gõ bàn phím ở terminal thường, mỗi ký tự gõ vào đều được chuyển về server xử lý. Trong khi đó terminal thông minh có thể xử lý tại chỗ vài công việc đơn giản. Chẳng hạn như máy thu tiền hoặc máy rút tiền tự động là những terminal thông minh. Terminal thông minh lưu trữ yêu cầu giao dịch, sau đó mới chuyển toàn bộ yêu cầu này, thay vì chuyển từng ký tự mỗi lần gõ phím như terminal thường. Muốn kết nối terminal với server qua mạng điện thoại, chúng ta cần hai modem. Modem thứ nhất ở đầu này chuyển đổi tín hiệu số của terminal (hoặc của máy tính) thành tín hiệu tương tự (analog) phù hợp cho đường điện thoại, modem thứ hai kết nối đường điện thoại ở đầu kia với server. Muốn làm việc từ xa, qua terminal chúng ta quay số điện thoại ở đầu kia và liên lạc được với server khi modem ở đầu kia nhận lời. Muốn tăng số lượng các cổng cho user kết nối vào, chúng ta cần cài đặt một bộ ghép nối đa cổng. Thông thường một máy PC chỉ có hai cổng nối tiếp COM1 và COM2. Nếu muốn PC của mình trở thành server cho hơn hai user, chúng ta phải dùng bộ ghép nối đa cổng. Đó là một bìa để lắp đặt vào bus trong PC, đi cùng một cái hộp có tám ổ nối hoặc nhiều hơn và với một bó cáp nối bìa với hộp. Bộ ghép nối đa cổng còn đi kèm một phần mềm để giúp PC điều khiển các cổng nối tiếp đó. 1.3. Các hệ thống xử lý phân tán Ở mô hình xử lý phân tán, terminal được thay thế bằng trạm làm việc (workstation), vốn là một máy vi tính chạy DOS hoặc Li ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Hệ điều hành mã nguồn mở (Nghề: Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ Nghề Kỹ thuật Công nghệ BÀI 6: QUẢN TRỊ HỆ THỐNG LINUX Mã bài: MĐSCMT 26.06 Giới thiệu Bài này sẽ bàn về một số công việc và vấn đề chủ chốt của một quản trị viên hệ thống trong môi trường multiuser của Linux. Nếu đọc giáo trình này để tìm hiểu và cài đặt Linux, thì tức khắc gần như chúng ta đã trở thành quản trị viên hệ thống. Nhiều mục trong chương này sẽ thiên về quản trị hệ thống cho các mạng cơ quan. Tuy nhiên, cho dù chỉ là user duy nhất dùng Linux trên máy gia đình, chúng ta cũng nên làm quen với việc quản trị mạng lớn để mở rộng nhận thức về những vấn đề tổng quát hơn. Những chủ đề chính sẽ được đề cập trong bài này bao gồm: - Tầm quan trọng của quản trị hệ thống - Khái niệm multiuser - Các hệ thống xử lý tập trung - Các hệ thống xử lý phân tán - Mô hình khách/chủ - Quản trị trong môi trường mạng - Xác định vai trò quản trị viên mạng. Mục tiêu - Mở rộng nhận thức tổng quát hơn những công việc của một quản trị viên hệ thống. - Nắm được các kiến thức cơ bản về các hệ thống xử lý, mô hình clien/sever, xác định vai trò của một quản trị viên mạng. - Thiết lập được hệ thống mạng, thao tác các thiết bị ngoại vi và giám sát hệ thống cũng như nâng cấp phần mềm ở mức độ cơ bản nhất. Nội dung chính 1. Các hệ thống và các thành phần xử lý Mục tiêu : - Trình bày được các thành phần của hệ thống xử lý tập trung - Trình bày được các thành phần của hệ thống xử lý phân tán 1.1. Các hệ thống xử lý tập trung Trên đà phát triển của công nghệ thông tin, trong những thập niên 1950 và 1960, các hệ điều hành multiuser đã ra đời, cho phép nhiều user chia sẻ tài nguyên từ các terminal riêng lẻ. Sử dụng batch-processing sequence (trình tự xử lý theo lô), hai user có thể thực thi hai chương trình khác nhau trong khi vẫn dùng chung một bộ xử lý trung tâm, một thiết bị lưu trữ và một thiết bị kết xuất. Với sự phổ biến của mạng điện thoại chuyển mạch (PSTN), máy tính bắt đầu sử dụng được nhiều tài nguyên tin học ở xa mà không phụ thuộc khoảng cách địa lý. Trong mô hình này, từng bộ xử lý sẽ sử dụng tài nguyên xử lý liên lạc để kết nối với các terminal ở xa. Từ đó đã phát triển ra mô hình front-end processing (xử lý mặt trước) về mặt liên lạc và mô hình xử lý tập trung về mặt dữ liệu. Trước khi các máy tính được giảm giá mạnh mẽ và trở nên phổ biến khắp nơi thì hầu hết các hệ UNIX đều dùng mô hình xử lý tập trung. Với cách xử lý này, một máy tính lớn (mainframe) có thể phụ trách mọi xử lý. Các user chỉ việc kết nối tới đó và dùng chung tài nguyên của máy lớn. Hiện nay mô hình này càng ngày càng ít được dùng, mặc dù nó vẫn thích hợp cho những trường hợp các user ở cách nhau quá xa. Thí dụ cơ quan của chúng ta có một trung tâm xử lý chính và tất cả các chi nhánh từ xa đều 59 có thể truy cập trung tâm này. Trên bàn của mỗi user là một terminal, bao gồm bàn phím và màn hình được kết nối với máy lớn và dùng chung những tài nguyên như máy in, bộ lưu trữ, vv... Mô hình xử lý tập trung thường gồm nhiều thành phần như server, bộ xử lý mặt trước (front processor), terminal, modem và những bộ ghép nối nhiều cổng. Khi một user cần truy vấn từ xa, yêu cầu này được gửi về trung tâm và máy tính tại đây sẽ xử lý, sau đó trung tâm sẽ gửi kết quả về nơi yêu cầu. Mọi dữ liệu đều được xử lý và lưu trữ bởi máy lớn. 1.2. Các thành phần của mô hình xử lý tập trung Muốn làm việc theo mô hình xử lý tập trung, chúng ta phải có một số thành phần như server, bộ xử lý mặt trước, terminal, modem và những bộ ghép nối nhiều cổng. Có thể định nghĩa server như là một máy tính được thiết lập cấu hình nhằm chia sẻ tài nguyên với những máy khác. Thí dụ chúng ta có thể dùng một máy tính tương thích họ IBM PC làm server với điều kiện máy phải có đủ chỗ trên ổ cứng và đủ RAM. Bộ xử lý mặt trước kết nối các kênh liên lạc với server và giữ vai trò thao tác các chi tiết liên lạc để server rảnh rang mà xử lý dữ liệu. Terminal gồm có hai loại phổ biến, đó là terminal thường (dumb) và terminal thông minh (smart). Trước nay UNIX được sử dụng với terminal thường, vốn chỉ có bàn phím và màn hình mà thôi. Điểm nổi bật đối với terminal thường là chúng không có khả năng xử lý. Cổng liên lạc ở terminal thường được nối trực tiếp hoặc gián tiếp với server. Khi gõ bàn phím ở terminal thường, mỗi ký tự gõ vào đều được chuyển về server xử lý. Trong khi đó terminal thông minh có thể xử lý tại chỗ vài công việc đơn giản. Chẳng hạn như máy thu tiền hoặc máy rút tiền tự động là những terminal thông minh. Terminal thông minh lưu trữ yêu cầu giao dịch, sau đó mới chuyển toàn bộ yêu cầu này, thay vì chuyển từng ký tự mỗi lần gõ phím như terminal thường. Muốn kết nối terminal với server qua mạng điện thoại, chúng ta cần hai modem. Modem thứ nhất ở đầu này chuyển đổi tín hiệu số của terminal (hoặc của máy tính) thành tín hiệu tương tự (analog) phù hợp cho đường điện thoại, modem thứ hai kết nối đường điện thoại ở đầu kia với server. Muốn làm việc từ xa, qua terminal chúng ta quay số điện thoại ở đầu kia và liên lạc được với server khi modem ở đầu kia nhận lời. Muốn tăng số lượng các cổng cho user kết nối vào, chúng ta cần cài đặt một bộ ghép nối đa cổng. Thông thường một máy PC chỉ có hai cổng nối tiếp COM1 và COM2. Nếu muốn PC của mình trở thành server cho hơn hai user, chúng ta phải dùng bộ ghép nối đa cổng. Đó là một bìa để lắp đặt vào bus trong PC, đi cùng một cái hộp có tám ổ nối hoặc nhiều hơn và với một bó cáp nối bìa với hộp. Bộ ghép nối đa cổng còn đi kèm một phần mềm để giúp PC điều khiển các cổng nối tiếp đó. 1.3. Các hệ thống xử lý phân tán Ở mô hình xử lý phân tán, terminal được thay thế bằng trạm làm việc (workstation), vốn là một máy vi tính chạy DOS hoặc Li ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỹ thuật sửa chữa máy tính Kỹ thuật lắp ráp máy tính Hệ điều hành mã nguồn mở Giáo trình Hệ điều hành mã nguồn mở Quản lý người sử dụng Quản trị hệ thống linuxGợi ý tài liệu liên quan:
-
149 trang 328 4 0
-
Xây dựng công cụ nhận dạng khuôn mặt theo thời gian thực hiện trên nền hệ điều hành mã nguồn mỡ
7 trang 212 0 0 -
105 trang 205 0 0
-
102 trang 196 0 0
-
58 trang 176 0 0
-
212 trang 171 4 0
-
Đề thi & đáp án lý thuyết Kỹ thuật sửa chữa máy tính năm 2012 (Mã đề LT11)
5 trang 163 0 0 -
129 trang 157 0 0
-
89 trang 155 0 0
-
84 trang 134 1 0