Danh mục

Giáo trình Hệ thống canh tác (Nghề: Bảo vệ thực vật - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp

Số trang: 71      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.21 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải tài liệu: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (71 trang) 0
Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Hệ thống canh tác với mục tiêu giúp các bạn có thể hiểu được Hệ thống canh tác là gì, các hoạt động của Hệ thống canh tác; biết được phương pháp tiếp xúc với nông dân như thế nào để nông dân có cảm tình và đạt hiệu quả cao trong công việc; biết các nguyên tắc thuyết phục nông dân hành động và biết cách tổ chức những buổi tập huấn, hội họp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 2 giáo trình.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Hệ thống canh tác (Nghề: Bảo vệ thực vật - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp Chƣơng 5 MÔ TẢ ĐIỂM NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG CANH TÁC MỤC TIÊU  Hiểu được ý nghĩa và các yêu cầu của mô tả điểm nghiên cứu  Hiểu được quy trình và các phương pháp mô tả thông dụng. NỘI DUNG Mô tả điểm nghiên cứu HTCT là một tiến trình công phu nhằm hiểu rõ những đặc điểm (thuận lợi và khó khăn) về tự nhiên, sinh học, và kinh tế xã hội, hiện tại và triển vọng cũng như rủi ro trong phát triển của khu vực nghiên cứu. Việc mô tả điểm rất quan trọng và sẽ lặp đi lặp lại từ bắt đầu chọn điểm đến thiết kế kỹ thuật. 5.1. Ý nghĩa và yêu cầu của việc mô tả điểm nghiên cứu 5.1.1. Ý nghĩa của việc mô tả điểm nghiên cứu Mô tả điểm nghiên cứu là một trong những tiến trình quan trọng nhất của HTCT, nó giúp cho nhóm nghiên cứu thu thập được những thông tin cần thiết cho những mục tiêu khác nhau, làm cơ sở cho xác định HTCT phù hợp cho vùng, cải tiến và hiệu chỉnh những thành phần trở ngại để tăng hiệu quả của HTCT đang áp dụng. Mục đích của khảo sát đặc điểm vùng nghiên cứu là:  Cung cấp những thông số, các dữ kiện về hiện trạng tự nhiên, kinh tế và xã hội của vùng nghiên cứu.  Tìm hiểu và phát hiện được những kỹ thuật tiên tiến của một vài nông dân có thể áp dụng có lợi cho những nông dân khác.  Cung cấp được thông tin để hoạch định các thí nghiệm trên đồng ruộng. 5.1.2. Yêu cầu của việc mô tả điểm nghiên cứu Mô tả điểm để tập trung xác định những vấn đề khó khăn, các thí nghiệm ngoài đồng với các giải pháp được đưa ra sao cho phù hợp các dạng nông hộ trong một thời gian ngắn và tương đối ít tốn chi phí. Những thí nghiệm thành phần kỹ thuật thường được bắt đầu ít tháng sau khi chọn điểm nghiên cứu. Do vậy, việc mô tả điểm nghiên cứu phải được tiến hành nhanh 48 chóng và kết quả mô tả sơ khởi phải sẵn sàng trong vài tuần sau khi bắt đầu công việc mô tả. Sau đó công việc mô tả điểm tiếp tục được thực hiện để khẳng định lại kết quả từ mô tả sơ khởi, xác định các khó khăn trở ngại, và hiểu rõ thêm về hoàn cảnh, tình trạng hiện tại của nông dân. Mô tả điểm cũng được thực hiện để tìm ra được những kỹ thuật canh tác tiên tiến của những nông dân hàng đầu. Những nghiên cứu như vậy có thể được thực hiện trong năm đầu hay thứ hai của giai đoạn thử nghiệm trong tiến trình nghiên cứu HTCT. Mô tả điểm cũng được thực hiện cho việc khuyến nông và phổ triển: tìm ra những tương đồng về điều kiện ngoại cảnh giữa điểm nghiên cứu và những khu vực khác trong vùng mục tiêu (chiến lược), nhằm có thể đưa những thành phần kỹ thuật có triển vọng sang những khu vực chung quanh. Mô tả điểm nghiên cứu cho khuyến nông và phổ triển phải được kết thúc trước khi thực hiện giai đoạn sản xuất thử. 5.2. Tiến trình mô tả điểm nghiên cứu Việc mô tả điểm nghiên cứu được thực hiện trong suốt tiến trình nghiên cứu HTCT; trong đó những dữ liệu thu thập càng về sau càng cung cấp thông tin đầy đủ về những đặc điểm của điểm nghiên cứu. Có thể phân biệt hai tiến trình mô tả điểm:  Mô tả sơ khởi điểm nghiên cứu: áp dụng phương pháp mô tả nhanh, đánh giá nhanh nông thôn (RRA = Rapid Rural Appraisal), để có được cái nhìn tổng quát vể điểm nghiên cứu.  Mô tả đầy đủ điểm nghiên cứu: kết hợp các dữ liệu từ mô tả sơ khởi và các khảo sát, điều tra, nghiên cứu sâu tại điểm trong giai đoạn sau, để có hình ảnh đầy đủ, chính xác hơn đáp ứng yêu cầu cao hơn trong nghiên cứu. 5.2.1. Mô tả sơ khởi điểm nghiên cứu HTCT Mô tả sơ khởi điểm nghiên cứu HTCT nhằm các mục tiêu:  Nhìn tổng quát điểm nghiên cứu trong vùng mục tiêu với các thông tin về đất-nước (tổng diện tích, diện tích canh tác, diện tích đất ướt, đất khô, diện tích có tưới, nguồn nước tưới, địa hình, loại đất, sa cấu, những mô hình canh tác chủ yếu 49 trên từng loại đất đai), khí hậu nông nghiệp (lượng mưa, phân bố mưa, nhiệt độ, các hiện tượng thời tiết khác), cơ sở vật chất hạ tầng (vị trí điểm, đường sá và giao thông, những khu vực chợ búa gần nhất, ngân hàng, trường học, ...), xã hội (dân số, số nông hộ, số hộ phi nông nghiệp, phân bố cỡ nông trại, các hình thức sở hữu đất đai), những phương tiện phục vụ như điện, máy bơm nước, máy kéo, máy suốt lúa, v.v., những thay đổi tại điểm có liên quan, và những thông tin khác. Tóm tắt và phân tích chúng dựa trên các khuyến cáo của các chuyên gia.  Phân chia điểm thành những vùng có điều kiện sinh thái nông nghiệp hoặc những kiểu nông trại tƣơng tự. Những khác biệt chủ yếu giữa các nông dân có thể ảnh hưởng đến việc áp dụng thích hợp các kỹ thuật mới cũng cần được kể đến như cỡ nông trại, chế độ sở hữu ruộng đất, nguồn lao động và sức kéo, thu nhập từ hoạt động nông nghiệp và ngoài phạm vi nông trại, v.v..  Chẩn đoán và xác định những khó khăn của nông dân trong sản xuất. Vấn đề khó khăn còn tồn tại là khi còn có sự cách biệt giữa cái mà nông dân đạt được dựa trên mục tiêu của họ với những tài nguyên và kỹ thuật hiện tại so với cái mà họ có thể đạt được với kỹ thuật mới, cải tiến, hữu dụng và thích hợp. Những khó khăn hạn chế thường thấy là: năng suất thấp hay bấp bênh và không bền vững (tác động bởi yếu tố tự nhiên và sinh học), chưa khai thác hết tài nguyên (vốn, đất đai, lao động, sức kéo, nước, các đầu tư về vật tư), hiệu quả kinh tế thấp và không ổn định, giá thành sản xuất cao.  Đánh giá tƣơng đối mức độ các khó khăn. Các mức độ (tầm quan trọng) của khó khăn, trở ngại được đánh giá về ba phương diện: (i) Mức độ nghiêm trọng (severity): dựa trên phần trăm giảm sút về năng suất, sản lượng hoặc lợi nhuận. (ii) Tần suất xảy ra (frequency): số lần xảy ra trong một đơn vị thời gian hoặc thời gian để xảy ra một lần. (iii) Mức độ phổ biến (prevalence): ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: