Danh mục

Giáo trình hình thành công đoạn ứng dụng định vị công trình dẫn tim cốt trong lắp đặt ván khuôn p1

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 619.05 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo tài liệu 'giáo trình hình thành công đoạn ứng dụng định vị công trình dẫn tim cốt trong lắp đặt ván khuôn p1', kỹ thuật - công nghệ, điện - điện tử phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình hình thành công đoạn ứng dụng định vị công trình dẫn tim cốt trong lắp đặt ván khuôn p1 BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG Giáo trình hình thành công đoạn ứng dụng định vị công trình dẫn tim cốt trong lắp đặt ván CÔNG TRÌNH: A khuôn 1 I- BỐ TRÍ TỔNG MẶT BẰNG THI CÔNG. 1. Tiếp nhận mặt bằng thi công: Ngay sau khi nhận được thông báo trúng thầu của chủ đầu tư, nhà thầu sẽ cử đại diện đến công trình và nhận bàn giao mặt bằng hiện trạng, hệ thông tim trục định vị, cao độ chuẩn và ranh giới công trường. biên bản bàn giao mặt bằng được lập theo qui định hiện hành. Trên cơ sở các tim trục, cao độ chuẩn đã được bàn giao, nhà thầu sẽ kiểm tra đối chiếu với hồ sơ thiết kế, nếu có vấn đề gì không hợp lý, nhà thầu sẽ thông báo với chủ đầu tư để có biện pháp giải quyết kịp thời. Sau đó, nhà thầu sẽ xây dựng hệ thống mốc dẫn phục vụ thi công trên toàn công trường và có biện pháp bảo vệ tim cọc mốc và cao độ chuẩn trong suốt quá trình thi công. Nhà thầu sẽ làm hàng rào tạm vây quanh công trường, xây dựng các hạng mục phụ trợ, lắp đặt các loại đèn báo hiệu, chiếu sáng phục vụ an toàn giao thông và an toàn lao động. Trước khi vào thi công nhà thầu trình báo với chính quyền địa phương, chủ đầu tư về thời gian thi công công trình và phối hợp về công tác giữ gìn an ninh trật tự, giữ gìn vệ sinh chung trong khu vực. 2. Các hạng mục phụ trợ phục vụ thi công: a. Hàng rào, khu lán trại phục vụ thi công. Nhà thầu dự kiến lắp dưng 1 hàng rào bảo vệ cao 2m được làm bằng lưới B40 được quây kín tôn để khỏi ảnh hưởng đến sự hoạt động xung quanh trong phạm vi lân cận. Bố trí 01 cổng ra vào ở mặt trước, tại cổng ra vào này luôn có bảo vệ trực cả ngày lẫn đêm để theo dõi xuất nhập vật tư và quản lý người ra vào công trường. b. Nhà bảo vệ: Bố trí ngay cổng ra vào công trình, nhà bảo vệ có chức năng kiểm tra, kiểm soát người, vật liệu, phương tiện ra vào công trình và chốt bảo vệ ở cuối bãi gần nhà dân để tăng cường an ninh về đêm. c. Nhà ban chỉ huy công trình: Nơi công tác, trao đổivề kỹ thuật nghiệp vụ, quản lý tất cả các bộ phận khác của công trình. nhà được bố trí gần nhà bảo vệ, gần nơi ra vào công trình tiện cho việc liên hệ và khả năng bao quát công trình. d. Kho dụng cụ Để chứa vật tư nhỏ, máy móc dụng cụ cầm và được đặt ngay sát văn phòng công trường. e. Kho ximăng và kho thép: Kho xi măng phải đảm bảo khô ráo, không dột nhưng phải đảm bảo độ thoáng mát. Kho thép và kho xi măng phải được kê cao cách mặt đất tối thiểu là 0,3m. Đối với thép cây để ở ngoài kê cao cách mặt đất là 0.4m có bạt che nắng che mưa. Kho này có khả năng chứa và dự trữ ximăng đủ phục vụ cho các công tác thi công trên hiện trường. Bãi gia công thép ở cạnh nhà kho có mặt bằng tương đối phẳng thuận tiện cho việc gia công. Bãi tập kết cột chống cốp pha định hình, giàn giáo được tập kết phía sau của công trình. f. Bãi tập kết vật liệu rời: Mặt bằng thi công thuận lợi nhưng việc bố trí bãi tập kết vật liệu rời phải khoa học hợp lý theo đúng tiến độ: gồm cát vàng, cát đen, đá 1x2, tập kết gọn ở phía trước công trình (riêng đống cát vàng, đống đá, đống cát đen ở bên dưới rải lót tôn 1.5 li để tránh lẫn đất và các tạp chất. bãi tập kết gạch được bố trí phía đầu hồi trục 1 dùng đến đâu tập kết đến đó. Trên công trường bố trí 4 đèn pha bảo vệ vệ halôgien ở hai góc chéo của công trình có vật che nắng, che mưa. g. Khu vực tập kết xe máy, thiết bị thi công: Khu vực này được bố trí đối diện với văn phòng công trường, đồng thời phải ở vị trí dễ nhìn từ phía nhà bảo vệ để thuận lợi trong việc điều động và quản lý xe máy, thiết bị trong quá trình thi công. h.Nhà vệ sinh công cộng: Nhà vệ sinh tạm của công trường đặt ở góc công trường và cuối hướng gió chính. Nhà vệ sinh này luôn được vệ sinh, cọ rửa sạch sẽ để đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường chung trong công trình. Nước thoát được đi qua bể phốt bán tự ngoại để xử lý trước khi thải ra ống thoát chung của khu vực. 3. Điện phục vụ thi công và sinh hoạt: Nguồn điện sẽ được lấy từ điện lưới quốc gia do chủ đầu tư cấp nguồn, để đề phòng khi công trình đang thi công sử dụng điện bị mất điện ta cần bố trí thêm máy phát nhỏ. 4. Nước phục vụ thi công và sinh hoạt: Sử dụng mạng lưới nước chung của khu vực. Có các bồn chứa nước để phục vụ thi công và tích nước phòng khi nước từ mạng lưới khu vực không thể cung cấp được. Ngoài ra nhà thầu sẽ khoan 1 giếng để dự phòng nguồn nước thi công; sẽ được kiểm định mẫu cho phù hợp tiêu chuẩn thi công. 5. Thoát nước thi công: Sau khi tiếp nhận mặt bằng, nhà thầu sẽ tiến hành xây dựng hệ thống ống cống, mương rãnh thoát nước thích hợp để tránh tình trạng đọng nước trên mặt bằng gây ảnh hưởng đến thi công và giao thông đi lại. Đối việc thoát nước hố móng, nhà thầu sẽ làm hệ thống rãnh thu nước về các giếng thu rồi dùng bơm nước thoát lên bờ và chảy vào hệ thống thoát nước mặt ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: