Danh mục

Giáo trình hình thành quy trình phân tích nguyên lý của quá trình sấy trong bộ điều chỉnh p10

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 214.99 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

- Từ ngăn nhớ 00h đến 1Fh, tổng cộng 32 byte, được dành làm các băng thanh ghi và ngăn xếp. - Từ ngăn nhớ 20h đến 2Fh, tổng cộng có 16 byte, được làm bộ nhớ đọc/ghi định địa chỉ được theo bit. - Từ ngăn nhớ 30h đến 7Fh, tổng cộng 80 byte được dùng để lưu thông tin khi đọc và khi ghi. * Các thanh ghi chức năng đặc biệt Là các thanh ghi đảm nhận các chức năng khác nhau trong bộ vi điều khiển, chúng nằm bên trong vi xử lí chiếm vùng không gian nhớ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình hình thành quy trình phân tích nguyên lý của quá trình sấy trong bộ điều chỉnh p10 - Từ ngăn nhớ 00h đến 1Fh, tổng cộng 32 byte, được dành làm các băng thanh ghi và ngăn xếp. - Từ ngăn nhớ 20h đến 2Fh, tổng cộng có 16 byte, được làm bộ nhớ đọc/ghi định địa chỉ được theo bit. - Từ ngăn nhớ 30h đến 7Fh, tổng cộng 80 byte được dùng để lưu thông tin khi đọc và khi ghi. * Các thanh ghi chức năng đặc biệt Là các thanh ghi đảm nhận các chức năng khác nhau trong bộ vi điều khiển, chúng nằm bên trong vi xử lí chiếm vùng không gian nhớ là 128byte có địa chỉ từ 80h ÷ FFh. + Thanh ghi tích luỹ(thanh ghi chứa ACC) Trong lập trình nó được viết tắt là thanh ghi A, đây là thanh ghi quan trọng nhất trong bộ vi điều khiển dùng để lưu trữ các toán hạng thực hiện các phép toán, đồng thời nó còn lưu trữ kết quả phép toán. Thanh ghi này có địa chỉ 0E0h và có kích thước 8bit. + Thanh ghi B Thường được sử dụng khi thực hiện các phép toán nhân, chia. Đối với các lệnh khác có thể xem thanh ghi B là thanh ghi tạm thời có địa chỉ 0F0h. + Thanh ghi con trỏ ngăn xếp SP Khi bắt đầu thực hiện lệnh con trỏ SP trỏ đến đỉnh Stack, giá trị của nó sẽ thay đổi tự động khi thực hiện các lệnh PUSH và POP. Khác với bộ vi xử lí đa năng, ở bộ vi điều khiển khi ta thực hiện lệnh PUSH dữ liệu vào ngăn xếp thì giá trị của con trỏ ngăn xếp tăng lên và ngược lại khi ta thực hiện lệnh POP giá trị của con trỏ ngăn xếp sẽ giảm đi. Ngăn xếp có thể đặt ở bất kỳ vị trí nào trong RAM, nhưng thông thường sau khi ta khởi động lại hệ thống, con trỏ ngăn xếp sẽ mặc định trỏ đến địa chỉ khởi - 82 - đầu 07h, ngăn xếp bắt đầu từ địa chỉ 08h. Còn nếu trong quá trình lập trình ta muốn thay đổi vị trí của Stack ta phải gán giá trị địa chỉ mới vào thanh ghi SP. + Thanh ghi DPTR Là thanh ghi 16bit gồm hai thanh ghi có độ dài 8bit hợp thành đó là thanh ghi byte cao DPH và thanh ghi byte thấp DPL. Con trỏ dữ liệu có thể sử dụng như một thanh ghi 16bit hoặc hai thanh ghi 8bit độc lập: - DPH có địa chỉ 82h - DPL có địa chỉ 83h + Từ trạng thái chương trình(thanh ghi cờ PSW) Là thanh ghi 8bit có địa chỉ 0D0h mỗi bit đảm nhiệm một chức năng cụ thể. Chức năng các bit thể hiện Bit 7 6 5 4 3 2 1 0 Tên CY AC F0 RS1 RS0 OV - P - Cờ nhớ CY: cờ này sẽ được thiết lập khi có nhớ từ bit D7 và là kết quả của lệnh cộng hoặc trừ 8bit. Có thể thiết lập trực tiếp cờ CY lên 1 hoặc xoá về 0 bằng lệnh “SETB” và “CLR”. - Cờ nhớ phụ AC: cờ này báo có nhớ từ bit D3 sang D4 ở phép cộng ADD hoặc trừ SUB. - Cờ bậc P: cờ bậc(cờ chẵn lẻ) phản ánh số bit 1 trong thanh ghi A là chẵn hay lẻ. Nếu thanh ghi A chứa một số chẵn các bit 1 thì P=0 còn chứa một số lẻ bit 1 thì P=1. - Cờ tràn OV: cờ được thiết lập mỗi khi kết quả của phép tính số có dấu quá lớn làm cho bit cao bị tràn vào bit dấu. - Cờ không F0: cờ này có thể cho người sử dụng tự định nghĩa một trạng thái nào đó trong lập trình điều khiển. - RS1, RS2 là các cờ chỉ ra địa chỉ băng thanh ghi ta sử dụng. Trong bộ nhớ dữ liệu của vi điều khiển 8051 có một vùng nhớ gọi là vùng nhớ băng thanh - 83 - ghi. Có 4 băng thanh ghi được đánh số từ 0→ 3 trong mỗi băng thanh ghi lại có 8 thanh ghi đều được gọi tên từ R0→ R7. Trong lập trình có thể sử dụng tên R0→R7 để truy cập đến vùng nhớ đó. + Các thanh ghi Port: Các Port xuất nhập của 89C51 bao gồm Port 0 tại địa chỉ 80H, Port 1, 2, 3 tương ứng tại các địa chỉ là 90H, A0H và B0H. Các Port 0, 2, 3 không được dùng để xuất nhập nếu ta sử dụng bộ nhớ ngoài hoặc có một số đặc tính đặc biệt của 89C51 được sử dụng. Tất cả các Port đều định địa chỉ từng bit nhằm cung cấp các khả năng giao tiếp mạnh. + Các thanh ghi định thời: AT89C51 có hai bộ đếm/định thời (timer/counter) 16bit để định các khoảng thời gian hoặc để đếm các sự kiện. Bảng 5.2. Các thanh ghi chức năng đặc biệt của bộ định thời SFR của bộ định Định địa chỉ Mục đích Địa chỉ thời bit TCON Điều khiển 88H Có TMOD Chọn chế độ 89H Không TL0 Byte thấp của bộ định thời 0 8AH Không TL1 Byte thấp của bộ định thời 1 8BH Không TH0 Byte cao của bộ định thời 0 8CH Không TH1 Byte cao của bộ định thời 1 8DH Không Thanh ghi chế độ định thời TMOD (Timer Mode register): nằm tại địa chỉ 89H. TMOD chứa hai nhóm 4bit dùng để thiết lập chế độ hoạt động cho bộ định thời 0 và bộ định thời 1. TMOD không được định địa chỉ từng bit. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: