Thông tin tài liệu:
Giáo trình Hóa dược cung cấp cho người học những kiến thức như: Thuốc gây mê và thuốc gây tê; Thuốc an thần và gây ngủ; Thuốc điều trị rối loạn tâm thần; Thuốc chống động kinh; Thuốc điều trị bệnh parkinson;...Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Hóa dược - Trường CĐ Phương Đông Đà Nẵng BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG CAO ĐẲNG PHƯƠNG ĐÔNG ĐÀ NẴNG GIÁO TRÌNH HÓA DƯỢC Đối tượng: Cao Đẳng Dược Liên Thông (Lưu hành nội bộ) 1 Năm: 2017 MỤC LỤCBÀI 1. THUỐC GÂY MÊ VÀ THUỐC GÂY TÊ............................................................... 1BÀI 2. THUỐC AN THẦN VÀ GÂY NGỦ ....................................................................... 9BÀI 3. THUỐC ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN TÂM THẦN ...................................................... 16BÀI 4. THUỐC CHỐNG ĐỘNG KINH............................................................................ 22BÀI 5. THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH PARKINSON............................................................. 29BÀI 6. THUỐC GIẢM ĐAU THỰC THỂ VÀ THUỐC GIẢM ĐAU, HẠ SỐT, KHÁNGVIÊM .................................................................................................................................. 33BÀI 7. THUỐC ĐIỀU TRỊ HO VÀ THUỐC LONG ĐỜM ............................................. 46BÀI 8. THUỐC TÁC DỤNG LÊN THẦN KINH GIAO CẢM VÀ PHÓ GIAO CẢM ... 50BÀI 9. THUỐC KÍCH THÍCH THẦN KINH TRUNG ƯƠNG........................................ 59BÀI 10. THUỐC KHÁNG HISTAMIN H1 VÀ THUỐC ỨC CHẾ GIẢI PHÓNGHISTAMIN ......................................................................................................................... 65BÀI 11. KHÁNG SINH ..................................................................................................... 73BÀI 12. SULFAMID KHÁNG KHUẨN ......................................................................... 106BÀI 13. THUỐC KHÁNG NẤM..................................................................................... 111BÀI 14. THUỐC KHÁNG VIRUS .................................................................................. 115BÀI 15. THUỐC KHÁNG LAO, PHONG ...................................................................... 121BÀI 16. THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH SỐT RÉT ............................................................... 128 2BÀI 17. THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH GIUN SÁN ............................................................ 138BÀI 18. CHẤT SÁT KHUẨN, TẨY UẾ ......................................................................... 145BÀI 19. THUÔC DIỆT TRICHOMONAS VÀ AMIB .................................................... 152BÀI 20. THUỐC CHỮA LOÉT DẠ DÀY - TÁ TRÀNG………….…………………..158BÀI 21. THUỐC NHUẬN, TẨY……………..………………………….……………..167BÀI 22. THUỐC CHỐNG TIÊU CHẢY, LỴ…………………………………………172BÀI 23. THUỐC GÂY NÔN VÀ CHỐNG NÔN……………………………………..177BÀI 24. THUỐC CHỮA BỆNH TIM MẠCH…………………………………………182BÀI 25. HORMON VÀ CÁC CHẤT TƯƠNG TỰ…………………………………….206BÀI 26. VITAMIN………………………………………………………………….…..250 3 BÀI 1. THUỐC GÂY MÊ VÀ THUỐC GÂY TÊMỤC TIÊU: 1. Trình bày được mục đích dùng các thuốc gây tê và gây mê, các đường đưa thuốc mê và thuốc tê vào cơ thể. Các tiêu chí đánh giá hiệu lực thuốc gây mê. 2. Trình bày được công thức, tính chất, định tính, định lượng (nếu có), công dụng và bảo quản 1 số thuốc điển hình.NỘI DUNGI. THUỐC TÊ Thuốc tê có tác dụng phong bế dẫn truyền thần kinh ngoại vi, làm mất cảm giáctạm thời ở một phần cơ thể, phục vụ cho các ca phẫu thuật nhỏ, khu trú như: nhổ răng,phẫu thuật chi, chích nhọt, đau do chấn thương … Thuốc gây tê được chia làm hai loại: Gây mê đường tiêm và gây mê bề mặt.1. Thuốc gây tê đường tiêm Là muối của các chất gây tê thuộc hai nhóm cấu trúc: ester và amid. - Cấu trúc ester: ester của acid benzoic thế với một amino acid. + Dẫn chất acid p-aminobenzoic: Procain, tetracain, cloprocain. + Dẫn chất acid aminobenzoic khác: Primacain, parethoxycain… - Cấu trúc amid: Là các amid giữa các dẫn chất thế của anilin với acid carboxylicDanh mục thuốc: Lodocain, mepivacain, prilocain… + Các thuốc gây tê đều có nhóm amin nên có tính base. + Để tăng thời hạn gây tê thường tiêm kèm thuốc co mạch adrenalin.Tác dụng phụ: + Dị ứng: Nổi mề đay, khó thở do co thắt phế quản… Các thuốc có cấu trúc esterthường xuyên gây dị ứng hơn các thuốc cấu trúc amid. + Thần kinh: Hoa mắt, chóng mặt, giảm nhịp tim, suy hô hấp, hạ huyết áp.1.2. Thuốc gây tê bề mặt. Thuốc loại này thuộc nhiều cấu trúc ester, ether, amid; gồm dạng base của một sốthuốc gây tê đường tiêm có tác dụng gây tê bề mặt và các thuốc khác có độc tính caokhông dùng gây tê đường tiêm. 1 LIDOCAIN HYDROCLORIDTên khác: Lignocain hydroclorid.Công thức: CH3 ...