Danh mục

Giào trình Hóa học phức chất: Phần 2 - NXB ĐH Quốc gia Hà Nội

Số trang: 93      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.87 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nối tiếp phần 1 phần 2 giáo trình Hóa học phức chất với 3 chương còn lại trình bày nội dung về tốc độ và cơ chế phản ứng của phức chất, các phương pháp nghiên cứu phức chất, tổng hợp các phức chất, cơ chế của phản ứng thế, phức chất cơ của kim loại,... Mời các bạn tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giào trình Hóa học phức chất: Phần 2 - NXB ĐH Quốc gia Hà Nội 1Chương 4. Tốc độ và cơ chế phản ứngcủa phức chất Lê Chí Kiên Hỗn hợp phức chất NXB Đại học quốc gia Hà Nội 2006. Tr 90 – 119.Từ khoá: Động học hình thức, tốc độ phản ứng của phức chất, phản ứng thế, phảnứng của cacbonyl và cơ kim.Tài liệu trong Thư viện điện tử ĐH Khoa học Tự nhiên có thể được sử dụng chomục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, inấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp thuận của nhà xuất bản vàtác giả.Mục lục Chương 4 TỐC ĐỘ VÀ CƠ CHẾ PHẢN ỨNG CỦA PHỨC CHẤT .......................... 2 4.1 Một số khái niệm về động học hình thức .......................................................... 2 4.2 Phức chất trơ và phức chất linh động ................................................................ 4 4.3 Phản ứng thế .................................................................................................... 7 4.3.1. Cơ chế của phản ứng thế .............................................................................. 7 4.3.2. Phản ứng thế trong phức chất bát diện .......................................................... 8 4.3.3. Phản ứng thế trong phức chất vuông phẳng ................................................ 11 4.3.4. Ảnh hưởng trans ........................................................................................ 13 4.3.5. Phản ứng chuyển electron .......................................................................... 17 4.4 Phản ứng của các phức chất cacbonyl và cơ kim............................................. 20 4.4.1. Các phức chất cacbonyl kim loại ................................................................ 20 4.4.2. Các phức chất cơ kim của kim loại chuyển tiếp ...................................... 24 2Chương 4TỐC ĐỘ VÀ CƠ CHẾ PHẢN ỨNG CỦA PHỨCCHẤT Việc nghiên cứu động học của phản ứng tạo phức có tầm quan trọng về nhiều mặt: 1. Cần phải có những dữ kiện về tốc độ tiến hành các quá trình để thiết lập các cânbằng trong dung dịch phức chất. Đối với khá nhiều phức chất điển hình, việc thiết lập cânbằng sonvat hoá diễn ra rất chậm. Trong một số trường hợp cân bằng được thiết lập nhanhhơn nhờ những chất xúc tác có hiệu quả. 2. Cần có các dữ kiện động học để dự đoán cơ chế của phản ứng trao đổi và phản ứngthế trong cầu nội của phức chất. 3. Trong một số trường hợp động học cho phép giải quyết vấn đề về cơ chế của cácquá trình raxemic hóa và chuyển vị không gian trong các phức chất. 4. Các phép đo động học cho phép thu được các dữ kiện về ảnh hưởng tương hỗ củacác nhóm trong cầu nội phức và trước hết là ảnh hưởng trans. Ngoài ra các phức chất kim loại còn có vai trò quan trọng trong các phản ứng xúc tác,đặc biệt là xúc tác men (chất xúc tác sinh học).4.1 Một số khái niệm về động học hình thức Các phản ứng với sự tham gia của phức chất là một trường hợp của phản ứng hoá họcnói chung. Vì vậy, các định luật động học cũng được áp dụng cho loại phản ứng này. Tuynhiên, do phức chất có cấu tạo phức tạp nên các phản ứng với sự tham gia của chúng đadạng và khá phong phú. Trong trường hợp chung, tốc độ của một phản ứng được xác định bằng độ biến thiênnồng độ của một trong các chất đầu hoặc các sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thờigian. Chẳng hạn đối với phản ứng: [Co(NH3)5Cl]2+ + H2O → [Co(NH3)5 H2O]3+ + Cl– (4.1) 2+ tốc độ phản ứng là hàm số của độ giảm số mol của [Co(NH3)5Cl] hay của H2O trong1 giây (hoặc trong 1 đơn vị khác của thời gian), hoặc của độ tăng số mol của[Co(NH3)5 H2O]3+ hay của Cl– trong 1 giây. Ngoài ra, để biểu diễn một cách định lượng tốc độ phản ứng người ta còn dùng thờigian nửa chuyển hoá (thời gian bán phản ứng) t1/2. Đó là khoảng thời gian cần để chuyểnhoá được một nửa lượng chất đầu, hoặc tạo thành một nửa lượng chất sản phẩm. Ví dụ, đốivới phản ứng ở trên t1/2 = 113 giờ ở 25oC. Đối với phản ứng (4.1) phương trình động học được viết: 3 v = k’[Co(NH3)5Cl2+][H2O] Vì nước (dung môi) lấy rất dư nên nồng độ của nước coi như không đổ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: