Thông tin tài liệu:
HÓA HỌC PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG2.1. Phương pháp phân tích thể tíchDựa vào thể tích và nồng độ các chất tác dụng vừa đủ với nhau (tương đương nhau) để xác định hàm lượng các chất cần tìm. Ví dụ: Muốn xác định nồng độ dung dịch NaOH ta lấy V thể tích dung dịch NaOH cho tác dụng với dung dịch HCl đã biết nồng độ. Gọi V’ là thể tích dung dịch HCl vừa dùng hết, khi đó: V . NNaOH = V’. NHCl - Dung dịch tiêu chuẩn: là dung dịch đã biết chính xác nồng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình hóa và vi sinh vật nước - Chương 2 Chương 2: HÓA HỌC PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG2.1. Phương pháp phân tích thể tích2.1.1. Khái niệm chunga. Nguyên tắc Dựa vào thể tích và nồng độ các chất tác dụng vừa đủ với nhau (tương đươngnhau) để xác định hàm lượng các chất cần tìm.Ví dụ: Muốn xác định nồng độ dung dịch NaOH ta lấy V thể tích dung dịch NaOH chotác dụng với dung dịch HCl đã biết nồng độ. Gọi V’ là thể tích dung dịch HCl vừadùng hết, khi đó: V . NNaOH = V’. NHCl (2-1) - Dung dịch tiêu chuẩn: là dung dịch đã biết chính xác nồng độ của nó. - Dung dịch chuẩn độ: là dung dịch chưa biết nồng độ. Ta dùng dung dịch tiêuchuẩn để xác định nó. - Điểm tương đương: là điểm khi dung dịch tiêu chuẩn và dung dịch chuẩn độ tácdụng vừa đủ với nhau. Người ta xác định điểm tương đương bằng chất chỉ thị màu.Trong thực tế điểm dừng chuẩn độ có thể không trùng với điểm tương đương và điềuđó gây ra yếu tố sai số chuẩn độ.b. Các phương pháp phân tích thể tích Điều kiện phân tích: - Các phản ứng phải xảy ra hoàn toàn theo một phương trình hóa học xác định. - Tốc độ phản ứng phải nhanh. - Không có phản ứng phụ xảy ra. - Có thể xác định được điểm tương đương. Trong thực tế người ta chia ra làm 4 phương pháp chính: - Phương pháp trung hòa. - Phương pháp kết tủa. - Phương pháp phức chất. - Phương pháp oxy hoá khử.c. Nồng độ dung dịch trong phương pháp phân tích thể tích Để biểu thị thành phần của một dung dịch, người ta dùng nồng độ dung dịch.Vậy nồng độ dung dịch là lượng chất tan có trong một lượng xác định dung dịch hoặcdung môi, lượng chất tan lớn tạo dung dịch đậm đặc, ngược lại là dung dịch loãng.* Nồng độ phần trăm theo khối lượng (%): số gam chất tan trong 100 gam dung dịch: m Ct C% = × 100 (2-2) m ddVí dụ 1: Dung dịch NaOH 20% nghĩa là cứ 100g dung dịch thì có 20g NaOH tan trongđó.* Nồng độ % theo thể tích: Biểu thị số ml chất tan có trong 100ml dung dịch. http://www.ebook.edu.vn 34Ví dụ 2: Ancol etylic 700 nghĩa là trong 100ml dung dịch rượu này cần có 70mlC2H5OH nguyên chất và 30ml nước.* Nồng độ mol: Số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch: nct CM = (2-3) Vdd (l )* Nồng độ đương lượng: Một loại nồng độ khác thường được sử dụng để tính toántrong các phương pháp phân tích thể tích là nồng độ đương lượng được định nghĩa làsố đương lượng gam của chất tan trong một lít dung dịch. n CN = (2-4) V V: thể tích (lít) n’: số đương lượng gam chất tan có trong dung dịch.Ví dụ 3: Dung dịch HCl 2N: là dung dịch có chứa 2 đương lượng gam hoặc 2 × 36,5gHCl nguyên chất. Áp dụng định luật đương lượng cho các phản ứng trong dung dịch: Giả sử phản ứng : A + B→CGọi: NA, NB : nồng độ đương lượng gam của 2 dung dịch A và B VA VB: thể tích của 2 dung dịch A và B phản ứng vừa đủ với nhau Theo định luật đương lượng ta có: NA .VA = NB .VB (2-5) Đây là biểu thức toán học áp dụng định luật đương lượng cho dung dịch.* Sự liên quan giữa các loại nồng độ. - Sự liên quan giữa các nồng độ phần trăm (C%): Trộn m1 gam dung dịch có C1%với m2 gam dung dịch có C2%, được dung dịch có C%, ta có: m1.C1 + m2.C2 = (m1 + m2)C (2-6) Nếu pha loãng bằng nước thì coi nồng độ C% của nước bằng 0. - Sự liên quan giữa các nồng độ mol (CM): V1.C M 1 + V2.C M 2 = (V1 + V2)CM (2-7) Nếu pha loãng bằng nước thì coi nồng độ CM của nước bằng 0. - Giữa nồng độ mol và nồng độ phần trăm: 10dC % CM = (2-8) M khối lượng phân tử chất tan M: nồng độ mol của dung dịch CM: khối lượng riêng của dung dịch d: nồng độ % của dung dịch C%: http://www.ebook.edu.vn 35 - Giữa nồng độ đương lượng và nồng độ phần trăm của dung dịch: 10dC % CN = ...