Danh mục

Giáo trình hóa và vi sinh vật nước - Chương 3

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 501.11 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCHMỘT SỐ CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG NƯỚC3.1. Các chỉ tiêu vật lý 3.1.1. Chỉ số pHĐộ pH là chỉ số đặc trưng cho nồng độ ion H+ có trong dung dịch, thường được dùng để biểu thị tính axit và tính kiềm của nước. Trong nước, độ pH được tính theo công thức: pH = - lg[H+] và có thang đơn vị từ 0 - 14. Khi pH = 7 nước có tính trung tính. pH 7 nước có tính kiềm. pH là một trong những thông số quan trọng và được sử dụng thường...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình hóa và vi sinh vật nước - Chương 3 Chương 3: PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG NƯỚC3.1. Các chỉ tiêu vật lý3.1.1. Chỉ số pH Độ pH là chỉ số đặc trưng cho nồng độ ion H+ có trong dung dịch, thường đượcdùng để biểu thị tính axit và tính kiềm của nước. Trong nước, độ pH được tính theo công thức: pH = - lg[H+] và có thang đơn vị từ 0 - 14. pH = 7 nước có tính trung tính.Khi pH < 7 nước có tính axit. pH > 7 nước có tính kiềm. pH là một trong những thông số quan trọng và được sử dụng thường xuyên nhấttrong hóa nước, dùng để đánh giá mức độ ô nhiễm nguồn nước, chất lượng của nướcthải, đánh giá độ cứng của nước, sự keo tụ, khả năng ăn mòn,... và trong nhiều tínhtoán trong cân bằng axít - bazơ. Với quá trình tạo men trong tế bào và quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng vàotế bào của đa số vi sinh vật, khoảng giá trị pH tối ưu là 6,5 - 8,5. pH có thể được xác định bằng giấy chỉ thị màu hoặc bằng pH cực hydro hoặccực thủy tinh.* Phương pháp xác định pH: - Đọc hướng dẫn của nhà sản xuất trướckhi sử dụng máy đo pH. - Hiệu chuẩn thiết bị: Khi phân tích pH, cầnphải thực hiện chuẩn máy đo theo khoảng giátrị pH của mẫu nước. Tuỳ thuộc vào tính chấtcủa mẫu nước mà sử dụng dung dịch chuẩnpH thích hợp. + Nếu các mẫu cần đo có tính trung tính,hiệu chỉnh máy với dung dịch pH chuẩn = 7. + Nếu các mẫu cần đo có tính axít, hiệuchỉnh máy với dung dịch pH chuẩn = 5. + Nếu các mẫu cần đo có tính kiềm, hiệuchỉnh máy với dung dịch pH chuẩn = 9. - Đo mẫu nước, đọc kết quả trên máy. - Sau khi đo pH của nước thải chứa dầu mỡ và các hợp chất hóa học, cần phải ngâmđiện cực của máy đo trong dung dịch HCl 12% trong khoảng thời gian 2 giờ và sau đórửa lại điện cực bằng nước cất hai lần để phục hồi độ nhạy của điện cực.3.1.2. Nhiệt độ Nhiệt độ của nước là đại lượng phụ thuộc vào điều kiện môi trường và khí hậu. http://www.ebook.edu.vn 62 Nhiệt độ là điều kiện xác định đặc điểm các quá trình sinh, hóa học, v.v.. diễn ratrong môi trường nước. Nhiệt độ có ảnh hưởng đến sự hòa tan oxy và quá trình tự làmsạch nguồn nước. Do đó, nhiệt độ của nước và nhiệt độ môi trường xung quanh lànhững tác động trực tiếp ảnh hưởng tới thành phần và chất lượng, ảnh hưởng tới cácquá trình xử lý bằng phương pháp hóa học. Đo nhiệt độ của nguồn nước ở nơi lấy mẫuvà nhiệt độ không khí xung quanh là yếu tố cần thiết trong quá trình xét nghiệm mẫunước nói chung. Nhiệt độ có ảnh hưởng không nhỏ đến các quá trình xử lý nước và nhu cầu tiêuthụ. Nước mặt thường có nhiệt độ thay đổi theo nhiệt độ môi trường. Ví dụ: ở miềnBắc Việt Nam, nhiệt độ nước thường dao động từ 13 - 340C, trong khi đó nhiệt độtrong các nguồn nước mặt ở miền Nam tương đối ổn định hơn 26 - 290C. Nhiệt độ của nước thông thường được xác định cùng với pH hay DO bằng máy đo.3.1.3. Độ màu Nước mặt thường có độ màu cao, là một phần do các chất lơ lửng trong nướcmang màu. Nước sông, suối chảy qua những vùng đất đất đỏ làm cho nước có màutrong suốt thời kỳ lũ. Độ màu thường do các chất bẩn trong nước tạo nên. Các hợp chất sắt, mangankhông hoà tan làm nước có màu nâu đỏ, các chất mùn humic gây ra màu vàng, còn cácloại thủy sinh tạo cho nước màu xanh lá cây. Nước bị nhiễm bẩn bởi nước thải sinhhoạt hay công nghiệp thường có màu xanh hoặc đen. Nước thải thường có màu nâu đen hoặc đỏ nâu. Màu của nước được phân thành 2 dạng: Màu thực do các chất hòa tan hoặc dạnghạt keo lơ lửng, các chất hữu cơ,… Màu biểu kiến là màu của các chất lơ lửng trongnước tạo nên. Trong phân tích nước, người ta xác định màu thực của nước, nghĩa làsau khi lọc bỏ các chất không tan. Khi phân biệt giữa độ màu biểu kiến với độ màu thực là rất quan trọng. Nhìn chungcường độ màu thường tăng khi pH tăng, vì vậy cần kiểm tra pH khi xác định độ màu. Để xác định độ màu người ta sử dụng các hóa chất chuẩn là K2PtCl6 và CoCl2, cóthể dùng kỹ thuật trắc quang hoặc ống so màu (thường được gọi là ống Nessler). Đơnvị độ màu chuẩn hiện nay là Pt-Co (PCU, Platinum-Cobalt Color Units), một sốtrường hợp sử dụng đơn vị TCU (True Color Units). Nước thiên nhiên thường có độ màu thấp hơn 200Pt-Co. Độ màu biểu kiến trongnước thường do các chất lơ lửng trong nước tạo ra và dễ dàng loại bỏ bằng phươngpháp lọc. Trong khi đó, để loại bỏ màu thực của nước (do các chất hoà tan tạo nên)phải dùng các biện pháp hoá lý kết hợp. Theo tiêu chuẩn của WHO (World Health Organization) và US (United States),EPA (Environmental Protection Agency) thì độ màu trong nước uống ≤ 15 TCU.3.1.4. Độ đục Nước là một môi trường truyền ánh sáng tốt. Khi trong nước có các vật lạ nhưcác chất huyền phù, các hạt cặn đất cát, các vi sinh vật,… khả năng truyề ...

Tài liệu được xem nhiều: