Danh mục

Giáo trình học môn Kinh tế học vĩ mô

Số trang: 117      Loại file: pdf      Dung lượng: 5.47 MB      Lượt xem: 27      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (117 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Kinh tế Ngày nay, từ ktế bao hàm nội dung phong phú hơn nhiều. Đó là: - Sự làm ra của cải vật chất để thoả mãn nhu cầu. - Sự hoàn thiện và tối ưu hoá việc tổ chức sử dụng các nguồn lực, tổ chức lđộng xhội một cách khoa học, có hiệu quả. - Sự cân đối tích lũy và tiêu dùng để phát triển và đề phòng rủi ro.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình học môn Kinh tế học vĩ mô Giáo trình KINH TẾ HỌC VĨ MÔ 1 CHƯƠNG 1 ĐẠI C ƯƠNG VỀ KINH TẾ HỌC VĨ MÔ VÀ SỰ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1. Kinh tế Ngày nay, từ ktế bao hàm nội dung phong phú hơn nhiều. Đó là: - Sự làm ra của cải vật chất để thoả mãn nhu cầu. - Sự hoàn thiện và tối ưu hoá việc tổ chức sử dụng các nguồn lực, tổ chức lđộng xhội một cách khoa học, có hiệu quả. - Sự cân đối tích lũy và tiêu dùng đ ể phát triển và đề phòng rủi ro. Kinh tế là tổng thể một bộ phận các yếu tố sản xuất (vốn, đất đai, kỹ thuật, thông tin,…) và các quan h ệ con ng ười với con người trong quá trình sản xuất trực tiếp, lưu thông phân phối, trao đổi tiêu dùng của cải vật chất trong một giai đoạn nhất định của lịch sử, mà mấu chốt của vấn đề là sở hữu và lợi ích”. 2. N ền kinh tế quốc dân Theo cách tiếp cận hệ thống nền kinh tế được xem như là một hệ thống hay hệ thống kinh tế vĩ mô bao gồm ba yếu tố: Đầu vào, đầu ra và hộp đen kinh tế vĩ mô. - Các yếu tố đầu vào gồm: + Những tác động từ bên ngoài, bao gồm chủ yếu các biến số phi kinh tế: thời tiết, dân số, chiến tranh,... + Những tác động từ chính sách, bao gồm các công cụ của Nhà nước nhằm điều chỉnh hộp đen kinh tế vĩ mô, hướng tới các mục tiêu đã định trước. - Các yếu tố đầu ra bao gồm: Sản lượng, việc làm, giá cả, xuất- nhập khẩu. Đó là các kết quả biến do hoạt động của hộp đen kinh tế vĩ mô tạo ra. - Trong đó yếu tố trung tâm của hệ thống là hộp đen kinh tế vĩ mô, hay còn gọi là nền kinh tế vĩ mô (Macroeconomy) hoặc là nền kinh tế quốc dân. Hai lực lượng quyết định sự hoạt động của hộp đen kinh tế vĩ mô là tổng cung và tổng cầu. 2 Vậy  nền kinh tế quốc dân (hay hệ thống kinh tế vĩ mô) là tổng thể các mặt, các yếu tố, các bộ phận cấu thành lực lượng sản xuất của một quốc gia, từ đó của cải của xã hội được tạo ra, lưu thông, phân phối và sử dụng. Nền KTQD là bộ phận cơ b ản của toàn bộ tồn tại x ã hội, còn hoạt động kinh tế là nội dung cơ b ản của toàn bộ hoạt động xã hội. Hay, nền kinh tế quốc dân là không gian kinh tế - xã hội, được xác định bởi các dấu hiệu sau: a. V ề hình thức tồn tại của chủ thể hoạt động kinh tế Chủ thể hoạt động kinh tế gồm: - Hộ gia đ ình (người tiêu dùng cuối cùng). - Chính phủ (người tiêu dùng đại diện). - Doanh nghiệp (người sản xuất). - Người nước ngo ài. b. Về tính chất hoạt động của chủ thể kinh tế Bốn chủ thể trên được coi là chủ thể hoạt động kinh tế vì chúng có những hoạt động có tính chất đặc thù sau: - Họ đều là người thực hiện nhu cầu tiêu dùng thông qua hành vi mua từ đó tạo ra cầu về hàng hóa. - Họ đều là người bán: như bán tư liệu sản xuất, sản phẩm, thậm chí cả sức lao động (sức lao động cũng là một loại hàng hóa đặc biệt)  tạo ra cung hàng hóa. - Họ là các nhà đầu tư: như đầu tư vào sản xuất kinh doanh của cácDN, CP, và thậm chí người tiêu dùng bình thường cũng là nhà đầu tư khi họ gửi tiền ở ngân hàng, mua cổ phiếu, công trái,… - H ọ tạo ra các nguồn thông tin (hay là những yếu tố thông tin của thị trường) và phải thường xuyên cạnh tranh với nhau. c. V ề nguồn lực để tiến hành hoạt động kinh tế (đầu vào của nền kinh tế) - Gồm tài nguyên quốc gia. - Hệ thống tài chính tiền tệ. - Hệ thống cơ sở hạ tầng, tài sản và dự trữ quốc gia. - Nguồn nhân lực của một đất nước. - Các thành tựu và tiến bộ về khoa học công nghệ. d. Về không gian kinh tế Không gian kinh tế đ ược hiểu như là một thực thể kinh tế - xã hội được xác định bởi tính cân đối, tính mở và tính phát triển của nó. Gồm: - Phương thức sx (với tư cách là mặt bằng cơ sở, là nền tảng quy định sự phát triển chung của cả nền kinh tế). 3 Phương thức sản xuất xã hội là sự thống nhất và tác động qua lại giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất xã hội hợp thành. Để xã hội phát triển thì quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. - Cơ cấu kinh tế (mối quan hệ về số lượng và chất lượng giữa các bộ phận, thành phần tham gia vào sự phân công lao động xã hội và cấu tạo nên nền kinh tế như tỉ trọng của các khu vực kinh tế, số lượng quy mô các doanh nghiệp trong các ngành nghề,…). - Các quá trình kinh tế (sự vận động, tương tác, lưu chuyển, trao đổi các kết quả kinh tế trong cơ cấu kinh tế và bị chi phối bởi các qui luật kinh tế xã hội như đ ầu tư, sản xuất, lưu thông phân phối, tích lũy, tiêu dùng). - Hệ thống thông tin và lu ật pháp. e. V ề phương thức quan hệ Là phương thức thị trường, với nội dung căn bản là mua và bán (quan hệ cung cầu). 3. N ền kinh tế thị trường 3.1. Thị trường Đây là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi hàng hóa, trao đổi thông tin và lựa chọn chuyển dịch đầu tư. * V ai trò của thị trường: - Thông tin về cung - cầu, tạo điều kiện để mối quan hệ cung cầu về hàng hóa được cân đối cả về lượng và chất. - Tạo điều kiện cho việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ diễn ra thuận lợi. - Thúc đ ẩy sự chuyên môn hóa và phân công lao động x ã hội: thông qua thị trường các chủ thể kinh tế phát hiện và khẳng định lợi thế của mình trong không gian, thời gian nhất định. - Giúp cho các chủ thể kinh tế có sự lựa chọn phương án hoạt động SXKD tối ưu thông qua việc hạch toán hiệu quả hoạt động. Họ luôn phải thông qua việc trả lời 3 câu hỏi : Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? 3.2. Quan hệ thị trường Đây là quan hệ mua bán, là sự trao đổi ngang giá. 3.3. Nền kinh tế thị trường Đó là nền kinh tế hàng hóa phát triển cao, đ ược đưa ra bởi các nét đặc trưng sau: 4 - Quá trình lưu thông vật chất trong nền kinh tế – xã hộ ...

Tài liệu được xem nhiều: