Giáo trình kế toán doanh nghiệp - Trường Cao đẳng Thủy Sản
Số trang: 144
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.43 MB
Lượt xem: 21
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Giáo trình kế toán doanh nghiệp là nguồn tài liệu quý báu và thiết thực cho giảng viên và sinh viên. Nội dung chính chia làm hai phần: Phần I. Kế toán doanh nghiệp I bao gồm các chương từ chương 1 đến chương 5; Phần II. Kế toán doanh nghiệp II bao gồm các chương từ chương 6 đến chương 9.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình kế toán doanh nghiệp - Trường Cao đẳng Thủy Sản BỘ THUỶ SẢN TRƯỜNG CAO ĐẲNG THUỶ SẢN GIÁO TRÌNH KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP I (DÙNG CHO HỆ TRUNG CẤP) NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP LƠI NÓI ĐẦU Hiện nay, trước sự hội nhập kinh tế thế giới và khu vực, sự đổi mới trong lĩnh vực quản lý kinh tế nói chung và lĩnh vực kế toán nói riêng, để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo phục vụ công nghiệp hoá - hiện đại hoá trong giai đoạn mới Khoa Kinh tế Trường Cao đẳng Thuỷ sản biên soạn giáo trình Kế toán doanh nghiệp giảng dạy cho hệ Trung cấp nhằm đáp ứng yêu cầu về tài liệu trong giảng dạy và học tập cho giáo viên và học sinh chuyên ngành kế toán. Giáo trình kế toán doanh nghiệp không những là nguồn tài liệu quý báu phục vụ công tác giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh trong Nhà trường, mà còn là tài liệu thiết thực đối với cán bộ tài chính - kế toán trong các lĩnh vực của nền kinh tế. Nội dung môn học được chia thành 2 phần: Phần I: Kế toán doanh nghiệp I bao gồm các chương từ chương 1 đến chương 5. Phần II: Kế toán doanh nghiệp II bao gồm các chương từ chương 6 đến chương 9. Tham gia biên soạn giáo trình là tập thể các giáo viên giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán bao gồm: - Thạc sĩ Lâm Thị Ngọc, Trưởng phòng Kế hoạch Tài chính biên soạn chương I, chương II, chương III. - Thạc sĩ Đồng Trung Chính, Trưởng bộ môn Kế toán biên soạn chương IV, chương V. - Cử nhân Hoàng Thị Nga, Trưởng khoa Kinh tế biên soạn chương VI, VII, chương IX. - Cử nhân Nguyễn Văn Chan, Phó bộ môn kế toán biên soạn chương VIII. Trong quá trình biên soạn chúng tôi đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các thành viên trong Hội đồng khoa học Nhà trường, của các đồng nghiệp trong và ngoài trường. Giáo trình Kế toán doanh nghiệp hoàn thành là kết quả của quá trình lao động, nghiên cứu khoa học nghiêm túc của tập thể tác giả. Mặc dù đã rất cố gắng để giáo trình đạt được sự hợp lý, khoa học và phù hợp với quy trình đào tạo cán bộ kế toán trong giai đoạn mới, song do sự phát triển không ngừng của nền kinh tế trong cơ chế thị trường nên giáo trình không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Nhà trường và tập thể tác giả rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp chân thành của bạn đọc để giáo trình hoàn thiện hơn trong lần xuất bản sau. Xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG 1 KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ TIỀN VAY 1.1. KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN 1.1.1. Khái niệm, nhiệm vụ kế toán vốn bằng tiền a. Khái niệm vốn bằng tiền: Vốn bằng tiền là một bộ phận của tài sản lưu động trong doanh nghiệp tồn tại trực tiếp dưới hình thái tiền tệ, có tính thanh khoản cao nhất, bao gồm tiền mặt tại quỹ của doanh nghiệp, tiền gửi tại các Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước và các khoản tiền đang chuyển. b. Nhiệm vụ kế toán vốn bằng tiền - Phản ánh kịp thời tình hình biến động và số dư của từng loại vốn bằng tiền ở bất kỳ thời điểm nào. - Tổ chức thực hiện đầy đủ, thống nhất các quy định về chứng từ nhằm thực hiện chức năng kiểm soát và phát hiện các trường hợp chi tiêu lãng phí,… Giám sát tình hình chấp hành chế độ quản lý vốn bằng tiền, chế độ thanh toán - Đối chiếu số liệu kế toán vốn bằng tiền với sổ quỹ do thủ quỹ ghi chép và sổ phụ của ngân hàng, kịp thời theo dõi phát hiện sự thừa, thiếu vốn bằng tiền của doanh nghiệp 1.1.2. Quy định về chế độ quản lý tiền tệ và thanh toán - Phải sử dụng đơn vị tiền tệ thống nhất là đồng việt nam (trừ một số trường hợp đặc biệt). - Ở những doanh nghiệp có ngoại tệ nhập quỹ hoặc gửi vào ngân hàng phải đồng thời theo dõi chi tiết theo nguyên tệ và quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ để ghi sổ kế toán. Cuối niên độ kế toán, số dư cuối kỳ của các tài khoản vốn bằng tiền có gốc ngoại tệ phải được đánh giá lại theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. - Đối với vàng bạc, kim khí quý, đá quý phản ánh ở nhóm tài khoản vốn bằng tiền chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp không đăng ký kinh doanh vàng, bạc, kim khí quý, đá quý. Khi tính giá xuất vàng bạc, kim khí quý, đá quý có thể áp dụng các phương pháp như nhập truớc, xuất trước; nhập sau, xuất trước; giá bình quân gia quyền; giá thực tế đích danh. - Phần lớn vốn tiền tệ của doanh nghiệp phải gửi vào ngân hàng và các khoản chi cơ bản được thực hiện bằng chuyển khoản qua ngân hàng - Khi phát hành séc thanh toán phải phát hành trong phạm vi số dư tiền gửi của mình tại ngân hàng. - Tiền tại quỹ của doanh nghiệp nhằm đáp ứng cho những nhu cầu chi tiêu thường xuyên, lặt vặt hàng ngày. Doanh nghiệp và ngân hàng phải thoả thuận định mức tồn quỹ tiền mặt. Nếu vượt định mức thì doanh nghiệp phải làm thủ tục nộp vào ngân hàng. - Đối với vàng, bạc, kim khí quý, đá quý phải mở sổ theo dõi chi tiết theo số lượng, trọng lượng, đ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình kế toán doanh nghiệp - Trường Cao đẳng Thủy Sản BỘ THUỶ SẢN TRƯỜNG CAO ĐẲNG THUỶ SẢN GIÁO TRÌNH KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP I (DÙNG CHO HỆ TRUNG CẤP) NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP LƠI NÓI ĐẦU Hiện nay, trước sự hội nhập kinh tế thế giới và khu vực, sự đổi mới trong lĩnh vực quản lý kinh tế nói chung và lĩnh vực kế toán nói riêng, để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo phục vụ công nghiệp hoá - hiện đại hoá trong giai đoạn mới Khoa Kinh tế Trường Cao đẳng Thuỷ sản biên soạn giáo trình Kế toán doanh nghiệp giảng dạy cho hệ Trung cấp nhằm đáp ứng yêu cầu về tài liệu trong giảng dạy và học tập cho giáo viên và học sinh chuyên ngành kế toán. Giáo trình kế toán doanh nghiệp không những là nguồn tài liệu quý báu phục vụ công tác giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh trong Nhà trường, mà còn là tài liệu thiết thực đối với cán bộ tài chính - kế toán trong các lĩnh vực của nền kinh tế. Nội dung môn học được chia thành 2 phần: Phần I: Kế toán doanh nghiệp I bao gồm các chương từ chương 1 đến chương 5. Phần II: Kế toán doanh nghiệp II bao gồm các chương từ chương 6 đến chương 9. Tham gia biên soạn giáo trình là tập thể các giáo viên giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán bao gồm: - Thạc sĩ Lâm Thị Ngọc, Trưởng phòng Kế hoạch Tài chính biên soạn chương I, chương II, chương III. - Thạc sĩ Đồng Trung Chính, Trưởng bộ môn Kế toán biên soạn chương IV, chương V. - Cử nhân Hoàng Thị Nga, Trưởng khoa Kinh tế biên soạn chương VI, VII, chương IX. - Cử nhân Nguyễn Văn Chan, Phó bộ môn kế toán biên soạn chương VIII. Trong quá trình biên soạn chúng tôi đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các thành viên trong Hội đồng khoa học Nhà trường, của các đồng nghiệp trong và ngoài trường. Giáo trình Kế toán doanh nghiệp hoàn thành là kết quả của quá trình lao động, nghiên cứu khoa học nghiêm túc của tập thể tác giả. Mặc dù đã rất cố gắng để giáo trình đạt được sự hợp lý, khoa học và phù hợp với quy trình đào tạo cán bộ kế toán trong giai đoạn mới, song do sự phát triển không ngừng của nền kinh tế trong cơ chế thị trường nên giáo trình không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Nhà trường và tập thể tác giả rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp chân thành của bạn đọc để giáo trình hoàn thiện hơn trong lần xuất bản sau. Xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG 1 KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ TIỀN VAY 1.1. KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN 1.1.1. Khái niệm, nhiệm vụ kế toán vốn bằng tiền a. Khái niệm vốn bằng tiền: Vốn bằng tiền là một bộ phận của tài sản lưu động trong doanh nghiệp tồn tại trực tiếp dưới hình thái tiền tệ, có tính thanh khoản cao nhất, bao gồm tiền mặt tại quỹ của doanh nghiệp, tiền gửi tại các Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước và các khoản tiền đang chuyển. b. Nhiệm vụ kế toán vốn bằng tiền - Phản ánh kịp thời tình hình biến động và số dư của từng loại vốn bằng tiền ở bất kỳ thời điểm nào. - Tổ chức thực hiện đầy đủ, thống nhất các quy định về chứng từ nhằm thực hiện chức năng kiểm soát và phát hiện các trường hợp chi tiêu lãng phí,… Giám sát tình hình chấp hành chế độ quản lý vốn bằng tiền, chế độ thanh toán - Đối chiếu số liệu kế toán vốn bằng tiền với sổ quỹ do thủ quỹ ghi chép và sổ phụ của ngân hàng, kịp thời theo dõi phát hiện sự thừa, thiếu vốn bằng tiền của doanh nghiệp 1.1.2. Quy định về chế độ quản lý tiền tệ và thanh toán - Phải sử dụng đơn vị tiền tệ thống nhất là đồng việt nam (trừ một số trường hợp đặc biệt). - Ở những doanh nghiệp có ngoại tệ nhập quỹ hoặc gửi vào ngân hàng phải đồng thời theo dõi chi tiết theo nguyên tệ và quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ để ghi sổ kế toán. Cuối niên độ kế toán, số dư cuối kỳ của các tài khoản vốn bằng tiền có gốc ngoại tệ phải được đánh giá lại theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. - Đối với vàng bạc, kim khí quý, đá quý phản ánh ở nhóm tài khoản vốn bằng tiền chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp không đăng ký kinh doanh vàng, bạc, kim khí quý, đá quý. Khi tính giá xuất vàng bạc, kim khí quý, đá quý có thể áp dụng các phương pháp như nhập truớc, xuất trước; nhập sau, xuất trước; giá bình quân gia quyền; giá thực tế đích danh. - Phần lớn vốn tiền tệ của doanh nghiệp phải gửi vào ngân hàng và các khoản chi cơ bản được thực hiện bằng chuyển khoản qua ngân hàng - Khi phát hành séc thanh toán phải phát hành trong phạm vi số dư tiền gửi của mình tại ngân hàng. - Tiền tại quỹ của doanh nghiệp nhằm đáp ứng cho những nhu cầu chi tiêu thường xuyên, lặt vặt hàng ngày. Doanh nghiệp và ngân hàng phải thoả thuận định mức tồn quỹ tiền mặt. Nếu vượt định mức thì doanh nghiệp phải làm thủ tục nộp vào ngân hàng. - Đối với vàng, bạc, kim khí quý, đá quý phải mở sổ theo dõi chi tiết theo số lượng, trọng lượng, đ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kế toán doanh nghiệp Giáo trình kế toán doanh nghiệp Bài giảng kế toán doanh nghiệp Bài tập kế toán doanh nghiệp Đề thi kế toán doanh nghiệp Chế độ kế toánTài liệu liên quan:
-
Chứng từ kế toán là gì? Ý nghĩa và nội dung chứng từ kế toán
5 trang 307 0 0 -
3 trang 306 0 0
-
THÔNG TƯ về sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán Doanh nghiệp
22 trang 304 0 0 -
Kế toán cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp
52 trang 256 0 0 -
Giáo trình Quản trị doanh nghiệp (Nghề: Kế toán doanh nghiệp) - CĐ Cơ Giới Ninh Bình
156 trang 215 0 0 -
92 trang 193 5 0
-
Nội dung phương pháp chứng từ kế toán
6 trang 183 0 0 -
Giáo trình kiểm toán - ThS. Đồng Thị Vân Hồng
154 trang 174 0 0 -
53 trang 163 0 0
-
163 trang 140 0 0