Danh mục

Giáo trình Kế toán hợp tác xã (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trình độ Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Nghề An Giang

Số trang: 97      Loại file: pdf      Dung lượng: 469.29 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 34,000 VND Tải xuống file đầy đủ (97 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiếp nội dung phần 1, Giáo trình Kế toán hợp tác xã phần 2 gồm các nội dung chính sau: Kế toán tài sản cố định; Kế toán hàng tồn kho; Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung giáo trình.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Kế toán hợp tác xã (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trình độ Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Nghề An Giang CHƯƠNG 5 KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO Mục tiêu - Trình bày được nội dung và tài khoản sử dụng của hàng tồn kho; - Trình bày được nguyên tắc, phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo chế độ kế toán hiện hành; - Tính toán được trị giá xuất kho hàng tồn kho theo các phương pháp đã học; - Tính được giá thành sản phẩm, dịch vụ hoàn thành; - Hạch toán được các nghiệp vụ liên quan đến hàng tồn kho; - Vận dụng được các phương pháp kế toán vào công việc kế toán hàng tồn kho tại các hợp tác xã. Nội dung I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HÀNG TỒN KHO 1. Khái niệm Hàng tồn kho của HTX là những tài sản được mua vào để sản xuất hoặc để bán, gồm: - Vật liệu, dụng cụ; - Sản phẩm dở dang; - Thành phẩm, hàng hoá; - Hàng gửi bán. Các loại sản phẩm, hàng hóa, vật tư, tài sản nhận giữ hộ, nhận ký gửi, nhận gia công... không thuộc quyền sở hữu và kiểm soát của HTX thì không được phản ánh là hàng tồn kho. 2. Nhiệm vụ - Tổ chức ghi chép, phản ánh kịp thời tình hình nhập, xuất, tồn kho vật liệu, CCDC. 85 - Hướng dẫn, kiểm tra các phân xưởng, các kho và các phòng ban thực hiện chế độ ghi chép ban đầu, mở sổ sách cần thiết và hạch toán vật liệu, công cụ dụng cụ đúng chế độ, đúng phương pháp. - Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thu mua, dự trữ và tiêu hao vật liệu, công cụ dụng cụ; phát hiện và xử lý kịp thời vật liệu, công cụ dụng cụ ứ đọng, kém phẩm chất để có biện pháp thu hồi vốn nhanh. Tính toán và phân bổ chính xác giá trị vật liệu và công cụ dụng cụ xuất sử dụng cho các đối tượng có liên quan. - Thực hiện công tác kiểm kê, đánh giá vật liệu, lập các báo cáo về vật liệu và phân tích tình hình thu mua, bảo quản, dự trữ và sử dụng vật liệu. 3. Nguyên tắc hạch toán - Nguyên tắc xác định giá gốc hàng tồn kho được quy định cụ thể cho từng loại vật tư, hàng hoá, theo nguồn hình thành và thời điểm tính giá. - Các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá nhận được sau khi mua hàng tồn kho phải được phân bổ cho số hàng tồn kho trong kho, hàng đã bán, đã sử dụng cho sản xuất kinh doanh để hạch toán cho phù hợp: + Nếu hàng tồn kho còn tồn trong kho ghi giảm giá trị hàng tồn kho; + Nếu hàng tồn kho đã bán thì ghi giảm giá vốn hàng bán; + Nếu hàng tồn kho đã sử dụng cho hoạt động nào thì ghi giảm chi phí của hoạt động đó. - Khoản chiết khấu thanh toán khi mua hàng tồn kho được hạch toán vào thu nhập khác. - Khi bán hàng tồn kho (kể cả trường hợp xuất hàng tồn kho để trả lương cho người lao động), giá gốc của hàng tồn kho đã bán được ghi nhận là giá vốn hàng bán. Trường hợp xuất hàng tồn kho để khuyến mại, quảng cáo không thu tiền (kể cả trường hợp có kèm theo điều kiện khách hàng phải mua hàng hay không) thì toàn bộ giá trị hàng tồn kho được hạch toán vào chi phí quản lý kinh doanh; Trường hợp dùng hàng tồn kho biếu tặng cho người lao động được trang trải bằng quỹ khen thưởng, phúc lợi thì giá trị hàng tồn kho biếu tặng được ghi giảm quỹ khen thưởng, phúc lợi. Khoản chiết khấu thanh toán cho khách hàng được hưởng khi bán hàng tồn kho được hạch toán vào chi phí khác. 86 - Khi xác định giá trị hàng tồn kho xuất trong kỳ, HTX áp dụng theo một trong các phương pháp sau: Giá đích danh, bình quân gia quyền, nhập trước, xuất trước - Đối với hàng tồn kho mua vào bằng ngoại tệ, giá mua hàng tồn kho phải căn cứ vào tỷ giá chuyển khoản trung bình của ngân hàng thương mại nơi HTX thường xuyên có giao dịch tại thời điểm có quyền sở hữu hàng tồn kho để ghi nhận. - Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (nếu có) khi lập báo cáo tài chính được thực hiện theo cơ chế tài chính hiện hành. - Kế toán hàng tồn kho phải đồng thời kế toán chi tiết cả về giá trị và hiện vật theo từng thứ, từng loại, quy cách vật tư, hàng hóa theo từng địa điểm quản lý và sử dụng, luôn phải đảm bảo sự khớp, đúng cả về giá trị và hiện vật giữa thực tế về vật tư, hàng hóa với sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết. Trường hợp hàng tồn kho thừa phát hiện khi kiểm kê của đơn vị khác nếu xác định được là của HTX khác thì không ghi tăng hàng tồn kho tương ứng với khoản phải trả khác. - Chi phí vận chuyển, bảo quản hàng tồn kho phát sinh trong quá trình mua hàng hoặc tiếp tục quá trình sản xuất, chế biến thì được ghi nhận vào giá gốc hàng tồn kho. Chi phí vận chuyển, bảo quản hàng tồn kho liên quan đến việc tiêu thụ hàng tồn kho (kể cả chuyển hàng tồn kho đi gửi bán) thì được tính vào chi phí quản lý kinh doanh. - Trường hợp công cụ, dụng cụ, bao bì ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: