Danh mục

Giáo trình Kế toán tài chính 2: Phần 2 - TS. Dương Xuân Thao, ThS. Phạm Đức Giáp

Số trang: 113      Loại file: pdf      Dung lượng: 551.68 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiếp nội dung phần 1, Giáo trình "Kế toán tài chính 2" Phần 2 cung cấp cho người học những kiến thức như kế toán thành phẩm, bán hàng và xác định kết quả kinh doanh. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Kế toán tài chính 2: Phần 2 - TS. Dương Xuân Thao, ThS. Phạm Đức Giáp Chương 7 KẾ TOÁN THÀNH PHẨM, BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH Mục tiêu - Sinh viên phải trình bày được những kiến thức cơ bản về kế toán thành phẩm, bánhàng và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp. - Sinh viên phải vận dụng thành thạo các kiến thức đã học để giải quyết được các bàitập và các tình huống thực tế phát sinh có liên quan đến kế toán thành phẩm, bán hàng vàxác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp.1. KẾ TOÁN THÀNH PHẨM1.1. Khái niệm Thành phẩm là sản phẩm đã chế biến xong ở giai đoạn chế biến cuối cùng của quytrình công nghệ sản xuất trong doanh nghiệp hoặc thuê ngoài gia công xong đã qua kiểmnghiệm được xác nhận phù hợp với những tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng quy định và đãnhập kho hoặc bán ngay.1.2. Nhiệm vụ kế toán (1) Hạch toán đầy đủ, chính xác tình hình nhập, xuất, tồn kho về số lượng, chấtlượng và giá trị của thành phẩm. (2) Định kỳ, tiến hành phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất cả về mặt sốlượng, chất lượng và chủng loại của thành phẩm.1.3. Phương pháp đánh giá thành phẩm Thành phẩm trong doanh nghiệp luôn có sự biến động, cùng với sự thay đổi về sốlượng thành phẩm là sự thay đổi về giá trị của thành phẩm. Để phục vụ cho việc hạchtoán kịp thời và tính toán chính xác giá trị sản phẩm đã bán, gửi đi bán cần phải đánh giáthành phẩm. Về nguyên tắc, thành phẩm phải được đánh giá theo trị giá vốn thực tế (gọi là giáthực tế). Tuy nhiên trong quá trình hạch toán, doanh nghiệp có thể sử dụng 1 trong 2 cáchđánh giá: Đánh giá theo giá thực tế và đánh giá theo giá hạch toán. 68 1.3.1. Đánh giá thành phẩm theo giá thực tế 1.3.1.1. Giá thực tế của thành phẩm hoàn thành - Nếu do doanh nghiệp sản xuất, chế biến Giá thực tế của thành phẩm hoàn thành do doanh nghiệp sản xuất là giá thành sảnxuất thực tế, bao gồm: + Chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí sản xuất chung - Nếu do thuê ngoài gia công chế biến Thành phẩm do thuê ngoài gia công, chế biến hoàn thành được tính theo giá thực tếgia công chế biến, bao gồm: Chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp, chi phí thuê gia côngchế biến và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến quá trình gia công chế biến (nhưchi phí vận chuyển, bốc xếp, ...) - Nếu thành phẩm đã bán,gửi bán bị trả lại Được tính theo giá thực tế tại thời điểm xuất bán trước đây.1.3.1.2. Giá thực tế của thành phẩm xuất kho Giá thực tế của thành phẩm xuất kho được tính theo 1 trong 3 phương pháp: Giáthực tế đích danh; Bình quân gia quyền; Nhập trước -xuất trước.1.3.2. Đánh giá thành phẩm theo giá hạch toán Đánh giá thành phẩm theo giá hạch toán tương tự như đánh giá NLVL, CCDC(Đã nghiên cứu ở Chương 4 - Kế toán tài chính học phần 1).1.4. Kế toán nhập - xuất kho thành phẩm1.4.1. Chứng từ kế toán Kế toán nhập - xuất kho thành phẩm sử dụng các chứng từ sau: - Phiếu nhập kho - Phiếu xuất kho - Biên bản kiểm nghiệm vật tư, SP, hàng hóa - Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá1.4.2. Kế toán chi tiết thành phẩm Kế toán chi tiết thành phẩm được thực hiện ở kho và ở phòng kế toán (Kế toán chitiết thành phẩm tương tự như kế toán chi tiết nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ đãnghiên cứu ở chương 4 - Kế toán tài chính học phần 1). 691.4.3. Kế toán tổng hợp thành phẩm1.4.3.1. Tài khoản sử dụng Kế toán tổng hợp thành phẩm sử dụng tài khoản 155 – Thành phẩm. - Nguyên tắc kế toán (1) Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của cácloại thành phẩm của doanh nghiệp. Trong giao dịch xuất khẩu ủy thác, tài khoản này chỉ sử dụng tại bên giao ủy thác,không sử dụng tại bên nhận ủy thác (bên nhận giữ hộ). (2) Thành phẩm do các bộ phận sản xuất chính và sản xuất phụ của doanh nghiệp sảnxuất ra phải được đánh giá theo giá thành sản xuất (giá gốc), bao gồm: Chi phí nguyênliệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung và những chiphí có liên quan trực tiếp khác đến việc sản xuất sản phẩm. (3) Không được tính vào giá gốc thành phẩm các chi phí sau: + Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công và các chi phí sản xuất, kinh doanhkhác phát sinh trên mức bình thường; + Chi phí bảo quản hàng tồn kho trừ các khoản chi phí bảo quản hàng tồn kho cầnthiết cho quá trình sản xuất tiếp theo và chi phí bảo quản quy định của Chuẩn mực kếtoán “Hàng tồn kho”; + Chi phí bán hàng; + Chi phí quản lý doanh nghiệp. (4) Thành phẩm thuê ngoài gia công chế biến được đánh giá theo giá thành thực tếgia công chế biến bao gồm: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí thuê gia côngvà các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến quá trình gia công. (5) Kế toán chi tiết thành phẩm phải thực hiện theo từng kho, từng loại, nhóm, thứthành phẩm. (6) Đối với thành phẩm bất động sản (đối với các công trình doanh nghiệp là chủ đầutư): + Giá gốc thành phẩm bất động sản bao gồm toàn bộ các chi phí liên quan trực tiếptới việc đầu tư, xây dựng bất động sản (kể cả các chi phí đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầnggắn liền với bất động sản) để đưa bất động sản vào trạng thái sẵn sàng để bán. 70 + Chi phí liên quan trực tiếp tới việc đầu tư, xây dựng bất động sản phải đảm bảo làcác chi phí thực tế đã phát sinh, các chi phí đã có biên bản nghiệm thu khối lượng. + Trường hợp doanh nghiệp chưa tập hợp được đầy đủ hồ sơ, chứng từ về các khoảnchi phí liên quan trực tiếp tới việc đầu tư, xây dựng bất động sản nhưng đã phát sinhdoanh thu bán bất động sản, doanh nghiệp được trích trước một phần chi phí để tạm tínhgiá vốn hàng bán. Khi tập hợp đủ hồ sơ, chứng t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: