Giáo trình Kế toán tài chính doanh nghiệp (Tập 3): Phần 2 - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh
Số trang: 117
Loại file: pdf
Dung lượng: 835.82 KB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Phần 2 của giáo trình "Kế toán tài chính doanh nghiệp (Tập 3)" tiếp tục cung cấp cho học viên những kiến thức về: báo cáo tài chính; hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp; bảng cân đối kế toán (B01-DN); báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (B02-DN); phương pháp lập thuyết minh báo cáo tài chính (theo TT200/2014);... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Kế toán tài chính doanh nghiệp (Tập 3): Phần 2 - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh CHƯƠNG 8: BÁO CÁO TÀI CHÍNH 8.1. Ý nghĩa và yêu cầu của báo cáo tài chính 8.1.1. Thông tin kế toán tài chính Thông tin kế toán tài chính là thông tin về toàn bộ hoạt động kinh tế tài chính của các đơn vị, phản ánh được quá trình, kết quả và hiệu quả hoạt động SXKD. Để có được những quyết định kinh tế chính xác, kịp thời trong quá trình điều hành hoạt động kinh doanh đòi hỏi phải có những thông tin mang tính tổng quát, có hệ thống và tương đối toàn diện về tình hình tài sản, nguồn vốn của DN, tình hình về kết quả kinh doanh sau một thời kỳ nhất định... Do đó cần phải có thông tin của kế toán, thông tin do kế toán xử lý, tổng hợp và cung cấp thông qua hệ thống báo cáo kế toán. Các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động SXKD của các doanh nghiệp thực sự hoàn thành được lập nên các chứng từ kế toán - Từ các chứng từ kế toán làm căn cứ để xử lý và phản ánh một cách có hệ thống vào các sổ kế toán liên quan (Sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết...). Số liệu từ các tài khoản, các sổ kế toán được phân loại, được hệ thống hoá và tổng hợp theo các chỉ tiêu kinh tế tài chính để trình bày trên các báo cáo kế toán. Việc trình bày và cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng được coi là giai đoạn cuối cùng trong chu kỳ hoạt động kinh tế tài chính của doanh nghiệp; người ta giả thiết chu kỳ hoạt động của doanh nghiệp đã kết thúc, tài sản của đơn vị ở thời điểm này không vận động (trên thực tế thì tài sản của doanh nghiệp luôn vận động không ngừng). Trình tự quá trình ghi chép kế toán của doanh nghiệp có thể tóm tắt như sau: - Các nghiệp vụ kinh tế - tài chính phát sinh thực sự hoàn thành. - Thu thập thông tin qua việc lập các chứng từ kế toán. - Xử lý, phản ánh thông tin. - Phân loại, hệ thống hoá, tổng hơp thông tin. - Trình bày và cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng 154 HĐSX kinh doanh của Đối tượng sử dụng thông doanh nghiệp : Quyết định kinh tế tin: Các nghiệp vụ kinh tế - Chủ doanh nghiệp - Ngoại sinh - Cơ quan quản lý N2 - Nội sinh - Đối tượng khác Quy trình xử lý số liệu kế toán Thu thập thông tin Xử lý thông tin Cung cấp thông tin - Lập chứng từ - Phân loại - Báo cáo kế toán: - Ghi chép phản ánh - Hệ thống hoá + Báo cáo tài chính - Tổng hợp + Báo cáo quản trị Đặc điểm thông tin kế toán tài chính: - Thông tin kế toán tài chính là thông tin hiện thực, thông tin về những hoạt động kinh tế tài chính đã diễn ra, đã kết thúc hoàn thành làm cơ sở cho việc ra quyết định kinh tế. Do vậy thông tin kế toán tài chính có sự khác biệtvới thông tin dự báo, kế hoạch, thông tin xã hội, văn hoá... - Thông tin kế toán tài chính có độ tin cậy khá cao, bởi vì mọi số liệu của kế toán tài chính đều phải được chứng minh bằng các bằng chứng tin cậy khách quan đó là các chứng từ kế toán hợp pháp, hợp lệ có thể kiểm tra được. - Thông tin kế toán tài chính là thông tin có giá trị pháp lý được sử dụng để xác định các lợi ích kinh tế của các đối tượng liên quan (Nhà nước, chủ đầu tư, chủ doanh nghiệp...) và làm căn cứ pháp lý cho việc phân định trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hình sự của các thể nhân và pháp nhân. 8.1.2. Báo cáo tài chính - mục đích - tác dụng Báo cáo tài chính là phương pháp tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo các chỉ tiêu kinh tế tài chính tổng hợp, phản ánh có hệ thống tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp, tình hình và hiệu quả SXKD, tình hình lưu 155 chuyển tiền tệ và tình hình quản lý, sử dụng vốn... của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định vào một hệ thống mẫu biểu quy định thống nhất. Báo cáo tài chính bao gồm một hệ thống số liệu kinh tế tài chính được tổng hợp, được rút ra từ các sổ kế toán tổng hợp, các sổ kế toán chi tiết và những thuyết minh cần thiết bằng văn bản về những số liệu đó. Báo cáo tài chính là phương pháp quan trọng để chuyển tải thông tin kế toán tài chính đến người ra quyết định, đó là những thông tin công khai về sản nghiệp, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp... phục cụ cho các đối tượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Điều này khác biệt với các báo cáo kế toán nội bộ (báo cáo quản trị) chỉ cung cấp thông tin kế toán phụ vụ cho yêu cầu quản lý nội bộ doanh nghiệp. Đối tượng sử dụng thông tin báo cáo tài chính là những người bên trong và bên ngoài doanh nghiệp đó là những đối tượn ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Kế toán tài chính doanh nghiệp (Tập 3): Phần 2 - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh CHƯƠNG 8: BÁO CÁO TÀI CHÍNH 8.1. Ý nghĩa và yêu cầu của báo cáo tài chính 8.1.1. Thông tin kế toán tài chính Thông tin kế toán tài chính là thông tin về toàn bộ hoạt động kinh tế tài chính của các đơn vị, phản ánh được quá trình, kết quả và hiệu quả hoạt động SXKD. Để có được những quyết định kinh tế chính xác, kịp thời trong quá trình điều hành hoạt động kinh doanh đòi hỏi phải có những thông tin mang tính tổng quát, có hệ thống và tương đối toàn diện về tình hình tài sản, nguồn vốn của DN, tình hình về kết quả kinh doanh sau một thời kỳ nhất định... Do đó cần phải có thông tin của kế toán, thông tin do kế toán xử lý, tổng hợp và cung cấp thông qua hệ thống báo cáo kế toán. Các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động SXKD của các doanh nghiệp thực sự hoàn thành được lập nên các chứng từ kế toán - Từ các chứng từ kế toán làm căn cứ để xử lý và phản ánh một cách có hệ thống vào các sổ kế toán liên quan (Sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết...). Số liệu từ các tài khoản, các sổ kế toán được phân loại, được hệ thống hoá và tổng hợp theo các chỉ tiêu kinh tế tài chính để trình bày trên các báo cáo kế toán. Việc trình bày và cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng được coi là giai đoạn cuối cùng trong chu kỳ hoạt động kinh tế tài chính của doanh nghiệp; người ta giả thiết chu kỳ hoạt động của doanh nghiệp đã kết thúc, tài sản của đơn vị ở thời điểm này không vận động (trên thực tế thì tài sản của doanh nghiệp luôn vận động không ngừng). Trình tự quá trình ghi chép kế toán của doanh nghiệp có thể tóm tắt như sau: - Các nghiệp vụ kinh tế - tài chính phát sinh thực sự hoàn thành. - Thu thập thông tin qua việc lập các chứng từ kế toán. - Xử lý, phản ánh thông tin. - Phân loại, hệ thống hoá, tổng hơp thông tin. - Trình bày và cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng 154 HĐSX kinh doanh của Đối tượng sử dụng thông doanh nghiệp : Quyết định kinh tế tin: Các nghiệp vụ kinh tế - Chủ doanh nghiệp - Ngoại sinh - Cơ quan quản lý N2 - Nội sinh - Đối tượng khác Quy trình xử lý số liệu kế toán Thu thập thông tin Xử lý thông tin Cung cấp thông tin - Lập chứng từ - Phân loại - Báo cáo kế toán: - Ghi chép phản ánh - Hệ thống hoá + Báo cáo tài chính - Tổng hợp + Báo cáo quản trị Đặc điểm thông tin kế toán tài chính: - Thông tin kế toán tài chính là thông tin hiện thực, thông tin về những hoạt động kinh tế tài chính đã diễn ra, đã kết thúc hoàn thành làm cơ sở cho việc ra quyết định kinh tế. Do vậy thông tin kế toán tài chính có sự khác biệtvới thông tin dự báo, kế hoạch, thông tin xã hội, văn hoá... - Thông tin kế toán tài chính có độ tin cậy khá cao, bởi vì mọi số liệu của kế toán tài chính đều phải được chứng minh bằng các bằng chứng tin cậy khách quan đó là các chứng từ kế toán hợp pháp, hợp lệ có thể kiểm tra được. - Thông tin kế toán tài chính là thông tin có giá trị pháp lý được sử dụng để xác định các lợi ích kinh tế của các đối tượng liên quan (Nhà nước, chủ đầu tư, chủ doanh nghiệp...) và làm căn cứ pháp lý cho việc phân định trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hình sự của các thể nhân và pháp nhân. 8.1.2. Báo cáo tài chính - mục đích - tác dụng Báo cáo tài chính là phương pháp tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo các chỉ tiêu kinh tế tài chính tổng hợp, phản ánh có hệ thống tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp, tình hình và hiệu quả SXKD, tình hình lưu 155 chuyển tiền tệ và tình hình quản lý, sử dụng vốn... của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định vào một hệ thống mẫu biểu quy định thống nhất. Báo cáo tài chính bao gồm một hệ thống số liệu kinh tế tài chính được tổng hợp, được rút ra từ các sổ kế toán tổng hợp, các sổ kế toán chi tiết và những thuyết minh cần thiết bằng văn bản về những số liệu đó. Báo cáo tài chính là phương pháp quan trọng để chuyển tải thông tin kế toán tài chính đến người ra quyết định, đó là những thông tin công khai về sản nghiệp, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp... phục cụ cho các đối tượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Điều này khác biệt với các báo cáo kế toán nội bộ (báo cáo quản trị) chỉ cung cấp thông tin kế toán phụ vụ cho yêu cầu quản lý nội bộ doanh nghiệp. Đối tượng sử dụng thông tin báo cáo tài chính là những người bên trong và bên ngoài doanh nghiệp đó là những đối tượn ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Giáo trình Kế toán tài chính doanh nghiệp Kế toán tài chính doanh nghiệp Báo cáo tài chính Hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp Bảng cân đối kế toán Thuyết minh báo cáo tài chínhGợi ý tài liệu liên quan:
-
18 trang 462 0 0
-
Phương pháp phân tích báo cáo tài chính: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quang
175 trang 382 1 0 -
Các bước trong phương pháp phân tích báo cáo tài chính đúng chuẩn
5 trang 292 0 0 -
Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính (Tái bản lần thứ ba): Phần 2
194 trang 292 1 0 -
Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính: Phần 2 (Tái bản lần thứ nhất)
388 trang 272 1 0 -
Kế toán cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp
52 trang 254 0 0 -
88 trang 234 1 0
-
128 trang 221 0 0
-
6 trang 205 0 0
-
9 trang 204 0 0