Danh mục

Giáo trình Kế toán thuế (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng) - Trường CĐ Nghề Việt Đức Hà Tĩnh

Số trang: 92      Loại file: pdf      Dung lượng: 760.88 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

(NB) Giáo trình Kế toán thuế cung cấp cho người học những kiến thức như: Giới thiệu về thuế và kế toán thuế; kế toán thuế giá trị gia tăng; kế toán thuế tiêu thụ đặc biệt; kế toán thuế xuất nhập khẩu;...Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Kế toán thuế (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng) - Trường CĐ Nghề Việt Đức Hà Tĩnh ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT - ĐỨC HÀ TĨNH GIÁO TRÌNH Môn học: Kế toán thuế Nghề: Kế toán doanh nghiệp Trình độ: Cao đẳng Tài liệu lưu hành nội bộ Năm 2017 Chương 1 GIỚI THIỆU VỀ THUẾ VÀ KẾ TOÁN THUẾ 1. TỔNG QUAN VỀ THUẾ 1.1. Thuế và vai trò của thuế a. Khái niệm về thuế Thuế là một khoản nộp bắt buộc mà các thể nhân và pháp nhân có nghĩa vụ phải thực hiện đối với Nhà nước, phát sinh trên cơ sở các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành, không mang tính chất đối giá và hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp thuế. Thuế không phải là một hiện tượng tự nhiên mà là một hiện tượng xã hội do chính con người định ra và nó gắn liền với phạm trù Nhà nước và pháp luật b. Vai trò của thuế Vai trò của thuế là sự biểu hiện cụ thể các chức năng của thuế trong những điều kiện kinh tế, xã hội nhất định. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, với sự thay đổi phương thức can thiệp của Nhà nước vào hoạt động kinh tế, thuế đóng vai trò hết sức quan trọng đối với qúa trình phát triển kinh tế - xã hội. Vai trò của thuế được thể hiện trên các khía cạnh sau đây: - Pháp luật thuế là công cụ chủ yếu của Nhà nước nhằm huy động tập trung một phần của cải vật chất trong xã hội vào ngân sách Nhà nước. - Pháp luật thuế là công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế và đời sống xã hội. - Pháp luật thuế là công cụ góp phần đảm bảo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và công bằng xã hội. 1.2. Các yếu tố cấu thành của một sắc thuế Hệ thống thuế của bất kỳ quốc gia nào cũng gồm nhiều loại thuế hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau, nhằm những mục tiêu khác nhau và có phương pháp tính riêng biệt. Tuy nhiên, chúng thống nhất ở những yếu tố cơ bản cấu thành một sắc thuế như sau: a. Tên gọi của các sắc thuế Tên gọi của một sắc thuế thường phản ánh nội dung chính của nó và để phân biệt với những loại thuế khác. Vì vậy, các nhà làm luật thường chọn tên ngắn gọn, dễ hiểu để đặt tên cho một sắc thuế và sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt sắc thuế đó sẽ được ban hành và công bố ra toàn xã hội. Đặt tên cho thuế ngoài mục đích quản lý còn nhằm bảo vệ dân chún không nộp thuế trùng lặp. Các đặt tên thuế được sử dụng phổ biến là: - Đặt theo nội dung thuế: Thuế xuất khẩu, nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt,… - Đặt theo đối tượng đánh thuế: Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng,… b. Đối tượng nộp thuế (người nộp thuế) Là những pháp nhân và cá nhân có đối tượng tính thuế, không chỉ là đơn vị kinh doanh mới là người nộp thuế mà bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào có đối tượng tính thuế đều thuộc diện nộp thuế. Ví dụ, một cá nhân nhận được quà tặng và sử dụng vào mục đích cá nhân nhưng có giá trị lớn thì cũng phải nộp thuế theo quy định của pháp luật. Người nộp thuế là người đem tiền nộp cho Nhà nước, người chịu thuế là người có thu nhập bị thuế điều tiết. Thuế mà người chịu thuế trực tiếp mang tiền thuế nộp cho Nhà nước được gọi là thuế trực thu. Thuế mà người chịu thuế không trực tiếp mang tiền nộp cho Nhà nước gọi là thuế gián thu. Theo đó, thuế đánh vào hàng hóa, dịch vụ là thuế gián thu. Thuế đánh vào thu nhập, tài sản là thuế trực thu. c. Đối tượng tính thuế Là những căn cứ để xác định số tiền thuế phải nộp. Nói cách khác đối tượng tính thuế là cơ sở tính thuế được thể hiện dưới dạng tiền tệ. Mỗi loại thuế đều được xây dựng trên một đối tượng xác định cụ thể. Không thể một loại thuế vừa tính trên đối tượng này vừa tính trên đối tượng khác. Có ba đối tượng chính để tính thuế như sau: - Giá trị hàng hóa và dịch vụ được tạo bởi hoạt động kinh tế. - Giá trị tài sản. - Thu nhập của doanh nghiệp hoặc cá nhân. Đối với loại thuế đánh vào hàng hóa, dịch vụ hay tài sản, xác định đối tượng tính thuế thể hiện qua việc xác định đồng thời đối tượng chịu thuế và giá tính thuế. Ví dụ: đối tượng chịu thuế nhập khẩu là các mặt hàng nhập khẩu, giá tính thuế có thể là giá bán của hàng hóa và dịch vụ hoặc giá do Nhà nước quy định. Đối với loại thuế đánh vào thu nhập của doanh nghiệp và cá nhân giá tính thuế được căn cứ vào thu nhập của doanh nghiệp và cá nhân. d. Thuế suất Thuế suất có hai loại cơ bản: Thuế suất tuyệt đối và thuế suất tỷ lệ - Thuế suất tuyệt đối là mức thuế suất tính bằng số tuyệt đối cho đối tượng tính thuế. Loại thuế suất này có ưu điểm là minh bạch, cố định nên đối tượng nộp thuế dễ dàng xác định chính xác số thuế phải nộp. Nhược điểm là không phản ánh chính xác diễn biến tăng giảm của hoạt động kinh tế. Ví dụ: như thuế môn bài được xác định bằng số tuyệt đối 1.000.000 đồng, 2.000.000 đồng, 3.000.000 đồng…. - Thuế suất tỷ lệ là mức thuế được tính bằng tỷ lệ phần trăm quy định cho mỗi đối tượng tính thuế. Loại thuế suất này rất linh hoạt và phù hợp với nền kinh tế nhiều biến động. Thuế suất tỷ lệ được sử dụng phổ biến trong nhiều loại thuế ở các nước trên thế giới như: Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập cá nhân,…Ví dụ thuế suất tỷ lệ: 5%, 10%, 15%,… e. Quy trình khai báo và thủ tục thu nộp thuế Quy trình khai báo và thủ tục nộp thuế xác định về nhiệm vụ, trách nhiệm kê khai, thời hạn nộp và các cơ quan liên quan. Về kê khai: - Theo mẫu quy định - Theo định kỳ quy định (tháng, quý, năm) - Thời hạn nộp tờ khai (chậm nhất là ngày nào) Về nộp thuế: - Nộp ở đâu (Kho bạc, ngân hàng,…) - Nộp bằng gì (Tiền mặt, tiền gửi, nộp điện tử) - Thời hạn nộp thuế - Xử lý vi phạm Về chế độ miễn giảm thuế: - Có thể miễn giảm trong thời gian đầu mới thành lập. - Theo vùng miền khó khăn. - Theo ngành nghề ưu đãi 1.3. Phân loại thuế Phân loại thuế là việc sắp xếp các loại thuế trong hệ thống pháp luật thuế thành những nhóm kh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: