Danh mục

Giáo trình Kế toán thuế (Nghề: Kế toán tin học - Trung cấp): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô

Số trang: 73      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.09 MB      Lượt xem: 26      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Kế toán thuế (Nghề: Kế toán tin học - Trung cấp) được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên ứng dụng được phần hành kế toán trong việc thực hiện công tác kế toán thuế tại các doanh nghiệp. Giáo trình được chia thành 2 phần, phần 2 trình bày những nội dung về: kế toán thuế xuất nhập khẩu; kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp; kế toán thuế thu nhập cá nhân; kế toán các loại thuế khác, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Kế toán thuế (Nghề: Kế toán tin học - Trung cấp): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô BÀI 4: KẾ TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU Mã bài: MĐ25.04 Mục tiêu: - Trình bày được kiến thức cơ bản và nguyên tắc kế toán thuế xuất nhập khẩu - Trình bày được phương pháp kế toán thuế xuất nhập khẩu - Vận dụng kiến làm được bài thực hành ứng dụng về kế toán thuế xuất nhập khẩu - Xác định được các chứng từ kế toán thuế xuất nhập khẩu - Trung thực, nghiêm túc, tuân thủ chế độ kế toán hiện hàn Nội dung chính: 1. Tổng quan về thuế xuất nhập khẩu 1.1. Khái niệm Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là sắc thuế đánh vào hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong quan hệ thương mại quốc tế. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam; hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới và hàng hóa mua bán, trao đổi khác được coi là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. 1.2. Đặc điểm - Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là loại thuế gián thu. - Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là loại thuế gắn liền với hoạt động ngoại thương. Hoạt động ngoại thương giữ một vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển của nền kinh tế quốc dân, tuy nhiên hoạt động này đòi hỏi phải có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước. Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là một công cụ quan trọng của nhà nước trong việc kiểm soát hoạt động ngoại thương thông qua việc kê khai, kiểm tra, tính thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. - Thuế xuất khẩu, nhập khẩu chịu ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố quốc tế như: sự biến động nền kinh tế thế giới, xu hướng thương mại, quốc tế… Thuế xuất khẩu, nhập khẩu điều chỉnh vào hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hoá của một quốc gia. Sự biến động của kinh tế thế giới, xu hướng thương mại quốc tế trong từng thời kỳ sẽ tác động trực tiếp tới hàng hoá xuất, nhập khẩu của các quốc gia, nhất là trong xu thế tự do, toàn cầu hoá thương mại quốc tế như hiện nay. 1.3. Nội dung cơ bản của thuế XNK 1.3.1. Phạm vi áp dụng a. Đối tượng chịu thuế Đối tượng chịu thuế XK, NK là tất cả hàng hóa được phép xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định hiện hành bao gồm: - Hàng hoá xuất, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam. - Hàng hóa được đưa từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước. Khu phi thuế quan bao gồm: khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, khu bảo thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại - công nghiệp và các khu vực kinh tế khác được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, có quan hệ mua bán trao đổi hàng hoá giữa khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu. 52 - Hàng hoá mua bán, trao đổi khác được coi là hàng hoá xuất, nhập khẩu. b. Đối tượng không chịu thuế XK, NK Hàng hoá trong các TH sau đây là đối tượng không chịu thuế XK, thuế nhập khẩu: - Hàng hoá vận chuyển quá cảnh qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam theo quy định của pháp luật. - Hàng hoá viện trợ nhân đạo, hàng hoá viện trợ không hoàn lại của các Chính phủ, các tổ chức thuộc Liên hợp quốc, các tổ chức liên chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài (NGO), các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân người nước ngoài cho Việt Nam và ngược lại, nhằm phát triển kinh tế - xã hội, hoặc các mục đích nhân đạo khác được thực hiện thông qua các văn kiện chính thức giữa hai Bên, được cấp có thẩm quyền phê duyệt; các khoản trợ giúp nhân đạo, cứu trợ khẩn cấp nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh. - Hàng hoá từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài; hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hoá đưa từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác. - Hàng hoá là phần dầu khí thuộc thuế tài nguyên của Nhà nước khi xuất khẩu. c. Đối tượng nộp thuế Tổ chức, cá nhân có hàng hóa XK, NK thuộc đối tượng chịu thuế bao gồm: - Chủ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; - Tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa; - Cá nhân có hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu khi xuất cảnh, nhập cảnh; gửi hoặc nhận hàng hoá qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam. d. Đối tượng được uỷ quyền, bảo lãnh, nộp thay thuế Đối tượng được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thay thuế, bao gồm: - Đại lý làm thủ tục hải quan trong trường hợp được đối tượng nộp thuế uỷ quyền nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. - Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế trong trường hợp nộp thay thuế cho đối tượng nộp thuế. - Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng trong trường hợp bảo lãnh, nộp thay thuế cho đối tượng nộp thuế. 1.3.2. Tỷ giá tính thuế Tỷ giá giữa đồng Việt Nam với đồng tiền nước ngoài dùng để xác định giá tính thuế là tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm tính thuế, được đăng trên Báo Nhân dân, đưa tin trên trang điện tử hàng ngày của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; 1.3.3. Căn cứ tính thuế 1.3.3.1. Đối với hàng hoá áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (%) a. Căn cứ tính thuế 53 - Số lượng từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong Tờ khai hải quan; - Giá tính thuế từng mặt hàng; - Thuế suất từng mặt hàng. b. Phương pháp tính thuế Số thuế XK,NK Số lượng hàng từng Trị giá tính thuế Thuế suất của phải nộp = mặt hàng ghi trong × trên từng đơn × từng mặt hàng Tờ khai Hải quan vị hàng hóa Trong đó: - Số lượng hàng hoá XK, NK làm căn cứ để tính thuế là số luợng từng mặt hàng thực tế xuất, nhập khẩu. Số lượng này được xác định trên tờ khai hải quan của tổ chức, cá nhân có hàng hoá xuất, nhập khẩu. - Trị giá tính thuế trên từng đơn vị hàng : Trị giá giữa đồng Việt Nam và đồng tiền nước ngoài dùng để xác định trị giá tính thuế là tỷ giá giao dịch bìn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: