Giáo trình Kế toán thương mại dịch vụ (Nghề Kế toán doanh nghiệp - Trình độ Cao đẳng): Phần 2 - CĐ GTVT Trung ương I
Số trang: 69
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.01 MB
Lượt xem: 18
Lượt tải: 0
Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Giáo trình Kế toán quản trị (Nghề Kế toán doanh nghiệp - Trình độ Cao đẳng): Phần 2 gồm có những nội dung chính sau: Kế toán các nghiệp vụ ngoại tệ và hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, kế toán hoạt động kinh doanh dịch vụ, kế toán xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại dịch vụ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Kế toán thương mại dịch vụ (Nghề Kế toán doanh nghiệp - Trình độ Cao đẳng): Phần 2 - CĐ GTVT Trung ương I CHƢƠNG 2: KẾ TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ NGOẠI TỆ VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU 1. Kế toán các nghiệp vụ ngoại tệ 1.1. Nội dung và nguyên tắc hạch toán 1.1.1. Chênh lệch tỷ giá hối đoái. Trƣờng hợp doanh nghiệp phát sinh các đơn vị tiền tệ khác với đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán và lập báo cáo tài chính thì quy đổi và sẽ làm phát sinh chênh lệch tỷ giá hối đoái. Chênh lệch tỷ giá hối đoái là chênh lệch từ việc trao đổi thực tế hoặc quy đổi cùng một số lƣợng tiền tệ khác sang đơn vị tiền tệ kế toán theo tỷ giá hối đoái khác nhau. Chênh lệch tỷ giá hối đoái chủ yếu phát sinh trong các trƣờng hợp: - Thực tế mua bán, trao đổi, thanh toán các nghiệp vụ bằng ngoại tệ trong kỳ. Trong trƣờng hợp này, tỷ giá hối đoái giữa đơn vị tiền tệ khác với đơn vị tiền tệ kế toán sẽ đƣợc ghi theo tỷ giá hối đoái ngày giao dịch. - Đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại ngày lập bảng cân đối kế toán ở thời điểm cuối năm tài chính. Ở thời điểm kết thúc năm tài chính về nguyên tắc các khoản mục tiền tệ phải đƣợc báo cáo bằng tỷ giá cuối năm tài chính. Vì vậy, ở thời điểm này doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ gia hối đoái giao dịch bình quân trên thị trƣờng bình quân liên ngân hàng do ngân hàng nhà nƣớc Việt nam công bố tại thời điểm cuối năm tài chính. - Đối với các doanh nghiệp sử dụng công cụ tài chính để dự phòng rủi ro hối đoái thì các khoản vay, nợ phải trả có gốc ngoại tệ đƣợc hạch toán theo tỷ giá hối đoái thực tế phát sinh. Doanh nghiệp không đƣợc đánh giá lại các khoản vay, nợ phải trả có gốc ngoại tệ đã sử dụng công cụ tài chính để dự phòng rủi ro hối đoái. 1.1.2. Nguyên tắc ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ ở thời điểm cuối năm tài chính. 57 Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ thì một mặt phải theo dõi chi tiết theo từng nguyên tệ, mặt khác phải quy đổi ra tiền Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam theo tỷ giá thực tế giao dịch hoặc tỷ giá thực tế bình quân trên thị trƣờng ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế để ghi sổ kế toán. Cụ thể: + Đối với các tài khoản phản ánh doanh thu, chi phí, hàng tồn kho, TSCĐ và bên Nợ của các tài khoản vốn bằng tiền.. thì phản ánh theo tỷ giá thực tế giao dịch hoặc tỷ giá thực tế bình quân do liên ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam công bố. + Đối với bên Có của các t ài khoản vốn bằng tiền đƣợc ghi theo tỷ giá đang phản ánh trên sổ kế toán (đƣợc tính theo 1 trong 4 phƣơng pháp: Tỷ giá đích danh, tỷ giá bình quân, tỷ giá nhập trƣớc- xuất trƣớc, tỷ giá nhập sau - xuất trƣớc). + Đối với bên Nợ của các tài khoản nợ phải thu hoặc bên Có của các tài khoản nợ phải trả đƣợc ghi theo tỷ giá thực tế giao dịch hoặc tỷ giá thực tế bình quân do liên ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam công bố. + Đối với bên Có của các tài khoản nợ phải thu hoặc bên Nợ của các tài khoản nợ phải trả đƣợc ghi theo tỷ giá đang phản ánh trên sổ kế toán. + Cuối năm tài chính, số dƣ của các tài khoản phản ánh các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ phải đƣợc đánh giá lại theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trƣờng ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam công bố vào thời điểm lập Bảng cân đối kế toán cuối năm tài chính, sử dụng tài khoản 413 Chênh lệch tỷ giá hối đoái. Nhƣ vậy, đối với nghiệp vụ nhập khẩu trực tiếp, tài khoản 413 Chênh lệch tỷ giá hối đoái chỉ đƣợc sử dụng để đánh giá lại số dƣ của tài khoản 331 Phải trả cho ngƣời bán cuối năm tài chính, trƣờng hợp doanh nghiệp thƣơng mại nhập khẩu hàng hoá chƣa trả tiền. 1.1.3. Nguyên tắc xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái. - Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ thì một mặt phải theo dõi chi tiết theo từng nguyên tệ, mặt khác phải quy đổi ra tiền Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam theo tỷ giá thực tế giao dịch hoặc tỷ giá thực tế bình quân trên thị trƣờng ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế để ghi sổ kế toán. 58 - Toàn bộ chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ đối với các doanh nghiệp thƣơng mại đƣợc ghi nhận ngay vào doanh thu hoặc chi phí tài chính của doanh nghiệp; còn khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính thì sau khi phản ánh trên tài khoản 413 cũng đƣợc kết chuyển vào doanh thu hoặc chi phí tài chính của doanh nghiệp. 1.2. Tài khoản sử dụng. * Tài khoản 413 – chênh lệch tỷ giá hối đoái. - Công dụng: Tài khoản này dùng để phản ánh số chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong hoạt động đầu tƣ xây dựng cơ bản (giai đoạn trƣớc hoạt động); chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ cuối năm tài chính; khoản chênh lệch chênh lệch tỷ giá hối đoái khi chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ sở ở nƣớc ngoài và tình hình xử lý số chênh lệch tỷ giá hối đoái đó. - Kết cấu: Bên nợ: + Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lỗ tỷ giá). + Kết chuyển chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lãi tỷ giá). Bên có: + Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lãi tỷ giá). + Kết chuyển chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lỗ tỷ giá). Tài khoản 413 – “chênh lệch tỷ giá hối đoái ” có thể có số dƣ bên nợ hoặc số dƣ bên có. Số dư bên nợ: Số chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh hoặc đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lỗ tỷ giá); Số chênh lệch tỷ giá hối đoái từ chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ sở ở nƣớc ngoài chƣa xử lý ở thời điểm lập bảng cân đối kế toán. Số dư bên có: Số chênh lệch tỷ giá hối đoái phá ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Kế toán thương mại dịch vụ (Nghề Kế toán doanh nghiệp - Trình độ Cao đẳng): Phần 2 - CĐ GTVT Trung ương I CHƢƠNG 2: KẾ TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ NGOẠI TỆ VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU 1. Kế toán các nghiệp vụ ngoại tệ 1.1. Nội dung và nguyên tắc hạch toán 1.1.1. Chênh lệch tỷ giá hối đoái. Trƣờng hợp doanh nghiệp phát sinh các đơn vị tiền tệ khác với đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán và lập báo cáo tài chính thì quy đổi và sẽ làm phát sinh chênh lệch tỷ giá hối đoái. Chênh lệch tỷ giá hối đoái là chênh lệch từ việc trao đổi thực tế hoặc quy đổi cùng một số lƣợng tiền tệ khác sang đơn vị tiền tệ kế toán theo tỷ giá hối đoái khác nhau. Chênh lệch tỷ giá hối đoái chủ yếu phát sinh trong các trƣờng hợp: - Thực tế mua bán, trao đổi, thanh toán các nghiệp vụ bằng ngoại tệ trong kỳ. Trong trƣờng hợp này, tỷ giá hối đoái giữa đơn vị tiền tệ khác với đơn vị tiền tệ kế toán sẽ đƣợc ghi theo tỷ giá hối đoái ngày giao dịch. - Đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại ngày lập bảng cân đối kế toán ở thời điểm cuối năm tài chính. Ở thời điểm kết thúc năm tài chính về nguyên tắc các khoản mục tiền tệ phải đƣợc báo cáo bằng tỷ giá cuối năm tài chính. Vì vậy, ở thời điểm này doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ gia hối đoái giao dịch bình quân trên thị trƣờng bình quân liên ngân hàng do ngân hàng nhà nƣớc Việt nam công bố tại thời điểm cuối năm tài chính. - Đối với các doanh nghiệp sử dụng công cụ tài chính để dự phòng rủi ro hối đoái thì các khoản vay, nợ phải trả có gốc ngoại tệ đƣợc hạch toán theo tỷ giá hối đoái thực tế phát sinh. Doanh nghiệp không đƣợc đánh giá lại các khoản vay, nợ phải trả có gốc ngoại tệ đã sử dụng công cụ tài chính để dự phòng rủi ro hối đoái. 1.1.2. Nguyên tắc ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ ở thời điểm cuối năm tài chính. 57 Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ thì một mặt phải theo dõi chi tiết theo từng nguyên tệ, mặt khác phải quy đổi ra tiền Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam theo tỷ giá thực tế giao dịch hoặc tỷ giá thực tế bình quân trên thị trƣờng ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế để ghi sổ kế toán. Cụ thể: + Đối với các tài khoản phản ánh doanh thu, chi phí, hàng tồn kho, TSCĐ và bên Nợ của các tài khoản vốn bằng tiền.. thì phản ánh theo tỷ giá thực tế giao dịch hoặc tỷ giá thực tế bình quân do liên ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam công bố. + Đối với bên Có của các t ài khoản vốn bằng tiền đƣợc ghi theo tỷ giá đang phản ánh trên sổ kế toán (đƣợc tính theo 1 trong 4 phƣơng pháp: Tỷ giá đích danh, tỷ giá bình quân, tỷ giá nhập trƣớc- xuất trƣớc, tỷ giá nhập sau - xuất trƣớc). + Đối với bên Nợ của các tài khoản nợ phải thu hoặc bên Có của các tài khoản nợ phải trả đƣợc ghi theo tỷ giá thực tế giao dịch hoặc tỷ giá thực tế bình quân do liên ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam công bố. + Đối với bên Có của các tài khoản nợ phải thu hoặc bên Nợ của các tài khoản nợ phải trả đƣợc ghi theo tỷ giá đang phản ánh trên sổ kế toán. + Cuối năm tài chính, số dƣ của các tài khoản phản ánh các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ phải đƣợc đánh giá lại theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trƣờng ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam công bố vào thời điểm lập Bảng cân đối kế toán cuối năm tài chính, sử dụng tài khoản 413 Chênh lệch tỷ giá hối đoái. Nhƣ vậy, đối với nghiệp vụ nhập khẩu trực tiếp, tài khoản 413 Chênh lệch tỷ giá hối đoái chỉ đƣợc sử dụng để đánh giá lại số dƣ của tài khoản 331 Phải trả cho ngƣời bán cuối năm tài chính, trƣờng hợp doanh nghiệp thƣơng mại nhập khẩu hàng hoá chƣa trả tiền. 1.1.3. Nguyên tắc xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái. - Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ thì một mặt phải theo dõi chi tiết theo từng nguyên tệ, mặt khác phải quy đổi ra tiền Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam theo tỷ giá thực tế giao dịch hoặc tỷ giá thực tế bình quân trên thị trƣờng ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế để ghi sổ kế toán. 58 - Toàn bộ chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ đối với các doanh nghiệp thƣơng mại đƣợc ghi nhận ngay vào doanh thu hoặc chi phí tài chính của doanh nghiệp; còn khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính thì sau khi phản ánh trên tài khoản 413 cũng đƣợc kết chuyển vào doanh thu hoặc chi phí tài chính của doanh nghiệp. 1.2. Tài khoản sử dụng. * Tài khoản 413 – chênh lệch tỷ giá hối đoái. - Công dụng: Tài khoản này dùng để phản ánh số chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong hoạt động đầu tƣ xây dựng cơ bản (giai đoạn trƣớc hoạt động); chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ cuối năm tài chính; khoản chênh lệch chênh lệch tỷ giá hối đoái khi chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ sở ở nƣớc ngoài và tình hình xử lý số chênh lệch tỷ giá hối đoái đó. - Kết cấu: Bên nợ: + Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lỗ tỷ giá). + Kết chuyển chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lãi tỷ giá). Bên có: + Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lãi tỷ giá). + Kết chuyển chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lỗ tỷ giá). Tài khoản 413 – “chênh lệch tỷ giá hối đoái ” có thể có số dƣ bên nợ hoặc số dƣ bên có. Số dư bên nợ: Số chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh hoặc đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lỗ tỷ giá); Số chênh lệch tỷ giá hối đoái từ chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ sở ở nƣớc ngoài chƣa xử lý ở thời điểm lập bảng cân đối kế toán. Số dư bên có: Số chênh lệch tỷ giá hối đoái phá ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kế toán doanh nghiệp Giáo trình Kế toán thương mại dịch vụ Kế toán thương mại dịch vụ Kế toán bán hàng hóa Kế toán hàng hóa dự trữ Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho Kế toán nghiệp vụ ngoại tệGợi ý tài liệu liên quan:
-
3 trang 294 0 0
-
Kế toán cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp
52 trang 246 0 0 -
Giáo trình Quản trị doanh nghiệp (Nghề: Kế toán doanh nghiệp) - CĐ Cơ Giới Ninh Bình
156 trang 209 0 0 -
92 trang 191 5 0
-
53 trang 158 0 0
-
163 trang 139 0 0
-
Bảng cân đối kế toán, kết cấu, nội dung và phương pháp lập bảng cân đối kế toán
7 trang 129 0 0 -
Vận dụng các kiến thức của môn triết học trong môn nguyên lý kế toán, kiểm toán căn bản
9 trang 113 0 0 -
Lý thuyết - bài tập - bài giải mẫu và câu hỏi trắc nghiệm Kế toán thương mại - dịch vụ: Phần 1
253 trang 112 0 0 -
4 trang 110 0 0