Danh mục

Giáo trình Kết cấu bê tông cốt thép (Nghề: Kỹ thuật xây dựng - Trình độ Cao đẳng): Phần 1 - Trường Cao đẳng Nghề An Giang

Số trang: 54      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.05 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (54 trang) 0
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình kết cấu bê tông cốt thép trình bày về các lý thuyết tính toán cơ bản theo TCXDVN 5574 – 2018 phù hợp với trình độ cao đẳng. Nhằm giúp các sinh viên: Nắm vững lý thuyết; Chọn sơ đồ tính; Xác định tải trọng; Tính nội lực; Tính và bố trí cốt thép như cách thể hiện bản vẽ kết cấu về cột, dầm, sàn. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 1 giáo trình.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Kết cấu bê tông cốt thép (Nghề: Kỹ thuật xây dựng - Trình độ Cao đẳng): Phần 1 - Trường Cao đẳng Nghề An Giang ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ AN GIANG GIÁO TRÌNH KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP NGÀNH: KỸ THUẬT XÂY DỰNG Trình độ: Cao đẳng (Ban hành theo Quyết định số: 568 /QĐ-CĐN ngày 21tháng 5 năm 2018 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề An Giang) Năm ban hành: 2020 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU Kết cấu bê tông cốt thép là loại kết cấu chủ yếu dùng trong xây dựng dân dụng. Kiến thức về kết cấu bê tong cốt thép cần thiết cho các cán bộ kỹ thuật xây dựng, các công nhân nghề bậc cao. Giáo trình kết cấu bê tông cốt thép trình bày về các lý thuyết tính toán cơ bản theo TCXDVN 5574 – 2018 phù hợp với trình độ cao đẳng. Nhằm giúp các sinh viên: - Nắm vững lý thuyết; - Chọn sơ đồ tính; - Xác định tải trọng; - Tính nội lực; - Tính và bố trí cốt thép như cách thể hiện bản vẽ kết cấu về cột, dầm, sàn. Giáo trình được dùng làm tài liệu giảng dạy cho sinh viên ngành kỹ thuật xây dựng cơ bản ở các trường cao đẳng theo tiêu chuẩn hiện hành. Đối với trình độ cao đẳng nghề thì học hết tất cả các nội dung của giáo trình. Nội dung chính: - Chương 1: Nguyên lý tính toán và cấu tạo. - Chương 2: Cấu kiện chịu uốn tính toán theo cường độ - Chương 3: Cấu kiện chịu nén. - Chương 4: Sàn phẳng Tôi xin chân thành cám ơn các giáo viên giảng dạy trong tổ bộ môn đã giúp đỡ tôi, cũng như các giáo viên trong Khoa Xây dựng đã đóng góp nhiều ý kiến trong quá trình biên soạn. An Giang, ngày 07 tháng 2 năm 2020 GV Biên soạn NGUYỄN ĐĂNG VIẾT THỤY THỦY TIÊN 2 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG LỜI GIỚI THIỆU 2 MỤC LỤC 3 CHƯƠNG 1 NGUYÊN LÝ TÍNH TOÁN VÀ CẤU TẠO. 4 CHƯƠNG 2: CẤU KIỆN CHỊU UỐN TÍNH TOÁN THEO CƯỜNG ĐỘ 19 CHƯƠNG 3 CẤU KIỆN CHỊU NÉN. 55 CHƯƠNG 4 SÀN PHẲNG 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO 108 PHỤ LỤC 109 3 CHƯƠNG 1 NGUYÊN LÝ TÍNH TOÁN VÀ CẤU TẠO. Mục tiêu: - Nêu được vị trí cốt thép trong BTCT. - Nêu được nguyên nhân sự liên kết giữa bê tông và cốt thép. - Nhận xét được ưu và nhược điểm về BTCT. - Trình bày được tính chất của BTCT. - Trình bày được nguyên lý tính toán của BTCT. Nội dung chính: I. KHÁI NIỆM CHUNG. 1. Khái niệm về bê tông cốt thép - Phân loại. Khái niệm: - Bê tông: Gồm các cốt liệu (đá, sỏi, …) và chất kết dính (xi măng hoặc các chất dẻo) kết lại với nhau tạo thành đá nhân tạo có khả năng chịu nén tốt, chịu kéo kém. - Cốt thép: Có khả năng chịu kéo và chịu nén rất tốt và tương đương nhau. - Do vậy, để tăng chịu lực của cấu kiện người ta đặt cốt thép vào trong bê tông. Vật liệu mới là gọi là BTCT. Phân loại: - Đối với cấu kiện BTCT chịu uốn: Cốt thép sẽ được đặt ở vùng chịu kéo để tham gia chịu ứng suất kéo, ở vùng nén BT sẽ tham gia chịu ứng suất nén. Cách đặt thép như vậy gọi là tính toán đặt cốt thép đơn. Khi ứng suất nén phát sinh lớn cốt thép còn được tính toán đặt thêm cả vùng chịu nén để trợ lực cho bê tông gọi là tính toán đặt cốt thép kép. - Đối với cấu kiện BTCT chịu nén: Cốt thép được đặt xung quanh tiết diện để tăng khả năng chịu nén cho BT, từ đó có thể giảm bớt kích thước tiết diện. 2. Ưu nhược điểm của bê tông cốt thép. Ưu điểm: - Có khả năng sử dụng vật liệu địa phương. - Có khả năng chịu lực tốt hơn kết cấu gỗ, gạch, đá, … - Chịu tải trọng động và chịu lửa tốt. - Có tuổi thọ cao, bảo dưỡng ít tốn kém và có thể tạo hình dáng bất kỳ. Nhược điểm: 4 - Trọng lượng bản thân lớn. Cách âm, cách nhiệt kém, dễ xuất hiện các vết nứt khi chịu tải. - Thi công phải qua nhiều công đoạn (VK, CT, đổ BT) nên tốn nhiều thời gian và chịu ảnh hưởng của thời tiết. II. TÍNH CHẤT CƠ LÝ CỦA VẬT LIỆU. 1. Bê tông. a. Các chỉ tiêu cơ bản của bê tông. - Cường độ chịu nén của mẫu thử. Np Bi  (MPa) (1.1) A - Cường độ chịu kéo của mẫu thử. Np B it  (MPa) (1.2) A Trong đó: Np – Lực nén làm mẫu bị phá hoại. A – Diện tích tiết diện ngang của mẫu. b. Cấp độ bền của bê tông. - Theo TCVN 5574- 2018 chỉ tiêu đánh giá chất lượng cơ bản của bê tông được biểu thị bằng cấp độ bền của bê tông. + Cấp độ bền chịu nén của bê tông – ký hiệu chữ B: B15, B20, B25, … + Cấp độ bền chịu kéo của bê tông– ký hiệu chữ Bt: Bt 0,8; Bt 1,2; Bt 2,4; … c. Cường độ bê tông: Cường độ tiêu chuẩn của bê tông. - Cường độ nén tiêu chuẩn (Rbn) của bê tông phụ thuộc vào cấp độ bền chịu n ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: