Danh mục

Giáo trình Kết cấu bê tông cốt thép - TS. Nguyễn Duy Tiến, TS. Ngô Đăng Quang

Số trang: 429      Loại file: pdf      Dung lượng: 7.21 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Kết cấu bê tông cốt thép - TS. Nguyễn Duy Tiến, TS. Ngô Đăng Quang bao gồm 10 chương, giới thiệu một số vấn đề cơ bản nhất trong việc tính toán và thiết kế các cấu kiện bê tông và bê tông cốt thép theo trạng thái giới hạn cường độ và một số khía cạnh liên quan đến trạng thái giới hạn sử dụng. Mời các bạn cùng tìm hiểu để nắm bắt nội dung thông tin tài liệu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Kết cấu bê tông cốt thép - TS. Nguyễn Duy Tiến, TS. Ngô Đăng Quang LỜI NÓI ĐẦU Cuốn sách Kết cấu bê tông cốt thép này được biên soạn dành sinh viên các chuyên ngành xây dựng, đặc biệt là xây dựng giao thông và xây dựng dân dụng. Trong quá trình biên soạn, các tác giả đã cố gắng mô tả sự làm việc của các kết cấu bê tông cũng như các phương pháp thiết kế chúng dựa trên các tính chất cơ học. Tuy nhiên, khoa học về kết cấu bê tông là khoa học thực nghiệm nên việc tính toán và thiết kế kết cấu bê tông đòi hỏi phải sử dụng cả các kết quả thí nghiệm, các công thức thực nghiệm cũng như các quy định và khuyến nghị của các Tiêu chuẩn thiết kế. Các tiêu chuẩn được sử dụng có tính chất ví dụ trong tài liệu này là Tiêu chuẩn thiết kế cầu 22 TCN 272-05 của Bộ Giao thông vận tải cũng như Tiêu chuẩn thiết kế kết cấu bê tông ACI 318-05 của Viện Bê tông Hoa Kỳ. Để so sánh, một số chỗ trong tài liệu cũng tham khảo cả các tiêu chuẩn khác như Euro Code, TCXDVN 356-2005, AASHTO LRFD, v.v. Cuốn sách này bao gồm 10 chương, giới thiệu một số vấn đề cơ bản nhất trong việc tính toán và thiết kế các cấu kiện bê tông và bê tông cốt thép theo trạng thái giới hạn cường độ và một số khía cạnh liên quan đến trạng thái giới hạn sử dụng. Chương 1 giới thiệu các vấn đề tổng quan về kết cấu bê tông và kết cấu bê tông cốt thép cũng như các phương pháp tính toán và thiết kế chúng. Chương 2 tập trung về tính chất cơ bản của các vật liệu được sử dụng trong kết cấu bê tông và bê tông cốt thép. Chương 3 trình bày nguyên lý thiết kế kết cấu bê tông cốt thép theo các trạng thái giới hạn. Các chương 4, 5, 6 và 7 lần lượt trình bày cách tính toán ứng xử và thiết kế theo trạng thái giới hạn cường độ các cấu kiện bê tông cốt thép ở các trạng thái chịu lực cơ bản như chịu uốn, chịu cắt, chịu xoắn và chịu nén uốn kết hợp. Chương 8 giới thiệu cách tính toán và thiết kế cấu kiện bê tông cốt thép trong trạng thái giới hạn sử dụng. Chương 9 được dành cho việc thiết kế các khu vực không liên tục trong các kết cấu bê tông cốt thép. Chương 10 giới thiệu các nguyên lý thiết kế cấu tạo trong các kết cấu bê tông cốt thép. Một số phần được in chữ nhỏ dành để trình bày ví dụ và các nội dung để cho sinh viên đọc tham khảo. Việc biên soạn tài liệu được thực hiện theo sự phân công giữa các tác giả: TS. Nguyễn Duy Tiến: Viết chương 3 và một phần của chương 8, TS. Ngô Đăng Quang: Viết các chương còn lại và chịu trách nhiệm chung. Trong quá trình biên soạn, các tác giả đã nhận được sự giúp đỡ quý báu cả về tinh thần cũng như công sức của các tập thể Bộ môn Kết cấu xây dựng, Bộ môn Kết cấu và đặc biệt là của các thầy giáo có kinh nghiệm trong lĩnh vực kết cấu bê tông như PGS. TS. Tống Trần Tùng, GS. TS. Nguyễn Viết Trung, GS. TS. Phạm Duy Hữu. Các tác giả xin bày tỏ sự cám ơn chân thành và sâu sắc đối với những giúp đỡ quý báu đó. Mặc dù đã áp dụng cho giảng dạy và rút kinh nghiệm trong một thời gian khá dài và rất cố gắng trong quá trình biên soạn nhưng các tác giả cũng chắc chắn rằng, tài liệu này vẫn còn có nhiều sai sót. Các tác giả rất mong nhận được các ý kiến phản hồi từ độc giả để có thể hiệu chỉnh và hoàn thiện dần tài liệu này. Hà Nội, tháng 12/2009 Các tác giả 2 MỤC LỤC MỤC LỤC............................................................................................................................... 3 HỆ THỐNG KÝ HIỆU ........................................................................................................ 11 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KẾT CẤU BÊ TÔNG ............................................. 16 1.1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN ............................................................................................... 16 1.1.1 Kết cấu bê tông .............................................................................................................. 16 1.1.2 Bê tông cốt thép ............................................................................................................. 18 1.1.3 Phân loại kết cấu bê tông cốt thép ................................................................................. 19 1.1.3.1 Phân loại theo trạng thái ứng suất ...................................................................................... 19 1.1.3.2 Phân loại theo phương pháp thi công ................................................................................. 19 1.1.4 Ưu, nhược điểm và phạm vi áp dụng của kết cấu bê tông ............................................. 20 1.1.5 Các dạng kết cấu bê tông điển hình dùng trong công trình xây dựng ........................... 22 1.2 SƠ LƯỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA BÊ TÔNG CỐT THÉP ..................................... 24 1.3 TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH THIẾT KẾ KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP ............... 25 1.3.1 Thiết kế sơ bộ ................................................................................................................. 25 1.3.2 Phân tích kết cấu............................................................................................................ 25 1.3.3 Thiết kế chi tiết ............................................................................................................... 26 1.4 TỔNG QUAN VỀ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP 27 CHƯƠNG 2 VẬT LIỆU ............................................................................................... 29 2.1 BÊ TÔNG ........................................................................................................................... 29 2.1.1 Thành phần của bê tông ................................................................................................. 29 2.1 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: