Danh mục

Giáo trình Khí nén-thuỷ lực (Nghề: Công nghệ kỹ thuật cơ khí - Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Hà Nam

Số trang: 126      Loại file: pdf      Dung lượng: 5.38 MB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (126 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

(NB) Giáo trình Khí nén-thuỷ lực (Nghề: Công nghệ kỹ thuật cơ khí - Trung cấp) được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Đại cương về khí nén; Phân phối và điều hòa khí nén; Cơ cấu chấp hành khí nén; Các van trong hệ thống khí nén; Phương pháp thiết kế mạch khí nén; Tổng quan về hệ thống thủy lực; Cơ cấu chấp hành thủy lực;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Khí nén-thuỷ lực (Nghề: Công nghệ kỹ thuật cơ khí - Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Hà Nam ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ HÀ NAM GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: KHÍ NÉN – THUỶ LỰC NGHỀ: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CƠ KHÍ TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-… ngày…….tháng….năm ......... …………........... của………………………………. Năm ……….. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU Cùng với sự phát triển không ngừng của lĩnh vực tự động hoá, ngày nay các thiết bị truyền dẫn, điều kiển khí nén – thuỷ lực sử dụng trong các máy móc trở nên rộng rãi ở hầu hết các lĩnh vực công nghiệp như máy công cụ CNC, phương tiện vận chuyển, máy dập,… do những thiết bị này làm việc linh hoạt, điều khiển tối ưu, đảm bảo độ chính xác, công suất lớn với kích thước nhỏ gọn và lắp đặt dễ dàng ở những không gian chật hẹp so với các thiết bị truyền động và điều kiển bằng cơ khí hay bằng điện. Nhằm trang bị cho học sinh sinh viên nền kiến thức tốt nhất để tiếp cận nhanh tróng với các thiết bị của hệ thống điều khiển khí nén thuỷ lực trong thực tế. Bằng những kinh nghiệm có được của nhiều năm làm việc thực tiễn trên các máy cắt gọt kim loại góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lương cao tôi đã biên soạn ra giáo trình này. Giáo trình được tổng hợp từ những kiến thức cơ bản của các lĩnh vực liên quan. Hy vọng qua nội dung của giáo trình bạn đọc có thể tính toán, thiết kế, lắp đặt và điều kiển được một hệ thống truyền dẫn khí nén – thuỷ lực theo các yêu cầu khác nhau. Trong quá trình biên soạn giáo trình này không thể tránh được những thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp của bạn đọc gần xa. Hà Nam, ngày…..........tháng….....năm… Tham gia biên soạn Chủ biên: Đào Văn Hiệp 1 MỤC LỤC Contents TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN ....................................................................... 1 LỜI GIỚI THIỆU ...................................................................................... 1 GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ........................................................................... 3 BÀI 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ KHÍ NÉN ......................................................... 5 BÀI 2: MÁY NÉN KHÍ .......................................................................... 13 BÀI 3: PHÂN PHỐI VÀ ĐIỀU HOÀ KHÍ NÉN ..................................... 16 Bài 4: CƠ CẤU CHẤP HÀNH KHÍ NÉN ............................................... 25 Bài 5: CÁC VAN TRONG HỆ THỐNG KHÍ NÉN ................................ 30 BAI 6: THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU KIỂN BẰNG KHÍ NÉN ............. 51 BÀI 7: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THUỶ LỰC.............................. 73 BÀI 8: BƠM DẦU .................................................................................. 80 BÀI 9: CƠ CẤU CHẤP HÀNH THUỶ LỰC.......................................... 95 BÀI 10: CÁC VAN THUỶ LỰC .......................................................... 108 BÀI 11: THIẾT BỊ PHỤ DÙNG TRONG THUỶ LỰC ........................ 118 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 124 2 GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Khí nén – Thuỷ lực Mã mô đun: MĐ 17 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: - Vị trí: + Mô-đun Khí nén-thủy lực được bố trí sau khi sinh viên đã học xong các môn học, mô-đun đào tạo nghề bắt buộc. + Mô đun được kết thúc trước khi học sinh đi thực tập tốt nghiệp. - Tính chất: + Là mô-đun đào tạo nghề tự chọn. + Là mô-đun tạo điều kiện cho học sinh làm quen với các mô hình thiết bị tự động hóa được ứng dụng trong sản xuất. Mô-đun giúp sinh viên tự động hóa một số cụm thiết bị gia công cơ khí tự động. - Ý nghĩa và vai trò của mô đun: Là mô đun có vai trò rất quan trọng trong chương trình đào tạo nghề Công nghệ kỹ thuật cơ khí, người học được trang bị những bước đầu những kiến thức, kỹ năng cơ bản về hệ thống khí nén – thuỷ lực. Mục tiêu của mô đun: - Kiến thức: + Trình bày được cấu tạo, phân loại, nguyên lý làm việc cơ cấu khí nén – thuỷ lực + Phân tích được ký hiệu, chức năng, ứng dụng các loại cơ cấu chấp hành khí nén - thủy lực - Kỹ năng: - Vận dụng được những kiến thức của các môn học, mô-đun trong chương trình đã học để tổ chức, thực hiện thiết kế một hệ thống gá lắp, gia công chi tiết tự động. - Làm được những công việc của người thợ trình độ Cao đẳng nghề (đạt yêu cầu kỹ thuật: nhận dạng được các thiết bị khí nén-thủy lực thường sử dụng trong ngành cơ khí. Đọc được một số mạch nguyên lý cơ bản trong hệ thống khí nén- thủy lực. Có khả năng thao tác, điều chỉnh các thông số kỹ thuật cần thiết trong hệ thống khí nén. Có khả năng thay thế các linh kiện khí nén-thủy lực khi cần bảo trì, sửa chữa - Sử dụng thành thạo các thiết bị khí nén-thủy lực thông dụng và phổ biến của nghề, bảo quản và hiệu chỉnh được các thông số đúng yêu cầu. - Có khả năng thiết kế một vài mạch điều khiển hệ thống có từ 2 đến 4 cơ cấu chấp hành. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: 3 + Có khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, sáng tạo ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc trong điều kiện làm việc thay đổi; Có ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp. + Hướng dẫn, giám sát những người có trình độ thấp hơn thực hiện cô ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: