Giáo trình Khuyến nông cung cấp cho người học những kiến thức như: Một số vấn đề chung về công tác khuyến nông; Hệ thống tổ chức khuyến nông; Các phương pháp khuyến nông; Bảo vệ môi trường trong công tác khuyến nông.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Khuyến nông - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai LỜI NÓI ĐẦU Việt Nam là một nước có 76% dân số sống ở nông thôn. Trong quá trình phát triểnkinh tế trong nhiều thế kỷ qua, nông nghiệp luôn giữ vị trí quan trọng, nhất là trong giaiđoạn hiện nay, sản xuất nông nghiệp góp phần quan trọng tăng trưởng kinh tế quốc dân. Trong cơ chế quản lý và tập trung trước đây, công tác khuyến nông là việc chỉ đạosản xuất thông qua hợp tác xã nông nghiệp đã góp phần to lớn vào công cuộc xây dựngCNXH ở miền Bắc, chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc. Kể từ khi có nghị quyết 10 của Bộ chính trị ngày 5 tháng 4 năm 1988 nông nghiệpViệt Nam có bước tăng trưởng khá, người nông dân có quyền tự chủ trong sản xuất và kinhdoanh. Việc đầu tư vào nông nghiệp từng bước tăng thêm những tiến bộ khoa học kỹ thuậtvà công nghệ ngày càng phong phú được chuyển giao cho nông dân thực hiện. Từ một nước thiếu lương thực, đến nay Việt Nam không những có đủ lương thực đểăn và dự trữ và còn có số lượng gạo xuất khẩu đứng thứ hai trên thế giới sau Thái Lan. Bên cạnh sản xuất lương thực, chăn nuôi cũng tăng trưởng liên tục trong nhiều nămqua cả về số lượng và chất lượng sản phẩm. Trong bối cảnh của việc chuyển đổi cơ câúquản lý và kinh tế thị trường, người nông dân đang thiếu những thông tin cần thiết để xử lýtrong sản xuất của họ. Mặt khác, họ cũng cần được đào tạo, rèn luyện tay nghề để nâng caokiến thức và kỹ năng phát triển sản xuất. Những tiến bộ kỹ thuật cần được chuyển tải chonông dân để giúp họ sản xuất kinh doanh có hiệu quả góp phần xóa đói giảm nghèo. Vì vậy,ngày 2/3/1993, chính phủ đã ban hành nghị định số 13CP về công tác khuyến nông và tổchức hệ thống khuyến nông - khuyến lâm - khuyến ngư ra đời có nhiệm vụ giúp nông dângiải quyết những yêu cầu bức xúc trên đây. 1 Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG1.1. Khái niệm khuyến nông Khuyến nông là một thuật ngữ khó định nghĩa chính xác vì khuyến nông được tổchức bằng nhiều cách khác nhau để phục vụ nhiều mục đích rộng rãi, do đó có nhiều quanniệm và định nghĩa về khuyến nông, nhưng từ những sự hiểu biết khác nhau đó, chúng tacũng có thể thống nhất được những điểm chung của khuyến nông. Theo nghĩa chữ Hán, “khuyến” có nghĩa là khuyên người ta cố gắng sức trong công việc,còn “Khuyến nông” là khuyên mở mang phát triển trong nông nghiệp. Thuật ngữ “Extension” được sử dụng đầu tiên ở nước Anh năm 1866- có nghĩa là“mở rộng - triển khai”. Khi ghép với từ “Agriculture” thành “Agricultural extension” cónghĩa là “mở rộng nông nghiệp - triển khai nông nghiệp” và dịch gọn là “ khuyến nông”. “Khuyến nông là phương pháp hoạt động, nhận thông tin có lợi tới người dân và giúphọ thu được những kiến thức, kỹ năng và nhưũng quan điểm cần thiết nhằm sử dụng mộtcách có hiệu quả thông tin hoặc kỹ thuật này” (B.E Swanson và J.B. Claar). “Khuyến nông là một quá trình trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, truyền bá kiến thức,đào tạo kỹ năng và trợ giúp những điều kiện cần thiết trong sản xuất nông lâm nghiệp chonông dân để họ có đủ khả năng tự giải quyết được những công việc của chính mình nhằmnâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho gia đình và cộng đồng”.1.2. Vai trò, nhiệm vụ của khuyến nông Trong những năm gần đây, dân số trên thế giới không ngừng tăng lên theo cấp sốnhân. Theo số liệu thống kê năm 1990 kà 5 tỷ người, năm 1996 là 5.7 tỷ người và đến năm1999 là 6 tỷ người. Như vậy việc tất yếu sẽ diễn ra nhu cầu về lương thực, gỗ xây dựng, củiđun… sẽ tiếp tục gia tăng nhanh chóng Có nhiều lý do giải thích tại sao việc phát triển nông lâm nghiệp cũng như đẩy mạnhhoạt động khuyến nông ở Việt Nam ngày càng trở nên quan trọng: - Áp lực của việc gia tăng dân số, đặc biệt là gia tăng dân số ở các vùng thành thị. - Suy thoái nguồn tài nguyên thiên nhiên (đất, nước, rừng) và môi trường (khí hậuthay đổi theo chiều hướng bất lợi). - Gia tăng khoảng cách giữa người dân thành thị và nông thôn về mức thu nhập, giáodục, đời sống và phúc lợi. - Tiếp cận kiến thức và kỹ thuật mới là rất khó khăn tại nhiều vùng nông thôn, đặcbiệt là vùng sâu, vùng xa. - Tiếp cận các nguồn thông tin và chính sách, luật pháp, thị trường cũng như điềukiện giao thông đi lại là rất hạn chế đối với người nông thôn.1.2.1. Vai trò của khuyến nông1.2.1.1. Trong sự nghiệp phát triển nông thôn Trong điều kiện nước ta hiện nay, nông dân luôn gắn liền với nông lâm nghiệp, là bộphận cốt lõi và cũng là chủ thể trong quá trình phát triển nông thôn. Phát triển nông thôn làcái đích của nhiều hoạt động khác nhau tác động vào nhiều lĩnh vực khác nhau của nôngthôn., trong đó khuyến nông là một tác nhân, một bộ phận quan trọng nhằm góp phần thúcđẩy phát triển nông thôn. Thông qua hoạt động khuyến nông học hỏi kiến thức và kinh 2nghiệp lẫn nhauđể phát triển sản xuất và đời sống kinh tế - xã hội. Đặc biệt khuyến nông,còn tạo ra cơ hội cho nông dân trong cộng đồng cùng chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm, truyềnbá thông tin kiến thức và giúp đỡ hỗ trợ nhau cùng phát triển cộng đồng địa phương. Khuyến Giao Giá nông thông o dục Phát Tài Chín triển chính h nông sách thôn Nghiên cứu Tín công nghệ Thị dụng ...