Danh mục

Giáo trình Kiểm soát nhiễm khuẩn - Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình

Số trang: 88      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.01 MB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Kiểm soát nhiễm khuẩn cung cấp cho người học những kiến thức như: Đại cương về kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở y tế; Nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc y tế; Phòng ngừa chuẩn trong các cơ sở khám, chữa bệnh; Quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện; Mặc áo choàng , mang và tháo khẩu trang găng tay vô khuẩn;...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Kiểm soát nhiễm khuẩn - Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình MỤC LỤCSTT Tên bài Trang 1 Đại cương về kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở y tế 2 2 Nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc y tế 10 3 Phòng ngừa chuẩn trong các cơ sở khám, chữa bệnh 17 4 Quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện 21 5 Vệ sinh đôi tay 24 6 Mặc áo choàng , mang và tháo khẩu trang găng tay vô khuẩn 31 7 Trang phục phòng hộ cá nhân 40 8 Khử khuẩn - tiệt khuẩn 47 9 Quản lý chất thải rắn y tế 56 10 Quản lý chất thải bệnh viện 62 11 Vệ sinh trong các cơ sở y tế 67 12 Voát nhiễm khuẩn liên quan đến kỹ thuật tiêm 73 13 Thay đổi hành vi nhằm thực hiện tiêm an toàn 78 Phòng và xử trí phơi nhiễm nghề nghiệp sau tai nạn rủi ro do 8314 vật sắc nhọn 1 BÀI 1 ĐẠI CƯƠNG VỀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN TRONG CÁC CƠ SỞ Y TẾ1. ĐẠI CƯƠNG - Nhiễm khuẩn mà nguời bệnh mắc phải trong quá trình khám bệnh chữa bệnhvà chăm sóc tại cơ sở y tế được gọi chung là nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV). Tất cảnhững người bệnh nằm điều trị tại bệnh viện đều có nguy cơ mắc NKBV, đối tượng cónguy cơ cao là trẻ em, nguời già, người bệnh suy giảm hệ miễn dịch, người bệnh có thờigian nằm điều trị kéo dài và sử dụng quá nhiều kháng sinh. - Theo tổ chức y tế thế giới (TCYTTG), NKBV được định nghĩa như sau: “NKBVlà những nhiễm khuẩn mắc phải trong thời gian người bệnh điều trị tại bệnh viện vànhiễm khuẩn này không hiện diện cũng như không nằm trong giai đoạn ủ bệnh tại thờiđiểm nhập viện” - Để chẩn đoán NKBV nguời ta thường dựa vào định nghĩa và tiêu chuẩn chẩnđoán cho từng vị trí NKBV, ví dụ như: Nhiễm khuẩn vết mổ sau phẫu thuật, nhiễmkhuẩn máu có liên quan đến dụng cụ đặt trong lòng mạch, nhiễm khuẩn đường tiếtniệu,…2. DỊCH TỄ HỌC NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN2.1. Tần xuất nhiễm khuẩn bệnh viện - Các nghiên cứu mô vùng, quốc gia và liên quốc gia của các nước và TCYTTGghi nhận tỉ lệ NKBV từ 3,5% đến 10% người bệnh nhập viện. - Tình hình NKBV tại Việt Nam chưa được xác định đầy đủ. Đến nay đã có 3cuộc điều tra cắt ngang mang tính khu vực do Vụ điều trị Bộ Y tế (nay là cục quản lýkhám chữa bệnh) đã được thực hiện. Điều tra năm 1998 trên 901 người bệnh trong 12bệnh viện toàn quốc cho thấy tỉ lệ NKBV là 11,5%; trong đó nhiễm khuẩn vết mổ chiếm51% trong tổng số các NKBV. Điều tra năm 2001 xác định tỉ lệ NKBV là 6,8% trong11 bệnh viện và viêm phổi bệnh viện là nguyên nhân thường gặp nhất (41,8%). Điều tranăm 2005 tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện trong 19 bệnh viện toàn quốc cho thấy 5,7% vàviêm phổi bệnh viện cũng là nguyên nhân thường gặp nhất( 55,4% ).2.2 Các nhiễm khuẩn bệnh viện thường gặp.2.2.1. Viêm phổi bệnh viện (VPBV ) Tại Việt Nam, kết quả điều tra toàn quốc năm 2005 trên 19 bệnh viện cho thấyVPBV chiếm tỉ lệ cao nhất trong số các NKBV khác: 55,4% trong tổng số các NKBV(Bộ Y Tế , 2005). Theo các nghiên cứu ở các bệnh viện trong toàn quốc, tỉ lệ VPBV từ21% đến 75% trong tổng số các NKBV. Tỉ lệ viêm phổi liên quan đến thở máy đặc biệtcao trong nhóm người bệnh nằm tại khoa HSTC (43-63.5/1000 ngày thở máy). VPBVlà nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trong số các loại NKBV (30-70%), kéo dài thờigian nằm viện thêm 6-13 ngày, và tăng viện phí từ 15-23 triệu đồng cho một trường hợp.2.2.2. Nhiễm khuẩn vết mổ ( NKVM ) - Tại Việt Nam, NKVM xảy ra ở 5%-10% trong số khoảng 2 triệu người bệnhđược phẫu thuật hàng năm. NKVM là loại nhiễm khuẩn thường gặp nhất, với số lượnglớn nhất trong các loại NKBV. Khoảng trên 90% NKVM thuộc loại nông và sâu. 2 - Nhiễm khuẩn vết mổ để lại hậu quả nặng nề cho người bệnh do kéo dài thờigian nằm viện, tăng tỉ lệ tử vong và tăng chi phí điều trị.2.2.3. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu Nhiễm khuẩn bệnh viện đường tiết niệu đứng hàng thứ 2 hoặc thứ ba tùy theonghiên cứu, tỉ lệ mắc cao ở những người già, người có đặt thông tiểu. Có tới 80% trườnghợp nhiễm khuẩn đường tiết niệu liên quan đến đặt dẫn lưu bàng quang và tỉ lệ nhiễmkhuẩn đường tiết niệu nặng rất cao trong một số trường hợp như thay thận, nữ giới, đáiđường và suy thận.2.2.4. Nhiễm khuẩn huyết (NKH) Nhiễm khuẩn huyết đứng hàng thứ 3 trong các NKBV thường gặp ở các cơ sởkhám bệnh, chữa bệnh (KBCB). Tại Việt Nam, nghiên cứu NKH ở khoa HSTC sơ sinhtrên người bệnh có đặt catherter cho thấy tần suất là 7,5 ca/1000 ngày điều trị. Tần suất ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: