Giáo trình Kiểm toán căn bản (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 1
Số trang: 66
Loại file: pdf
Dung lượng: 514.14 KB
Lượt xem: 23
Lượt tải: 0
Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nội dung của cuốn giáo trình tập trung làm rõ bản chất, phương pháp kỹ thuật và các loại hình kiểm toán. Qua đó người đọc có thể trả lời được những câu hỏi mà nhiều người băn khoăn, thắc mắc như kiểm toán khác kế toán ở điểm nào, kiểm toán có phải phát hiện toàn bộ các sai phạm ở đơn vị được hoặc bị kiểm toán hay không, kiểm toán và thanh tra tài chính có phải là một không,... Mời các bạn cùng tham khảo phần 1 giáo trình sau đây.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Kiểm toán căn bản (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA - QUAN HỆ DOANH NGHIỆP THS.ĐẶNG THÚY ANH === === KIỂM TOÁN CĂN BẢN VINH, NĂM 2011 = = 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA - QUAN HỆ DOANH NGHIỆP THS.ĐẶNG THÚY ANH === === KIỂM TOÁN CĂN BẢN (Giáo trình đào tạo từ xa) VINH, NĂM 2011 = = 2 LỜI MỞ ĐẦU Kiểm toán là môn khoa học hiện nay đang được nhiều trường Đại học ở Việt nam đưa vào giảng dạy. Để giúp sinh viên cũng như những người quan tâm khác có thể tiếp cận và hiểu về kiểm toán một cách dễ dàng nhất, tập thể giảng viên Khoa Kinh tế- Bộ môn kế toán và kiểm toán Trường Đại học Vinh đã biên soạn cuốn Giáo trình Kiểm toán căn bản. Nội dung của cuốn giáo trình tập trung làm rõ bản chất, phương pháp kỹ thuật và các loại hình kiểm toán. Qua đó người đọc có thể trả lời được những câu hỏi mà nhiều người băn khoăn, thắc mắc như kiểm toán khác kế toán ở điểm nào, kiểm toán có phải phát hiện toàn bộ các sai phạm ở đơn vị được hoặc bị kiểm toán hay không, kiểm toán và thanh tra tài chính có phải là một không…Hy vọng cuốn giáo trình này sẽ đem lại nhiều kiến thức bổ ích cho những người quan tâm và muốn hiểu về kiểm toán. Cuốn giáo trình được biên soạn gồm 5 chương: Chương I: Tổng quan chung về kiểm toán Chương II: Phân loại kiểm toán Chương III: Một số khái niệm sử dụng trong kiểm toán Chương IV: Các phương pháp kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán Chương V: Kiểm toán viên và hiệp hội kiểm toán viên Cùng với phần lý luận ở mỗi chương đều có phần bài tập và câu hỏi do chính tác giả của chương biên soạn. Tham gia biên soạn gồm: 1. Th.S Đặng Thuý Anh – Chủ biên- biên soạn Chương thứ nhất, Chương thứ hai 2. GV.Nguyễn Thị Diệu Thuý biên soạn Chương thứ ba 3. GV.Nguyễn Thị Mai Lê biên soạn Chương thứ tư, Chương thứ năm Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình biên soạn và biên tập nhưng cuốn giáo trình không tránh khỏi những thiếu sót cả về nội dung và hình thức. Tập thể tác giả mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của bạn đọc để giáo trình được hoàn thiện hơn trong lần tái bản sau Tập thể tác giả 3 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BGĐ Ban Giám đốc BCTC Báo cáo tài chính BTC Bộ Tài chính CP Cổ phần CM Chuẩn mực DN Doanh nghiệp HĐQT Hội đồng quản trị HTKSNB Hệ thống kiểm soát nội bộ QĐ Quyết định KTT Kế toán trưởng KTV Kiểm toán viên KTNB Kiểm toán nội bộ NĐ Nghị định NSNN Ngân sách nhà nước TSCĐ Tài sản cố định 4 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN Mục tiêu chương: Sau khi nghiên cứu chương này, người đọc có thể hiểu được bản chất, khái niệm của kiểm toán, vai trò của kiểm toán trong nền kinh tế, sự khác nhau giữa kế toán và kiểm toán Nội dung của chương tập trung làm rõ những vấn đề sau: - Khái niệm, bản chất của kiểm toán - Vai trò, ý nghĩa của kiểm toán trong nền kinh tế, trong quản lý - Sự khác nhau giữa kế toán và kiểm toán - Chuẩn mực kiểm toán - Quá trình phát triển của kiểm toán 1.1 Khái niệm, bản chất của kiểm toán Có nhiều quan niệm, khái niệm khác nhau về kiểm toán. Có quan niệm cho rằng kiểm toán là kiểm tra kế toán, lại có quan niệm cho rằng kiểm toán là kiểm toán báo cáo tài chính. Tuy nhiên theo quan điểm hiện đại, kiểm toán không chỉ có kiểm toán báo cáo tài chính mà còn có kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hiệu quả, kiểm toán hiệu năng. Theo định nghĩa của liên đoàn kế toán quốc tế “ Kiểm toán là việc kiểm toán viên độc lập kiểm tra và trình bày ý kiến của mình về Báo cáo tài chính”. Theo định nghĩa này đối tượng kiểm toán là báo cáo tài chính, nội dung là kiểm tra và bày tỏ quan điểm, người thực hiện là kiểm toán viên độc lập Theo Nghị định 07/CP ngày 29/01/1994 của Chính phủ – kiểm toán độc lập là việc kiểm tra, xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập về tính đúng đắn, hợp lý của các tài liệu, số liệu kế toán và báo cáo quyết toán của các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội khi có yêu cầu của các đơn vị này Tác giả Alvin Arens và James trong giáo trình “Kiểm toán” đã nêu một định nghĩa chung về kiểm toán như sau: Kiểm toán là quá trình các chuyên gia độc lập và có kỹ năng nghiệp vụ thu thập và đánh giá các bằng chứng về các thông tin có thể định lượng của một đơn vị nhằm mục đích xác nhận và báo cáo về mức độ phù hợp giữa các thông tin này với các chuẩn mực đã được xây dựng 1.1.1 Các chuyên gia độc lập và có năng lực Các chuyên gia ở này chính là các kiểm toán viên có thể là kiểm toán viên nhà nước, kiểm toán viên độc lập, kiểm toán viên nội bộ. Yêu cầu đối với các kiểm toán viên là phải độc lập và có năng lực. 5 Năng lực: có trình độ chuyên môn về kế toán và kiểm toán. Trình độ này có được thông qua việc được đào tạo ở các trường lớp, trường cao đẳng, đại học chuyên ngành kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng, kiểm toán, lớp bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán Trình độ chuyên môn không chỉ là những kiến thức lý thuyết mà còn có cả kinh nghiệm thực tiễn. Qua thời gian làm việc kế toán, kiểm toán, kiểm toán viên có được những kiến thức sâu hơn, rộng hơn về kiểm toán. Tuy nhiên đối với những người hành nghề kiểm toán không phải cứ tốt nghiệp chuyên ngành kế toán, kiểm toán hay có vài năm làm kiểm toán là đủ kiến thức. Họ phải thường xuyên trau dồi kiế ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Kiểm toán căn bản (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA - QUAN HỆ DOANH NGHIỆP THS.ĐẶNG THÚY ANH === === KIỂM TOÁN CĂN BẢN VINH, NĂM 2011 = = 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA - QUAN HỆ DOANH NGHIỆP THS.ĐẶNG THÚY ANH === === KIỂM TOÁN CĂN BẢN (Giáo trình đào tạo từ xa) VINH, NĂM 2011 = = 2 LỜI MỞ ĐẦU Kiểm toán là môn khoa học hiện nay đang được nhiều trường Đại học ở Việt nam đưa vào giảng dạy. Để giúp sinh viên cũng như những người quan tâm khác có thể tiếp cận và hiểu về kiểm toán một cách dễ dàng nhất, tập thể giảng viên Khoa Kinh tế- Bộ môn kế toán và kiểm toán Trường Đại học Vinh đã biên soạn cuốn Giáo trình Kiểm toán căn bản. Nội dung của cuốn giáo trình tập trung làm rõ bản chất, phương pháp kỹ thuật và các loại hình kiểm toán. Qua đó người đọc có thể trả lời được những câu hỏi mà nhiều người băn khoăn, thắc mắc như kiểm toán khác kế toán ở điểm nào, kiểm toán có phải phát hiện toàn bộ các sai phạm ở đơn vị được hoặc bị kiểm toán hay không, kiểm toán và thanh tra tài chính có phải là một không…Hy vọng cuốn giáo trình này sẽ đem lại nhiều kiến thức bổ ích cho những người quan tâm và muốn hiểu về kiểm toán. Cuốn giáo trình được biên soạn gồm 5 chương: Chương I: Tổng quan chung về kiểm toán Chương II: Phân loại kiểm toán Chương III: Một số khái niệm sử dụng trong kiểm toán Chương IV: Các phương pháp kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán Chương V: Kiểm toán viên và hiệp hội kiểm toán viên Cùng với phần lý luận ở mỗi chương đều có phần bài tập và câu hỏi do chính tác giả của chương biên soạn. Tham gia biên soạn gồm: 1. Th.S Đặng Thuý Anh – Chủ biên- biên soạn Chương thứ nhất, Chương thứ hai 2. GV.Nguyễn Thị Diệu Thuý biên soạn Chương thứ ba 3. GV.Nguyễn Thị Mai Lê biên soạn Chương thứ tư, Chương thứ năm Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình biên soạn và biên tập nhưng cuốn giáo trình không tránh khỏi những thiếu sót cả về nội dung và hình thức. Tập thể tác giả mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của bạn đọc để giáo trình được hoàn thiện hơn trong lần tái bản sau Tập thể tác giả 3 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BGĐ Ban Giám đốc BCTC Báo cáo tài chính BTC Bộ Tài chính CP Cổ phần CM Chuẩn mực DN Doanh nghiệp HĐQT Hội đồng quản trị HTKSNB Hệ thống kiểm soát nội bộ QĐ Quyết định KTT Kế toán trưởng KTV Kiểm toán viên KTNB Kiểm toán nội bộ NĐ Nghị định NSNN Ngân sách nhà nước TSCĐ Tài sản cố định 4 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN Mục tiêu chương: Sau khi nghiên cứu chương này, người đọc có thể hiểu được bản chất, khái niệm của kiểm toán, vai trò của kiểm toán trong nền kinh tế, sự khác nhau giữa kế toán và kiểm toán Nội dung của chương tập trung làm rõ những vấn đề sau: - Khái niệm, bản chất của kiểm toán - Vai trò, ý nghĩa của kiểm toán trong nền kinh tế, trong quản lý - Sự khác nhau giữa kế toán và kiểm toán - Chuẩn mực kiểm toán - Quá trình phát triển của kiểm toán 1.1 Khái niệm, bản chất của kiểm toán Có nhiều quan niệm, khái niệm khác nhau về kiểm toán. Có quan niệm cho rằng kiểm toán là kiểm tra kế toán, lại có quan niệm cho rằng kiểm toán là kiểm toán báo cáo tài chính. Tuy nhiên theo quan điểm hiện đại, kiểm toán không chỉ có kiểm toán báo cáo tài chính mà còn có kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hiệu quả, kiểm toán hiệu năng. Theo định nghĩa của liên đoàn kế toán quốc tế “ Kiểm toán là việc kiểm toán viên độc lập kiểm tra và trình bày ý kiến của mình về Báo cáo tài chính”. Theo định nghĩa này đối tượng kiểm toán là báo cáo tài chính, nội dung là kiểm tra và bày tỏ quan điểm, người thực hiện là kiểm toán viên độc lập Theo Nghị định 07/CP ngày 29/01/1994 của Chính phủ – kiểm toán độc lập là việc kiểm tra, xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập về tính đúng đắn, hợp lý của các tài liệu, số liệu kế toán và báo cáo quyết toán của các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội khi có yêu cầu của các đơn vị này Tác giả Alvin Arens và James trong giáo trình “Kiểm toán” đã nêu một định nghĩa chung về kiểm toán như sau: Kiểm toán là quá trình các chuyên gia độc lập và có kỹ năng nghiệp vụ thu thập và đánh giá các bằng chứng về các thông tin có thể định lượng của một đơn vị nhằm mục đích xác nhận và báo cáo về mức độ phù hợp giữa các thông tin này với các chuẩn mực đã được xây dựng 1.1.1 Các chuyên gia độc lập và có năng lực Các chuyên gia ở này chính là các kiểm toán viên có thể là kiểm toán viên nhà nước, kiểm toán viên độc lập, kiểm toán viên nội bộ. Yêu cầu đối với các kiểm toán viên là phải độc lập và có năng lực. 5 Năng lực: có trình độ chuyên môn về kế toán và kiểm toán. Trình độ này có được thông qua việc được đào tạo ở các trường lớp, trường cao đẳng, đại học chuyên ngành kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng, kiểm toán, lớp bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán Trình độ chuyên môn không chỉ là những kiến thức lý thuyết mà còn có cả kinh nghiệm thực tiễn. Qua thời gian làm việc kế toán, kiểm toán, kiểm toán viên có được những kiến thức sâu hơn, rộng hơn về kiểm toán. Tuy nhiên đối với những người hành nghề kiểm toán không phải cứ tốt nghiệp chuyên ngành kế toán, kiểm toán hay có vài năm làm kiểm toán là đủ kiến thức. Họ phải thường xuyên trau dồi kiế ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kiểm toán căn bản Lý thuyết kiểm toán Phân loại kiểm toán Bằng chứng kiểm toán Kiểm toán viên Kỹ thuật kiểm toánGợi ý tài liệu liên quan:
-
FINANCIAL AUDIT Office of Thrift Supervision's 1989 Financial Statements _part1
11 trang 325 0 0 -
Giáo trình kiểm toán - ThS. Đồng Thị Vân Hồng
154 trang 174 0 0 -
Kiểm toán đại cương - Bài tập và bài giải: Phần 2
102 trang 172 0 0 -
Lý thuyết kiểm toán căn bản: Phần 2
163 trang 167 0 0 -
Bài tập lớn Kiểm toán căn bản: Công ty cổ phần vận tải biển VINASHIP
19 trang 129 0 0 -
Bài giảng Lý thuyết kiểm toán: Chương 5 - TS. Lê Văn Luyện
20 trang 118 0 0 -
Vận dụng các kiến thức của môn triết học trong môn nguyên lý kế toán, kiểm toán căn bản
9 trang 114 0 0 -
Giáo trình Kiểm toán tài chính (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 1
57 trang 106 0 0 -
Implementation of New Accounting,,Standards of the United States Washington _part4
11 trang 104 0 0 -
FINANCIAL AUDIT Office of Thrift Supervision's 1989 Financial Statements _part3
10 trang 101 0 0