![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Giáo trình Kiểm toán căn bản: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Phú Giang (Chủ biên)
Số trang: 94
Loại file: pdf
Dung lượng: 640.02 KB
Lượt xem: 19
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Giáo trình "Kiểm toán căn bản" cung cấp các kiến thức cơ bản về các loại hình kiểm toán, các khái niệm cơ bản trong kiểm toán, quy trình kiểm toán, phương pháp kiểm toán và các loại báo cáo kiểm toán. Giáo trình kết cấu gồm 5 chương và chia thành 2 phần, phần 1 trình bày những nội dung về: tổng quan kiểm toán; các khái niệm cơ bản sử dụng trong kiểm toán; các phương pháp kiểm toán;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Kiểm toán căn bản: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Phú Giang (Chủ biên) BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI GIÁO TRÌNH KIỂM TOÁN CĂN BẢN NHÀ XUẤT BẢN THỐNG KÊ HÀ NỘI, 2015 1 2 LỜI NÓI ĐẦU Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, hội nhập quốc tế về kiểm toán đang là vấn đề được đặt ra ở Việt Nam. Kiểm toán căn bản là học phần cung cấp các kiến thức cơ bản về các loại hình kiểm toán, các khái niệm cơ bản trong kiểm toán, qui trình kiểm toán, phương pháp kiểm toán và các loại báo cáo kiểm toán. Các tài liệu học tập liên quan đến kiểm toán tại Trường Đại học Thương mại hiện nay mới chỉ là các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Để tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên và giảng viên trong quá trình học tập và giảng dạy, được sự đồng ý của Ban Giám hiệu và Phòng Khoa học đối ngoại, Bộ môn Kiểm toán đã biên soạn Giáo trình Kiểm toán căn bản. Giáo trình Kiểm toán căn bản do PGS.TS. Nguyễn Phú Giang, Phó Trưởng Khoa Kế toán - Kiểm toán chủ biên, các thành viên tham gia biên soạn bao gồm: - TS. Nguyễn Viết Tiến, ThS. Nguyễn Thu Hoài: Biên soạn chương 1 - PGS.TS. Nguyễn Phú Giang: Biên soạn chương 2 - ThS. Lưu Thị Duyên, ThS. Đào Ngọc Hà: Biên soạn chương 3 - TS. Nguyễn Thị Hồng Lam và ThS. Vũ Thị Thu Huyền: Biên soạn chương 4 - ThS. Trần Nguyễn Bích Hiền và ThS. Lại Thị Thu Thủy: Biên soạn chương 5 Giáo trình Kiểm toán căn bản được biên soạn dựa trên quan điểm tiếp cận hệ thống chuẩn mực kiểm toán quốc tế, chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Ngoài ra giáo trình còn tuân thủ nội dung của đề cương học phần Kiểm toán căn bản mẫu số 4 do nhà trường qui định. Trong quá trình biên soạn, tập thể tác giả đã có nhiều cố gắng, tuy nhiên giáo trình khó tránh khỏi những thiếu sót. Tập thể tác giả mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ các nhà khoa học trong và ngoài Trường Đại học Thương mại để lần tái bản sau giáo trình được hoàn thiện hơn. TẬP THỂ TÁC GIẢ 3 CÁC TỪ VIẾT TẮT BCTC Báo cáo tài chính BGĐ Ban Giám đốc BCKT Báo cáo kiểm toán DNKT Doanh nghiệp kiểm toán ĐTDH Đầu tư dài hạn KSNB Kiểm soát nội bộ KTNB Kiểm toán nội bộ KTV Kiểm toán viên NVCSH Nguồn vốn chủ sở hữu TSCĐ Tài sản cố định TSLĐ Tài sản lưu động 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN Trong chương này, giáo trình phân tích, làm rõ khái niệm, chức năng mục tiêu của kiểm toán. Phân loại kiểm toán theo chủ thể, kiểm toán chia thành 3 loại: kiểm toán nội bộ, kiểm toán độc lập và kiểm toán Nhà nước; phân loại kiểm toán theo mục đích, kiểm toán chia thành 3 loại: kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán báo cáo tài chính; quá trình hình thành và phát triển của kiểm toán. 1.1. Bản chất của kiểm toán 1.1.1. Khái niệm Hoạt động kiểm toán ra đời là để kiểm tra và xác nhận về sự trung thực và hợp lý của các tài liệu, số liệu kế toán và BCTC của các doanh nghiệp, tổ chức; nhằm nâng cao sự tin tưởng của người sử dụng các thông tin từ BCTC đã được kiểm toán. Kiểm toán có gốc từ latin là audit, nguyên bản là audire có nghĩa là nghe do hình ảnh của kiểm toán cổ điển thường được tiến hành bằng cách người ghi chép về tài sản đọc to lên cho một bên độc lập nghe rồi sau đó chấp nhận thông qua việc chứng thực. Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về kiểm toán, tuy nhiên quan niệm về kiểm toán được chấp nhận phổ biến hiện nay là: Kiểm toán là quá trình các chuyên gia độc lập, có thẩm quyền và đạo đức nghề nghiệp tiến hành thu thập và đánh giá các bằng chứng về các thông tin của một đơn vị, nhằm mục đích xác nhận và báo cáo về mức độ phù hợp giữa các thông tin này với các chuẩn mực đã được thiết lập. Các chuyên gia chính là các kiểm toán viên, những người nắm vững luật pháp và chuyên môn về kế toán, kiểm toán. 5 Theo VSA 200 Mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện kiểm toán theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam: Tính độc lập đảm bảo cho kiểm toán viên không bị chi phối hoặc ảnh hưởng bởi bất cứ yếu tố nào trong suốt quá trình kiểm toán từ khi lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán khiến cho kết quả kiểm toán bị sai lệch. Biểu hiện của tính độc lập bao gồm độc lập về chuyên môn, độc lập về kinh tế và độc lập về tình cảm. Độc lập về chuyên môn: Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên chỉ tuân theo chuẩn mực chuyên môn và luật pháp, không bị chi phối bởi những tác động khác. Độc lập về kinh tế: Kiểm toán viên không được nhận làm kiểm toán cho các đơn vị mà mình có quan hệ kinh tế hoặc quyền lợi kinh tế như góp vốn cổ phần, cho vay hoặc vay vốn từ khách hàng, hoặc là cổ đông chi phối của khách hàng, hoặc có ký kết hợp đồng gia công, dịch vụ, đại lý tiêu thụ hàng hoá,... Độc lập về tình cảm: Kiểm toán viên không được nhận làm kiểm toán ở những đơn vị mà bản thân có quan hệ họ hàng thân thuộc (như bố, mẹ, vợ, chồng, con cái, anh chị em ruột) với những người trong bộ máy quản lý (Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, các trưởng, phó phòng và những người tương đương) trong đơn vị được kiểm toán. Tùy theo nội dung và tính chất của mỗi loại kiểm toán, mà mức độ độc lập có thể được đòi hỏi khác nhau. Tuy nhiên, yêu cầu về độc lập là đòi hỏi thiết yếu, quan trọng đối với mọi kiểm toán viên và tổ chức kiểm toán. Tính độc lập chỉ là một khái niệm tương đối, nhưng nó phải là mục tiêu hướng tới và phải đạt được ở mức độ nhất định. Nếu tính độc lập bị vi phạm sẽ ảnh hưởng đến ch ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Kiểm toán căn bản: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Phú Giang (Chủ biên) BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI GIÁO TRÌNH KIỂM TOÁN CĂN BẢN NHÀ XUẤT BẢN THỐNG KÊ HÀ NỘI, 2015 1 2 LỜI NÓI ĐẦU Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, hội nhập quốc tế về kiểm toán đang là vấn đề được đặt ra ở Việt Nam. Kiểm toán căn bản là học phần cung cấp các kiến thức cơ bản về các loại hình kiểm toán, các khái niệm cơ bản trong kiểm toán, qui trình kiểm toán, phương pháp kiểm toán và các loại báo cáo kiểm toán. Các tài liệu học tập liên quan đến kiểm toán tại Trường Đại học Thương mại hiện nay mới chỉ là các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Để tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên và giảng viên trong quá trình học tập và giảng dạy, được sự đồng ý của Ban Giám hiệu và Phòng Khoa học đối ngoại, Bộ môn Kiểm toán đã biên soạn Giáo trình Kiểm toán căn bản. Giáo trình Kiểm toán căn bản do PGS.TS. Nguyễn Phú Giang, Phó Trưởng Khoa Kế toán - Kiểm toán chủ biên, các thành viên tham gia biên soạn bao gồm: - TS. Nguyễn Viết Tiến, ThS. Nguyễn Thu Hoài: Biên soạn chương 1 - PGS.TS. Nguyễn Phú Giang: Biên soạn chương 2 - ThS. Lưu Thị Duyên, ThS. Đào Ngọc Hà: Biên soạn chương 3 - TS. Nguyễn Thị Hồng Lam và ThS. Vũ Thị Thu Huyền: Biên soạn chương 4 - ThS. Trần Nguyễn Bích Hiền và ThS. Lại Thị Thu Thủy: Biên soạn chương 5 Giáo trình Kiểm toán căn bản được biên soạn dựa trên quan điểm tiếp cận hệ thống chuẩn mực kiểm toán quốc tế, chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Ngoài ra giáo trình còn tuân thủ nội dung của đề cương học phần Kiểm toán căn bản mẫu số 4 do nhà trường qui định. Trong quá trình biên soạn, tập thể tác giả đã có nhiều cố gắng, tuy nhiên giáo trình khó tránh khỏi những thiếu sót. Tập thể tác giả mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ các nhà khoa học trong và ngoài Trường Đại học Thương mại để lần tái bản sau giáo trình được hoàn thiện hơn. TẬP THỂ TÁC GIẢ 3 CÁC TỪ VIẾT TẮT BCTC Báo cáo tài chính BGĐ Ban Giám đốc BCKT Báo cáo kiểm toán DNKT Doanh nghiệp kiểm toán ĐTDH Đầu tư dài hạn KSNB Kiểm soát nội bộ KTNB Kiểm toán nội bộ KTV Kiểm toán viên NVCSH Nguồn vốn chủ sở hữu TSCĐ Tài sản cố định TSLĐ Tài sản lưu động 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN Trong chương này, giáo trình phân tích, làm rõ khái niệm, chức năng mục tiêu của kiểm toán. Phân loại kiểm toán theo chủ thể, kiểm toán chia thành 3 loại: kiểm toán nội bộ, kiểm toán độc lập và kiểm toán Nhà nước; phân loại kiểm toán theo mục đích, kiểm toán chia thành 3 loại: kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán báo cáo tài chính; quá trình hình thành và phát triển của kiểm toán. 1.1. Bản chất của kiểm toán 1.1.1. Khái niệm Hoạt động kiểm toán ra đời là để kiểm tra và xác nhận về sự trung thực và hợp lý của các tài liệu, số liệu kế toán và BCTC của các doanh nghiệp, tổ chức; nhằm nâng cao sự tin tưởng của người sử dụng các thông tin từ BCTC đã được kiểm toán. Kiểm toán có gốc từ latin là audit, nguyên bản là audire có nghĩa là nghe do hình ảnh của kiểm toán cổ điển thường được tiến hành bằng cách người ghi chép về tài sản đọc to lên cho một bên độc lập nghe rồi sau đó chấp nhận thông qua việc chứng thực. Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về kiểm toán, tuy nhiên quan niệm về kiểm toán được chấp nhận phổ biến hiện nay là: Kiểm toán là quá trình các chuyên gia độc lập, có thẩm quyền và đạo đức nghề nghiệp tiến hành thu thập và đánh giá các bằng chứng về các thông tin của một đơn vị, nhằm mục đích xác nhận và báo cáo về mức độ phù hợp giữa các thông tin này với các chuẩn mực đã được thiết lập. Các chuyên gia chính là các kiểm toán viên, những người nắm vững luật pháp và chuyên môn về kế toán, kiểm toán. 5 Theo VSA 200 Mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện kiểm toán theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam: Tính độc lập đảm bảo cho kiểm toán viên không bị chi phối hoặc ảnh hưởng bởi bất cứ yếu tố nào trong suốt quá trình kiểm toán từ khi lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán khiến cho kết quả kiểm toán bị sai lệch. Biểu hiện của tính độc lập bao gồm độc lập về chuyên môn, độc lập về kinh tế và độc lập về tình cảm. Độc lập về chuyên môn: Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên chỉ tuân theo chuẩn mực chuyên môn và luật pháp, không bị chi phối bởi những tác động khác. Độc lập về kinh tế: Kiểm toán viên không được nhận làm kiểm toán cho các đơn vị mà mình có quan hệ kinh tế hoặc quyền lợi kinh tế như góp vốn cổ phần, cho vay hoặc vay vốn từ khách hàng, hoặc là cổ đông chi phối của khách hàng, hoặc có ký kết hợp đồng gia công, dịch vụ, đại lý tiêu thụ hàng hoá,... Độc lập về tình cảm: Kiểm toán viên không được nhận làm kiểm toán ở những đơn vị mà bản thân có quan hệ họ hàng thân thuộc (như bố, mẹ, vợ, chồng, con cái, anh chị em ruột) với những người trong bộ máy quản lý (Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, các trưởng, phó phòng và những người tương đương) trong đơn vị được kiểm toán. Tùy theo nội dung và tính chất của mỗi loại kiểm toán, mà mức độ độc lập có thể được đòi hỏi khác nhau. Tuy nhiên, yêu cầu về độc lập là đòi hỏi thiết yếu, quan trọng đối với mọi kiểm toán viên và tổ chức kiểm toán. Tính độc lập chỉ là một khái niệm tương đối, nhưng nó phải là mục tiêu hướng tới và phải đạt được ở mức độ nhất định. Nếu tính độc lập bị vi phạm sẽ ảnh hưởng đến ch ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kiểm toán căn bản Giáo trình Kiểm toán căn bản Kiểm soát nội bộ Bằng chứng kiểm toán Phương pháp kiểm toán Kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toánTài liệu liên quan:
-
FINANCIAL AUDIT Office of Thrift Supervision's 1989 Financial Statements _part1
11 trang 326 0 0 -
Giáo trình kiểm toán - ThS. Đồng Thị Vân Hồng
154 trang 176 0 0 -
Kiểm toán đại cương - Bài tập và bài giải: Phần 2
102 trang 172 0 0 -
Lý thuyết kiểm toán căn bản: Phần 2
163 trang 170 0 0 -
Bài tập lớn Kiểm toán căn bản: Công ty cổ phần vận tải biển VINASHIP
19 trang 133 0 0 -
Vận dụng các kiến thức của môn triết học trong môn nguyên lý kế toán, kiểm toán căn bản
9 trang 117 0 0 -
Implementation of New Accounting,,Standards of the United States Washington _part4
11 trang 107 0 0 -
FINANCIAL AUDIT Office of Thrift Supervision's 1989 Financial Statements _part3
10 trang 102 0 0 -
Vận dụng các kiến thức của môn triết học trong nguyên lý kế toán, kiểm toán căn bản
9 trang 100 0 0 -
Một số câu hỏi trắc nghiệm kiểm toán chọn lọc
12 trang 86 0 0