Giáo trình Kiểm tra chất lượng hàn - Nguyễn Đức Thắng
Số trang: 0
Loại file: pdf
Dung lượng: 11.42 MB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 0 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Giáo trình Kiểm tra chất lượng hàn trình bày các kiến thức về: khái niệm chung về chất lượng hàn, kiểm tra quá trình công nghệ hàn, kiểm tra phá hủy, kiểm tra rò rỉ,... Đây là tài liệu học tập, giảng dạy dành cho sinh viên và giảng viên ngành Cơ khí - Chế tạo máy.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Kiểm tra chất lượng hàn - Nguyễn Đức Thắng DỰ ÁN GIÁO DỤC KỸ THUẬT – DẠY NGHỀ ADB 1655-VIE KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HÀN CHƯƠNG I - KHÁI NIỆM CHUNG 1. Khái niệm chung về chất lượng hàn 1.1. Các chỉ tiêu chất lượng: Trong nền sản xuất mang tính cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, nâng cao chất lượng sản phẩm là một trong những nhiệm vụ kinh tế và xã hội quan trọng nhất. Chất lượng của sản phẩm là toàn bộ các đặc tính quy định chức năng phù hợp với những yêu cầu xác định tương ứng với công dụng của nó. Chất lượng không thể được sử dụng như một từ đơn lẻ để diễn đạt mức độ tuyệt vời với ý nghĩa so sánh khi đánh giá kỹ thuật, mà phải thêm các từ khác. Ví dụ: chất lượng tương đối, cấp chất lượng, đo chất lượng. Tuổi thọ của sản phẩm phụ thuộc vào thời gian làm việc, mức độ chịu tải cũng như các điều kiện sử dụng khác kể cả khả năng bảo quản và sửa chữa sản phẩm. Do đó không nên quan niệm sản phẩm có chất lượng càng cao là càng tốt. Người ta đánh giá chất lượng theo yêu cầu thực tế sử dụng. Điều kiện sử dụng chứa đựng hai yếu tố cơ bản là độ tin cậy và tính làm việc liên tục Độ tin cậy: khả năng của sản phẩm làm việc trong khoảng thời gian dài đã định, chịu tải trọng có thể liên tục hoặc gián đoạn mà không bị phá hủy. Tính làm việc liên tục: tính chất của sản phẩm giữ được khả năng làm việc trong thời hạn đã định mà không phải dừng lại bắt buộc. Chỉ tiêu chất lượng hàn bao gồm: • Cơ tính, không khuyết tật • Hóa lý tính • Độ tin cậy • Tính mỹ thuật • Tính kinh tế 1.2. Đảm bảo chất lượng trong sản xuất hàn Đảm bảo chất lương là thực hiện các công việc đã được lập kế hoạch cà tác động có hệ thống cần thiết nhằm đảm bảo rằng sản phẩm đạt tới mức chất lượng tối ưu và nó sẽ hoạt động tốt với độ tin cậy vừa đủ. Chất lượng nhận được sau khi hàn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố và được thể hiện qua các giai đoạn sau Thiết kế Thiết bị và nhân lực CHẤT LƯỢNG Sản xuất Kiểm tra Biên soạn năm 2007: Nguyễn Đức Thắng, Bộ môn Hàn & Công nghệ kim loại ĐH Bách khoa Hà DỰ ÁN GIÁO DỤC KỸ THUẬT – DẠY NGHỀ ADB 1655-VIE 1.2.1. Xem xét các tài liệu thiết kế - lựa chọn các kết cấu và công nghệ gá lắp - hàn; chọn vật liệu, tiêu chuẩn cơ bản các khuyết tật cho phép cũng như kế hoạch kiểm tra; chọn phương pháp kiểm tra để dò khuyết tật thích hợp v.v... 1.2.2. Kiểm tra trang thiết bị; kiểm tra và phê chuẩn thợ hàn, điều phối viên hàn v.v... 1.2.3. Chuẩn bị công nghệ sản xuất, chế độ hàn – tiến hành kiểm tra các điều kiện và chất lượng gá đặt; sự chuẩn bị và bảo quản vật liệu ban đầu; tiến hành hàn thử. 1.2.4. Kiểm tra chất lượng liên kết và chất lượng sản phẩm bằng phá hủy – quan sát và đo đạc; nghiên cứu kim tương; nghiên cứu các tính chất lý hóa của vật liệu liên kết; thử cơ tính. Các phương pháp kiểm tra không phá hủy – ngoại dạng; thấm mao dẫn; bột từ, dòng xoáy; rò rỉ; siêu âm; chụp ảnh phóng xạ. Trong quá trình đảm bảo chất lượng hàn, phương pháp luận “Plan- Do- Check- Act” cũng có thể được ứng dụng. Nó được mô tả: Plan: thiết lập mục tiêu và xử lý cần thiết để chuyển giao kết quả phù hợp với yêu cầu của khách hàng và chính sách của đơn vị sản xuất. Do: thực hiện đầy đủ các quá trình đã đề ra. Check: giám sát, đánh giá các quá trình và sản phẩm dựa vào các chính sách, mục tiêu và yêu cầu đối với sản phẩm, sau đó báo cáo kết quả. Act: nắm vững các hoạt động để tiếp tục nâng cao việc thực hiện quá trình. Tuy nhiên cũng phải nhấn mạnh một câu quan trọng theo ISO 3834-1 là: Chất lượng không thể được kiểm tra bên trong sản phẩm, nó đã được hình thành trong sản phẩm. Ngay cả phương pháp kiểm tra không phá hủy đầy đủ và tinh vi nhất cũng không cải thiện được chất lượng hàn. Người Đức đã nói: Chất lượng không thể đạt được bằng kiểm tra, tự nó đã được hình thành! 2. Khuyết tật hàn 2.1. Các kiểu và dạng khuyết tật 2.1.1. Định nghĩa - Khuyết tật của sản phẩm là sự không đáp ứng được yêu cầu cụ thể nào đó, mà đã được tiêu chuẩn quy định. Trong sản xuất hàn, thường chia khuyết tật ra thành khuyết tật khi chuẩn bị và gá lắp vật trước khi hàn với khuyết tật xảy ra trong khi hàn. Khuyết tật hàn có thể là bên ngoài hoặc trên bề mặt và bên trong. Khuyết tật bên trong có thể là những bất liên tục hoặc là khuyết tật về tổ chức tế vi. Ở đây chủ yếu xét đến việc kiểm tra các bất liên tục của liên kết hàn.Tuy nhiên cần phải nói rằng các sai lệch khi chuẩn bị và gá lắp thường dẫn đến sự xuất hiện của những khuyết tật hàn, vì thế cần phải kiểm tra việc chuẩn bị trước khi hàn cẩn thận. Bất liên tục không nhất thiết là khuyết tật. Chỉ thị được phát hiện bằng các thiết bị được gọi là chỉ thị của bất liên tục. Tùy theo tiêu chuẩn nếu bất liên tục ảnh hưởng đến quá trình sử dụng của sản phẩm hoặc các yêu cầu kỹ thuật thì được gọi là khuyết tật. 2.1.2. Các khuyết tật khi chuẩn bị và gá lắp – Khuyết tật đặc trưng nhất khi hàn nóng chảy của dạng này: góc vát mép chữ V, chữ X, chữ U bị lệch; làm cùn cạnh sắc theo chiều Biên soạn năm 2007: Nguyễn Đức Thắng, Bộ môn Hàn & Công nghệ kim loại ĐH Bách khoa Hà DỰ ÁN GIÁO DỤC KỸ THUẬT – DẠY NGHỀ ADB 1655-VIE dài giáp mối quá nhiều hoặc quá ít; khe hở không đều; các mép nối không trùng nhau; tách lớp hoặc bị bẩn mép v.v... Các máy, đồ gá chuẩn bị phôi không chuẩn, vật liệu không đồng nhất, bản vẽ không chính xác, tay nghề của thợ hàn thấp cũng có thể là các nguyên nhân tương tự. 2.1.3. Phân loại các khuyết tật theo kiểu và dạng – Khuyết tật hàn thường được phân ra c ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Kiểm tra chất lượng hàn - Nguyễn Đức Thắng DỰ ÁN GIÁO DỤC KỸ THUẬT – DẠY NGHỀ ADB 1655-VIE KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HÀN CHƯƠNG I - KHÁI NIỆM CHUNG 1. Khái niệm chung về chất lượng hàn 1.1. Các chỉ tiêu chất lượng: Trong nền sản xuất mang tính cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, nâng cao chất lượng sản phẩm là một trong những nhiệm vụ kinh tế và xã hội quan trọng nhất. Chất lượng của sản phẩm là toàn bộ các đặc tính quy định chức năng phù hợp với những yêu cầu xác định tương ứng với công dụng của nó. Chất lượng không thể được sử dụng như một từ đơn lẻ để diễn đạt mức độ tuyệt vời với ý nghĩa so sánh khi đánh giá kỹ thuật, mà phải thêm các từ khác. Ví dụ: chất lượng tương đối, cấp chất lượng, đo chất lượng. Tuổi thọ của sản phẩm phụ thuộc vào thời gian làm việc, mức độ chịu tải cũng như các điều kiện sử dụng khác kể cả khả năng bảo quản và sửa chữa sản phẩm. Do đó không nên quan niệm sản phẩm có chất lượng càng cao là càng tốt. Người ta đánh giá chất lượng theo yêu cầu thực tế sử dụng. Điều kiện sử dụng chứa đựng hai yếu tố cơ bản là độ tin cậy và tính làm việc liên tục Độ tin cậy: khả năng của sản phẩm làm việc trong khoảng thời gian dài đã định, chịu tải trọng có thể liên tục hoặc gián đoạn mà không bị phá hủy. Tính làm việc liên tục: tính chất của sản phẩm giữ được khả năng làm việc trong thời hạn đã định mà không phải dừng lại bắt buộc. Chỉ tiêu chất lượng hàn bao gồm: • Cơ tính, không khuyết tật • Hóa lý tính • Độ tin cậy • Tính mỹ thuật • Tính kinh tế 1.2. Đảm bảo chất lượng trong sản xuất hàn Đảm bảo chất lương là thực hiện các công việc đã được lập kế hoạch cà tác động có hệ thống cần thiết nhằm đảm bảo rằng sản phẩm đạt tới mức chất lượng tối ưu và nó sẽ hoạt động tốt với độ tin cậy vừa đủ. Chất lượng nhận được sau khi hàn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố và được thể hiện qua các giai đoạn sau Thiết kế Thiết bị và nhân lực CHẤT LƯỢNG Sản xuất Kiểm tra Biên soạn năm 2007: Nguyễn Đức Thắng, Bộ môn Hàn & Công nghệ kim loại ĐH Bách khoa Hà DỰ ÁN GIÁO DỤC KỸ THUẬT – DẠY NGHỀ ADB 1655-VIE 1.2.1. Xem xét các tài liệu thiết kế - lựa chọn các kết cấu và công nghệ gá lắp - hàn; chọn vật liệu, tiêu chuẩn cơ bản các khuyết tật cho phép cũng như kế hoạch kiểm tra; chọn phương pháp kiểm tra để dò khuyết tật thích hợp v.v... 1.2.2. Kiểm tra trang thiết bị; kiểm tra và phê chuẩn thợ hàn, điều phối viên hàn v.v... 1.2.3. Chuẩn bị công nghệ sản xuất, chế độ hàn – tiến hành kiểm tra các điều kiện và chất lượng gá đặt; sự chuẩn bị và bảo quản vật liệu ban đầu; tiến hành hàn thử. 1.2.4. Kiểm tra chất lượng liên kết và chất lượng sản phẩm bằng phá hủy – quan sát và đo đạc; nghiên cứu kim tương; nghiên cứu các tính chất lý hóa của vật liệu liên kết; thử cơ tính. Các phương pháp kiểm tra không phá hủy – ngoại dạng; thấm mao dẫn; bột từ, dòng xoáy; rò rỉ; siêu âm; chụp ảnh phóng xạ. Trong quá trình đảm bảo chất lượng hàn, phương pháp luận “Plan- Do- Check- Act” cũng có thể được ứng dụng. Nó được mô tả: Plan: thiết lập mục tiêu và xử lý cần thiết để chuyển giao kết quả phù hợp với yêu cầu của khách hàng và chính sách của đơn vị sản xuất. Do: thực hiện đầy đủ các quá trình đã đề ra. Check: giám sát, đánh giá các quá trình và sản phẩm dựa vào các chính sách, mục tiêu và yêu cầu đối với sản phẩm, sau đó báo cáo kết quả. Act: nắm vững các hoạt động để tiếp tục nâng cao việc thực hiện quá trình. Tuy nhiên cũng phải nhấn mạnh một câu quan trọng theo ISO 3834-1 là: Chất lượng không thể được kiểm tra bên trong sản phẩm, nó đã được hình thành trong sản phẩm. Ngay cả phương pháp kiểm tra không phá hủy đầy đủ và tinh vi nhất cũng không cải thiện được chất lượng hàn. Người Đức đã nói: Chất lượng không thể đạt được bằng kiểm tra, tự nó đã được hình thành! 2. Khuyết tật hàn 2.1. Các kiểu và dạng khuyết tật 2.1.1. Định nghĩa - Khuyết tật của sản phẩm là sự không đáp ứng được yêu cầu cụ thể nào đó, mà đã được tiêu chuẩn quy định. Trong sản xuất hàn, thường chia khuyết tật ra thành khuyết tật khi chuẩn bị và gá lắp vật trước khi hàn với khuyết tật xảy ra trong khi hàn. Khuyết tật hàn có thể là bên ngoài hoặc trên bề mặt và bên trong. Khuyết tật bên trong có thể là những bất liên tục hoặc là khuyết tật về tổ chức tế vi. Ở đây chủ yếu xét đến việc kiểm tra các bất liên tục của liên kết hàn.Tuy nhiên cần phải nói rằng các sai lệch khi chuẩn bị và gá lắp thường dẫn đến sự xuất hiện của những khuyết tật hàn, vì thế cần phải kiểm tra việc chuẩn bị trước khi hàn cẩn thận. Bất liên tục không nhất thiết là khuyết tật. Chỉ thị được phát hiện bằng các thiết bị được gọi là chỉ thị của bất liên tục. Tùy theo tiêu chuẩn nếu bất liên tục ảnh hưởng đến quá trình sử dụng của sản phẩm hoặc các yêu cầu kỹ thuật thì được gọi là khuyết tật. 2.1.2. Các khuyết tật khi chuẩn bị và gá lắp – Khuyết tật đặc trưng nhất khi hàn nóng chảy của dạng này: góc vát mép chữ V, chữ X, chữ U bị lệch; làm cùn cạnh sắc theo chiều Biên soạn năm 2007: Nguyễn Đức Thắng, Bộ môn Hàn & Công nghệ kim loại ĐH Bách khoa Hà DỰ ÁN GIÁO DỤC KỸ THUẬT – DẠY NGHỀ ADB 1655-VIE dài giáp mối quá nhiều hoặc quá ít; khe hở không đều; các mép nối không trùng nhau; tách lớp hoặc bị bẩn mép v.v... Các máy, đồ gá chuẩn bị phôi không chuẩn, vật liệu không đồng nhất, bản vẽ không chính xác, tay nghề của thợ hàn thấp cũng có thể là các nguyên nhân tương tự. 2.1.3. Phân loại các khuyết tật theo kiểu và dạng – Khuyết tật hàn thường được phân ra c ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Giáo trình Kiểm tra chất lượng hàn Kiểm tra chất lượng hàn Chất lượng hàn Tài liệu chất lượng hàn Tìm hiểu về chất lượng hàn Tài liệu HànGợi ý tài liệu liên quan:
-
473 trang 23 0 0
-
163 trang 14 0 0
-
Giáo trình Kiểm tra chất lượng hàn (Nghề: Hàn - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
61 trang 12 0 0 -
Bài giảng Kiểm tra chất lượng hàn - Nguyễn Đức Thắng
0 trang 8 0 0 -
Giáo trình Kỹ thuật chế tạo máy (Phần 2: Hàn và cắt kim loại): Phần 2
108 trang 8 0 0 -
61 trang 7 0 0
-
Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ hàn để hàn thép không gỉ SUS304 với thép các bon A53
6 trang 7 0 0 -
Bài giảng học phần Kiểm tra chất lượng hàn - Phạm Thế Minh
86 trang 3 0 0