Thông tin tài liệu:
(1) Phương pháp phân tích tỉ lệ →Tính toán các chỉ tiêu tài chính theo tỉ lệ →So sánh các chỉ tiêu của doanh nghiệp: - Giữa kì này với kì trước - Giữa chỉ tiêu kế hoạch với thực hiện - Với chỉ tiêu trung bình ngành Ưu điểm của phương pháp: - Đơn giản, dễ tính - Thấy được xu thế biến động của các chỉ tiêu tài chính - Đánh giá được vị thế của doanh nghiệp trong ngành Nhược điểm của phương pháp: - Số liệu không cập nhật, thiếu chính xác làm ảnh hưởng đến...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình kiến thức dùng trong kinh doanh chứng khoán - Forum VCU (p2)
(1) Phương pháp phân tích tỉ lệ
→Tính toán các chỉ tiêu tài chính theo tỉ lệ
→So sánh các chỉ tiêu của doanh nghiệp:
- Giữa kì này với kì trước
- Giữa chỉ tiêu kế hoạch với thực hiện
- Với chỉ tiêu trung bình ngành
Ưu điểm của phương pháp:
- Đơn giản, dễ tính
- Thấy được xu thế biến động của các chỉ tiêu tài chính
- Đánh giá được vị thế của doanh nghiệp trong ngành
Nhược điểm của phương pháp:
- Số liệu không cập nhật, thiếu chính xác làm ảnh hưởng đến kết quả tính toán và
các nhận xét đánh giá có thể không xác đáng, trung thực.
- Chỉ tiêu trung bình ngành khó xác định
- Không thấy rõ được nguyên nhân thay đổi của các chỉ tiêu tài chính
(2) Phương pháp tách đoạn: tách 1 chỉ tiêu tổng hợp thành nhiều chỉ tiêu cấu thành
bộ phận có mối quan hệ nhân quả.
Thu nhập sau thuế Thu nhập sau thuế Tổng tài sản
Doanh thu
---------------------- = ---------------------- x ----------------- x ------------------
Vốn CSH Tổng tài sản Vốn CSH
Doanh thu
2.2.1.2. Phân tích các chỉ tiêu tài chính
Phân tích các chỉ số tài chính sẽ cho thấy mối quan hệ đầy đủ ý nghĩa hơn giữa các
giá trị riêng lẻ trong báo cáo tài chính. Nếu như một con số riêng lẻ trong một báo cáo tài
chính không thực sự nói lên nhiều điều, thì một chỉ số tài chính riêng lẻ cũng có giá trị rất
thấp nếu chúng ta không xét nó trong mối tương quan với các chỉ số khác. Từ những chỉ số
được phân tích, chúng ta sẽ có những so sánh quan trọng nhằm xem xét kết quả hoạt động
của công ty trong mối tương quan với toàn bộ nền kinh tế, lĩnh vực ngành, các nhà cạnh
tranh chủ yếu trong phạm vi ngành, kết quả hoạt động trước đây của công ty.
♦ Nội dung phân tích:
Trên cơ sở hệ thống số liệu đã được phản ánh ở các báo cáo tài chính liên quan, để
đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp người ta thường tính toán và phân tích một số
các chỉ tiêu sau:
● Các chỉ tiêu phản ánh tình hình thanh toán
H ệ số Tổng giá trị tài sản
= (1)
Tổng nợ
thanh toán chung
Hệ số thanh toán chung phản ánh 1 đồng nợ được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài
sản của doanh nghiệp. Nhìn chung, hệ số này càng cao, chứng tỏ khả năng thanh toán của
doanh nghiệp là tốt, doanh nghiệp chủ động được nguồn vốn trong kinh doanh. Nếu hệ số
này bằng 1 hoặc nhỏ hơn 1 chứng tỏ doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng mất hết vốn chủ
sở hữu và đang đi đến bờ vực phá sản.
Hệ số thanh toán Giá trị TSCĐ và ĐTDH
= (2)
nợ dài hạn Tổng nợ dài hạn
Hệ số thanh toán nợ dài hạn phản ánh 1 đồng nợ dài hạn được đảm bảo bằng bao nhiêu
đồng tài sản dài hạn của doanh nghiệp.
Hệ số thanh toán Giá trị TSLĐ và ĐTNH
= (3)
nợ ngắn hạn Tổng nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn phản ánh khả năng của doanh nghiệp có thể hoàn trả
các khoản nợ ngắn hạn bằng các TSLĐ của doanh nghiệp.
Hệ số thanh toán TSLĐ và ĐTNH – hàng tồn kho
= (4)
nhanh nợ ngắn hạn Tổng nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán nhanh nợ ngắn hạn đo lường khả năng mà lượng tiền sẵn có vào
ngày lập bảng cân đối kế toán và lượng tiền mà doanh nghiệp hi vọng có thể chuyển đổi
được từ đầu tư tài chính và các khoản phải thu để hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn.
Nhìn chung các hệ số thanh toán nợ ngắn hạn cao đem lại sự an toàn về tình hình tài
chính, đảm bảo doanh nghiệp luôn có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.
Ngược lại các hệ số thanh toán thấp thể hiện tiềm năng thanh toán kém. Tuy nhiên, 1 doanh
nghiệp có hệ số thanh toán nợ ngắn hạn quá cao cũng có mặt không tốt, do doanh nghiệp
tồn trữ khối lượng tiền quá lớn, một loại tài sản gần như không sinh lời.
● Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn và tình hình tài sản
H ệ số Tổng nợ phải trả
= (5)
nợ Tổng nguồn vốn
H ệ số ...