Danh mục

Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin Phần 2 - GS,TS. Trần Trung Hậu

Số trang: 73      Loại file: pdf      Dung lượng: 727.07 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin trình bày những nội dung chính: thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa hội ở Việt Nam, sở hữu tư liệu sản xuất và nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa hội ở Việt Nam công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa hội ở Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin Phần 2 - GS,TS. Trần Trung Hậu CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET GIÁO TRÌNH KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN PHẦN 2 GS. TS. TRẦN TRUNG HẬU GS. TS. TRẦN TRUNG HẬU Năm 2006 CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET BÀI 1 THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM Mục đích, yêu cầu: nắm được nội dung của sự quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN ở VN và những nhiệm vụ kinh tế cơ bản trong TKQĐ lên CNXH ở VN. Bài này gồm có 3 mục:  Quan điểm của chủ nghĩa ML về TKQĐ lên CNXH  Tính tất yếu khách quan và đặc điểm của TKQĐ lên CNXH ở VN  Xã hội hoá sản xuất theo định hướng XHCN ở VN Tài liệu cần đọc: Giáo trình KTCT ML dùng cho khối ngành Kinh tế – Quản trị kinh doanh, chương X và chương XI (tr 252 – 303) 1. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC LÊNIN VỀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH 1.1. TKQĐ LÊN CNXH LÀ ĐIỀU TẤT YẾU KHÁCH QUAN ĐỐI VỚI BẤT CỨ QUỐC GIA NÀO ĐI LÊN CNXH Vận dụng lý luận về hình thái kinh tế - xã hội vào phân tích xã hội tư bản, C.Mác và Ph.Ang-ghen cho rằng phương thức SX TBCN là có tính lịch sử và tất yếu sẽ bị thay thế bằng một xã hội mới cao hơn – xã hội CSCN. Trong tác phẩm Phê phán Cương lĩnh Gô-ta, C.Mác đã chỉ rõ: ”Giữa xã hội TBCN và xã hội CSCN là 1 thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia. Thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị, và nhà nước của thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn là nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản”. Cái xã hội mà Mác nói ở đây không phải là một xã hội CSCN đã phát triển trên cơ sở của chính nó, mà là l xã hội vừa thoát thai từ xã hội TBCN, một xã hội còn mang những dấu vết về mọi phương diện kinh tế, đạo đức, tinh thần của xã In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET hội cũ mà “nó vừa mới lọt lòng từ xã hội TBCN ra sau những cơn đau đẻ dài” (C.Mác và Ph.Anghen: Toàn tập, t.19, tr. 35 - 36) Trong tập bút ký về chủ nghĩa Mác và vấn đề nhà nước, bên cạnh câu trích dẫn trên, V.Lênin ghi chú: Vậy là:  ”Những cơn đau đẻ kéo dài”  ”Giai đoạn đầu của xã hội CSCN”, III”giai đoạn cao của xã hội CSCN”. Như vậy, Mác và Lênin đều nhận thức rằng, từ CNTB lên CNCS gồm có một thời kỳ quá độ, một giai đầu mà nay gọi là CNXH và giai đoạn cao là CNCS đã đứng vững trên cơ sở của chính nó. Theo Lênin, sự cần thiết khách quan của TKQĐ lên CNXH là do đặc điểm ra đời, phát triển của cách mạng vô sản và những đặc trưng kinh tế, xã hội của CNXH quyết định. Cách mạng tư sản thắng lợi đánh dấu sự kết thúc của TKQĐ từ xã hội phong kiến lên CNTB, còn cách mạng vô sản thắng lợi mới chỉ là sự khởi đầu cho TKQĐ lên CNXH. TKQĐ lên CNXH là l thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc, triệt để, toàn diện từ xã hội cũ thành xã hội mới – xã hội XNCN. Nó diễn ra từ khi giai cấp vô sản giành được chính quyền bắt tay vào việc xây dựng xã hội mới và kết thúc khi xây dựng thành công những cơ sở của CNXH cả về lực lượng SX, quan hệ SX, cơ sở kinh tế và kiến trúc thượng tầng. 1.2. TKQĐ LÊN CNXH LÀ 1 THỜI KỲ LÂU DÀI KHÓ KHĂN Tính chất lâu dài và khó khăn nhiều hay ít tuỳ thuộc vào điểm xuất phát của từng nước. Đó là vì:  Một là, nhiệm vụ kinh tế quan trọng nhất của TKQĐ lên CNXH là phải tạo ra một năng suất lao động cao hơn hẳn CNTB, bởi vì NSLĐ là cái quan trọng nhất cho sự thắng lợi của chế độ xã hội mới. Một sự nghiệp như vậy cần phải nhiều năm mới giải quyết được vững chắc.  Hai là, để xây dựng CNXH còn phải thiết lập tổ chức lao động, kỷ luật lao động khoa học và cách mạng và lôi cuốn nhân dân lao động vào quản lý nhà nước. Muốn vậy phải nâng cao trình độ văn hoá của nhân dân lao động, xoá In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET bỏ các tập quán xấu của người SX nhỏ cá thể. Điều đó đòi hỏi phải có thời gian, không thể một sớm một chiều có ngay.  Ba là, mục tiêu của CNXH là xoá bỏ chế độ người bóc lột người. Xoá bỏ giai cấp là l quá trình đòi hỏi phải đạt được bước tiến khổng lồ trong việc phát triển lực lượng SX, trong việc thay thế sự quản lý của giai cấp bóc lột bằng sự quản lý khoa học và cách mạng do giai cấp công nhân đảm nhiệm và chiến thắng tàn dư của SX nhỏ, phân tán. 1.3. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN NHẤT CỦA TKQĐ Là sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần và tương ứng với nó có nhiều giai cấp.Trong TKQĐ, nền kinh tế có tính chất q ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: