Giáo trình Kinh tế du lịch: Phần 2
Số trang: 166
Loại file: pdf
Dung lượng: 2.57 MB
Lượt xem: 22
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Giáo trình "Kinh tế du lịch" được biên soạn nhằm trang bị cho người học có những kiến thức cần thiết của một nhà quản trị kinh doanh du lịch trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế. Giáo trình kết cấu gồm 8 chương và chia thành 2 phần, phần 2 trình bày những nội dung về: đầu tư du lịch; lao động và vốn kinh doanh du lịch; chi phí và lợi nhuận kinh doanh du lịch; hiệu quả kinh tế - xã hội của du lịch;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Kinh tế du lịch: Phần 2 Chương 5 ĐẦU TƯ DU LỊCH Mục tiêu của chương: Sau khi học xong chương này, người học có khả năng: Nắm được khái niệm đầu tư, các nhu cầu đầu tư nói chung và nhu cầu đầu tư du lịch nói riêng; các yếu tố cơ bản của đầu tư. Hiểu rõ đầu tư du lịch thường không liên hệ trực tiếp tới các khoản thu hồi dự kiến mang tính chất thương mại; đầu tư theo “định hướng tài sản”, khả năng tồn tại của nó hoàn toàn không ràng buộc với sự tăng trưởng về cầu du lịch. Nắm được các đặc điểm của đầu tư du lịch; đầu tư vào các sự kiện du lịch; các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến đầu tư du lịch. Hiểu biết về các nguồn vốn chủ yếu sử dụng trong đầu tư du lịch. 5.1. KHÁI NIỆM VÀ CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA ĐẦU TƯ 5.1.1. Khái niệm đầu tư Đầu tư, theo nghĩa chung nhất, là sự bỏ ra hoặc sự “hy sinh” những cái gì đó ở hiện tại (tiền bạc, sức lao động, của cải vật chất, thời gian, trí tuệ) nhằm đạt được những kết quả có lợi cho người đầu tư trong tương lai. Trên phương diện kinh tế, đầu tư là sự hy sinh giá trị các nguồn tài nguyên hiện tại để thu được của cải nhiều hơn trong tương lai. Theo Luật Đầu tư của Việt Nam, đầu tư là hoạt động sử dụng tiền vốn, tài nguyên trong một thời gian tương đối dài nhằm thu được lợi nhuận hoặc các lợi ích xã hội. Theo các nhà kinh tế học, bản chất của đầu tư là sự phân bổ các nguồn tài nguyên thành vốn cố định, nhờ đó làm cho hoạt động sản xuất 167 tăng thêm có thể xảy ra. Trên giác độ vĩ mô, đầu tư là một phần thu nhập của nền kinh tế không bị tiêu dùng và được sử dụng để tạo nguồn tài chính cho sản xuất. Trên giác độ vi mô, đầu tư liên quan đến sự phân phối bất cứ nguồn tài nguyên cần thiết nào của một doanh nghiệp thành các tài sản sản xuất. Nhu cầu đầu tư thường tồn tại trong ba lĩnh vực sau đây: - Các tài sản cố định mới như nhà cửa, nhà máy, thiết bị và các tài sản cố định khác. - Nâng cấp hoặc thay thế các tài sản cố định hiện tại đã hết thời hạn sử dụng. - Bổ sung vốn lưu động để thanh toán các chi phí sản xuất định kỳ. Trong du lịch, ba nhu cầu đầu tư nói trên thường gắn với cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành. Ngoài ra, du lịch còn có nhu cầu đầu tư vào cơ sở hạ tầng, đầu tư phát triển nguồn nhân lực và đầu tư cho quảng bá du lịch. Đầu tư cơ sở hạ tầng thường gắn chặt chẽ với nhu cầu chung của nền kinh tế quốc dân (nhu cầu của nhiều ngành trong đó có du lịch và nhu cầu dân sinh). Đầu tư phát triển nguồn nhân lực và đầu tư cho quảng bá du lịch thuộc loại đầu tư phi vật chất (đầu tư vô hình). Phạm vi của chương này giới hạn nghiên cứu đầu tư nhằm hình thành các tài sản sản xuất (đầu tư hữu hình) bao gồm cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng du lịch. Sự tăng trưởng và phát triển của bất kỳ ngành kinh tế nào đều tuỳ thuộc vào khả năng thu hồi đầu tư, mà nguồn đầu tư này có thể nhận được thông qua thị trường vốn và thu nhập nội bộ tăng thêm của ngành đó. Các khoản thu hồi chủ yếu được xác định thông qua sự bồi hoàn các nhân tố (lãi suất và cổ tức) thu được do đầu tư và cũng như do sự tăng trưởng vốn và các lợi ích khác. 5.1.2. Các yếu tố cơ bản của đầu tư Yếu tố cơ bản quyết định số lượng đầu tư mới cần thiết là khả năng sinh lợi có thể nhận được. Đó là khoản chênh lệch giữa thu nhập hoặc 168 sản lượng thuần mong đợi từ đầu tư với chi phí vốn sử dụng. Trong các doanh nghiệp thương mại, thu nhập thuần đạt được từ doanh số bán dự kiến trừ đi các chi phí dự kiến, vì vậy trong du lịch nó phụ thuộc vào các kỳ vọng về số khách du lịch, mô hình cầu, chi tiêu của khách và một số dự báo về sự biến động của chi phí hàng hoá và dịch vụ có nhu cầu. Đối với một dự án đầu tư phi thương mại, thu nhập thuần có thể còn phụ thuộc vào sự định giá các lợi ích và chi phí xã hội dự kiến của dự án. Chi phí vốn là tỷ lệ lãi suất trung bình cần thiết và vốn có thể nhận được từ một số nguồn sau: - Tài chính nội bộ: Lợi nhuận hoặc giá trị gia tăng để lại; khoản dự phòng giảm giá; khoản dự phòng thuế; - Tài chính bên ngoài: Cổ phần (và các khoản trợ cấp đầu tư); vốn vay dài hạn, tài chính ngắn hạn (tín dụng ngân hàng, thuê tài chính, tín dụng thương mại...). Trong khi vốn vay luôn kèm theo một tỷ lệ lãi suất trực tiếp thì vốn cổ phần lại đòi hỏi cổ tức cùng với khả năng rủi ro xuất hiện tùy theo mô hình đầu tư đề xuất, còn đối với tài chính nội bộ thì thường có chi phí cơ hội của vốn khi nó có thể được sử dụng vào mục đích khác. Một số phương pháp chủ yếu có thể sử dụng để đánh giá các dự án đầu tư với các yếu tố cơ bản thể hiện trong bảng 5.122. Những người đánh giá đầu tư thận trọng nhất đều sử dụng một số cách tính chiết khấu các thu nhập và chi phí tương lai đưa về giá trị hiện tại và kết hợp (nếu có thể) với phân tích rủi ro. Tuy nhiên, một số nghiên cứu thực tế cho thấy doanh nghiệp thường thay đổi các phương pháp đánh giá và thậm chí thay đổi cả các quy tắc để quyết định đầu tư. Trong bất kỳ tình huống nào thì một quyết định đầu tư của doanh nghiệp phụ thuộc phần lớn vào kỳ vọng ở các thị trường và nền kinh tế quốc dân. 22 Theo: Bull, A. (1998), The Economics of Travel and Tourism, 2nd edition, Longman, Melbourne. 169 Bảng 5.1. Các phương pháp đánh giá dự án đầu tư Chỉ tiêu Sử dụng tính Quy tắc đánh giá chiết khấu của phương pháp Hoàn trả Không Thời kỳ hoàn đầu tư Hoàn trả chiết khấu Có Thời kỳ hoàn đầu tư Thu hồi kế toán bình quân Không Tỷ lệ % thu hồi bình quân trên đầu tư Tỷ lệ thu hồi nội bộ* Có Tỷ lệ thu hồi tạo ra thu nhập chiết khấu bằng với chi phí đầu tư Giá trị hiện tại thuần Có ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Kinh tế du lịch: Phần 2 Chương 5 ĐẦU TƯ DU LỊCH Mục tiêu của chương: Sau khi học xong chương này, người học có khả năng: Nắm được khái niệm đầu tư, các nhu cầu đầu tư nói chung và nhu cầu đầu tư du lịch nói riêng; các yếu tố cơ bản của đầu tư. Hiểu rõ đầu tư du lịch thường không liên hệ trực tiếp tới các khoản thu hồi dự kiến mang tính chất thương mại; đầu tư theo “định hướng tài sản”, khả năng tồn tại của nó hoàn toàn không ràng buộc với sự tăng trưởng về cầu du lịch. Nắm được các đặc điểm của đầu tư du lịch; đầu tư vào các sự kiện du lịch; các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến đầu tư du lịch. Hiểu biết về các nguồn vốn chủ yếu sử dụng trong đầu tư du lịch. 5.1. KHÁI NIỆM VÀ CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA ĐẦU TƯ 5.1.1. Khái niệm đầu tư Đầu tư, theo nghĩa chung nhất, là sự bỏ ra hoặc sự “hy sinh” những cái gì đó ở hiện tại (tiền bạc, sức lao động, của cải vật chất, thời gian, trí tuệ) nhằm đạt được những kết quả có lợi cho người đầu tư trong tương lai. Trên phương diện kinh tế, đầu tư là sự hy sinh giá trị các nguồn tài nguyên hiện tại để thu được của cải nhiều hơn trong tương lai. Theo Luật Đầu tư của Việt Nam, đầu tư là hoạt động sử dụng tiền vốn, tài nguyên trong một thời gian tương đối dài nhằm thu được lợi nhuận hoặc các lợi ích xã hội. Theo các nhà kinh tế học, bản chất của đầu tư là sự phân bổ các nguồn tài nguyên thành vốn cố định, nhờ đó làm cho hoạt động sản xuất 167 tăng thêm có thể xảy ra. Trên giác độ vĩ mô, đầu tư là một phần thu nhập của nền kinh tế không bị tiêu dùng và được sử dụng để tạo nguồn tài chính cho sản xuất. Trên giác độ vi mô, đầu tư liên quan đến sự phân phối bất cứ nguồn tài nguyên cần thiết nào của một doanh nghiệp thành các tài sản sản xuất. Nhu cầu đầu tư thường tồn tại trong ba lĩnh vực sau đây: - Các tài sản cố định mới như nhà cửa, nhà máy, thiết bị và các tài sản cố định khác. - Nâng cấp hoặc thay thế các tài sản cố định hiện tại đã hết thời hạn sử dụng. - Bổ sung vốn lưu động để thanh toán các chi phí sản xuất định kỳ. Trong du lịch, ba nhu cầu đầu tư nói trên thường gắn với cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành. Ngoài ra, du lịch còn có nhu cầu đầu tư vào cơ sở hạ tầng, đầu tư phát triển nguồn nhân lực và đầu tư cho quảng bá du lịch. Đầu tư cơ sở hạ tầng thường gắn chặt chẽ với nhu cầu chung của nền kinh tế quốc dân (nhu cầu của nhiều ngành trong đó có du lịch và nhu cầu dân sinh). Đầu tư phát triển nguồn nhân lực và đầu tư cho quảng bá du lịch thuộc loại đầu tư phi vật chất (đầu tư vô hình). Phạm vi của chương này giới hạn nghiên cứu đầu tư nhằm hình thành các tài sản sản xuất (đầu tư hữu hình) bao gồm cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng du lịch. Sự tăng trưởng và phát triển của bất kỳ ngành kinh tế nào đều tuỳ thuộc vào khả năng thu hồi đầu tư, mà nguồn đầu tư này có thể nhận được thông qua thị trường vốn và thu nhập nội bộ tăng thêm của ngành đó. Các khoản thu hồi chủ yếu được xác định thông qua sự bồi hoàn các nhân tố (lãi suất và cổ tức) thu được do đầu tư và cũng như do sự tăng trưởng vốn và các lợi ích khác. 5.1.2. Các yếu tố cơ bản của đầu tư Yếu tố cơ bản quyết định số lượng đầu tư mới cần thiết là khả năng sinh lợi có thể nhận được. Đó là khoản chênh lệch giữa thu nhập hoặc 168 sản lượng thuần mong đợi từ đầu tư với chi phí vốn sử dụng. Trong các doanh nghiệp thương mại, thu nhập thuần đạt được từ doanh số bán dự kiến trừ đi các chi phí dự kiến, vì vậy trong du lịch nó phụ thuộc vào các kỳ vọng về số khách du lịch, mô hình cầu, chi tiêu của khách và một số dự báo về sự biến động của chi phí hàng hoá và dịch vụ có nhu cầu. Đối với một dự án đầu tư phi thương mại, thu nhập thuần có thể còn phụ thuộc vào sự định giá các lợi ích và chi phí xã hội dự kiến của dự án. Chi phí vốn là tỷ lệ lãi suất trung bình cần thiết và vốn có thể nhận được từ một số nguồn sau: - Tài chính nội bộ: Lợi nhuận hoặc giá trị gia tăng để lại; khoản dự phòng giảm giá; khoản dự phòng thuế; - Tài chính bên ngoài: Cổ phần (và các khoản trợ cấp đầu tư); vốn vay dài hạn, tài chính ngắn hạn (tín dụng ngân hàng, thuê tài chính, tín dụng thương mại...). Trong khi vốn vay luôn kèm theo một tỷ lệ lãi suất trực tiếp thì vốn cổ phần lại đòi hỏi cổ tức cùng với khả năng rủi ro xuất hiện tùy theo mô hình đầu tư đề xuất, còn đối với tài chính nội bộ thì thường có chi phí cơ hội của vốn khi nó có thể được sử dụng vào mục đích khác. Một số phương pháp chủ yếu có thể sử dụng để đánh giá các dự án đầu tư với các yếu tố cơ bản thể hiện trong bảng 5.122. Những người đánh giá đầu tư thận trọng nhất đều sử dụng một số cách tính chiết khấu các thu nhập và chi phí tương lai đưa về giá trị hiện tại và kết hợp (nếu có thể) với phân tích rủi ro. Tuy nhiên, một số nghiên cứu thực tế cho thấy doanh nghiệp thường thay đổi các phương pháp đánh giá và thậm chí thay đổi cả các quy tắc để quyết định đầu tư. Trong bất kỳ tình huống nào thì một quyết định đầu tư của doanh nghiệp phụ thuộc phần lớn vào kỳ vọng ở các thị trường và nền kinh tế quốc dân. 22 Theo: Bull, A. (1998), The Economics of Travel and Tourism, 2nd edition, Longman, Melbourne. 169 Bảng 5.1. Các phương pháp đánh giá dự án đầu tư Chỉ tiêu Sử dụng tính Quy tắc đánh giá chiết khấu của phương pháp Hoàn trả Không Thời kỳ hoàn đầu tư Hoàn trả chiết khấu Có Thời kỳ hoàn đầu tư Thu hồi kế toán bình quân Không Tỷ lệ % thu hồi bình quân trên đầu tư Tỷ lệ thu hồi nội bộ* Có Tỷ lệ thu hồi tạo ra thu nhập chiết khấu bằng với chi phí đầu tư Giá trị hiện tại thuần Có ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kinh tế du lịch Giáo trình Kinh tế du lịch Đầu tư du lịch Lao động du lịch Vốn kinh doanh du lịch Chi phí kinh doanh du lịch Lợi nhuận kinh doanh du lịchGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tiểu luận: Thực trạng và giải pháp marketing địa phương thu hút lượng khách vào Côn đảo
25 trang 205 0 0 -
Đề thi kết thúc học phần học kì 1 môn Kinh tế du lịch năm 2020-2021 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
4 trang 196 1 0 -
Giáo trình Quản trị kinh doanh lữ hành - Nguyễn Quang Vinh
149 trang 99 3 0 -
10 trang 91 0 0
-
Giải pháp đào tạo lao động du lịch Phú Quốc giai đoạn 2016 – 2020
5 trang 67 0 0 -
Sổ tay hướng dẫn đánh giá tác động môi trường cho phát triển du lịch
0 trang 57 1 0 -
Công tác đào tạo nguồn nhân lực tại trường Cao đẳng nghề Du lịch Huế trong bối cảnh toàn cầu hoá
9 trang 36 0 0 -
Quản lý văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững
8 trang 34 0 0 -
Tìm hiểu về du lịch và du lịch sinh thái: Phần 2
85 trang 33 0 0 -
Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế du lịch Việt Nam
4 trang 29 0 0