Danh mục

GIÁO TRÌNH KINH TẾ HỘ VÀ TRANG TRẠI - CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ KINH TẾ HỘ VÀ KINH TẾ TRANG TRẠI

Số trang: 20      Loại file: pdf      Dung lượng: 410.25 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 18,000 VND Tải xuống file đầy đủ (20 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Các khái niệm cơ bản về kinh tế nông hộ Trong một số từ điển ngôn ngữ học cũng như một số từ điển chuyên ngành kinh tế, người ta định nghĩa về “hộ” như sau: “Hộ” là tất cả những người sống chung trong một ngôi nhà và nhóm người đó có cùng chung huyết tộc và người làm công, người cùng ăn chung.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
GIÁO TRÌNH KINH TẾ HỘ VÀ TRANG TRẠI - CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ KINH TẾ HỘ VÀ KINH TẾ TRANG TRẠI KINH TẾ HỘ VÀ TRANG TRẠICHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ KINH TẾ HỘ VÀ KINH TẾ TRANG TRẠI 1. Các khái niệm cơ bản về kinh tế nông hộ Trong một số từ điển ngôn ngữ học cũng như một số từ điển chuyên ngànhkinh tế, người ta định nghĩa về “hộ” như sau: “Hộ” là tất cả những người sốngchung trong một ngôi nhà và nhóm người đó có cùng chung huyết tộc và ngườilàm công, người cùng ăn chung. Thống kê Liên Hợp Quốc cũng có khái niệm về“Hộ” gồm những người sống chung dưới một ngôi nhà, cùng ăn chung, làm chungvà cùng có chung một ngân quỹ. Giáo sư Mc Gê (1989) - Đại học tổng hợp Colombia (Canada) cho rằng:“Hộ” là một nhóm người có cùng chung huyết tộc hoặc không cùng chung huyếttộc ở trong một mái nhà và ăn chung một mâm cơm. Nhóm các học giả lý thuyết phát triển cho rằng: “Hộ là một hệ thống cácnguồn lực tạo thành một nhóm các chế độ kinh tế riêng nhưng lại có mối quan hệchặt chẽ và phục vụ hệ thống kinh tế lớn hơn”. Nhóm “hệ thống thế giới” (các đại biểu Wallerstan (1982), Wood (1981,1982), Smith (1985), Martin và BellHel (1987) cho rằng: “Hộ là một nhóm ngườicó cùng chung sở hữu, chung quyền lợi trong cùng một hoàn cảnh. Hộ là một đơnvị kinh tế giống như các công ty, xí nghiệp khác”. Giáo sư Frank Ellis Trường Đại học tổng hợp Cambridge (1988) đưa ra mộtsố định nghĩa về nông dân, nông hộ. Theo ông cấc đặc điểm đặc trưng của đơn vịkinh tế mà chúng phân biệt gia đình nông dân với những người làm kinh tế kháctrong một nền kinh tế thị trường là: Thứ nhất, đất đai: Người nông dân với ruộng đất chính là một yếu tố hơnhẳn các yếu tố sản xuất khác vì giá trị của nó; nó là nguồn đảm bảo lâu dài đờisống của gia đình nông dân trước những thiên tai. Thứ hai, lao động: Sự tín nhiệm đối với lao động của gia đình là một đặctính kinh tế nổi bật của người nông dân. Người “lao động gia đình” là cơ sở củacác nông trại, là yếu tố phân biệt chúng với các xí nghiệp tư bản. Thứ ba, tiền vốn và sự tiêu dùng: Người ta cho rằng: “người nông dân làmcông việc của gia đình chứ không phải làm công việc kinh doanh thuần túy”(Woly, 1966) nó khác với đặc điểm chủ yếu của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa làlàm chủ vốn đầu tư vào tích lũy cũng như khái niệm hoàn vốn đầu tư dưới dạng lợinhuận. Từ những đặc trưng trên có thể xem kinh tế hộ gia đình nông dân là mộtcơ sở kinh tế có đất đai, các tư liệu sản xuất thuộc sở hữu của hộ gia đình, sửdụng chủ yếu sức lao động của gia đình để sản xuất và thường là nằm trongmột hệ thống kinh tế lớn hơn, nhưng chủ yếu được đặc trưng bởi sự tham giacục bộ vào các thị trường có xu hướng hoạt động với mức độ không hoàn hảocao. Tóm lại trong nền kinh tế hộ gia đình nông dân được quan niệm trên cáckhía cạnh: Hộ gia đình nông dân (nông hộ) là đơn vị xã hội làm cơ sở cho phân tíchkinh tế; các nguồn lực (đất đai, tư liệu sản xuất, vốn sản xuất, sức lao động…)được góp thành vốn chung, cùng chung một ngân sách; cùng chung sống dưới mộtmái nhà, ăn chung, mọi người đều hưởng phần thu nhập và mọi quyết định đềudựa trên ý kiến chung của các thành viên là người lớn trong hộ gia đình. Gia đình (family) là một đơn vị xã hội xác định với các mối quan hệ họ hàng,có cùng chung huyết tộc. Trong nhiều xã hội khác nhau các mối quan hệ họ hàngxây dựng nên một gia đình rất khác nhau. Gia đình chỉ được xem là hộ gia đình(Household) khi các thành viên gia đình có cùng chung một cơ sở kinh tế.1. Vị trí, vai trò của kinh tế hộ trong thời kỳ đổi mới Trong thời kỳ chiến tranh, hộ gia đình Việt Nam vừa cung cấp nguồn nhânlực, vừa là nguồn của cải vật chất (chưa nói tới tinh thần) cho cuộc chiến, đồngthời lại là nơi sản xuất vật chất để bảo đảm cuộc sống không những cho gia đình(chỉ với 5% quỹ đất canh tác được chia cho các hộ gia đình làm kinh tế vườn theolối tự túc, tự cấp), mà còn đóng vai trò là hậu phương lớn miền Bắc cho tiền tuyếnlớn miền Nam (trên cơ sở phát triển hợp tác xã theo kiểu cũ). Vai trò của kinh tế hộ có nhiều thay đổi cả về phương thức quản lý lẫn laođộng sản xuất, nhất là kể từ khi phong trào hợp tác xã mất dần động lực phát triển.Mốc quan trọng của sự thay đổi đó là sự ra đời của Chỉ thị 100, ngày 31-01-1981của Ban Bí thư về cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm vàngười lao động trong hợp tác xã. Tiếp theo đó, Nghị quyết 10, ngày 05 – 04 - 1988 của Bộ Chính trị về đổimới quản lý nông nghiệp đã tạo cơ sở quan trọng để kinh tế hộ nông dân trở thànhđơn vị kinh tế tự chủ trong nông nghiệp. Đối với khu vực nông, lâm trường, nhờ có Nghị định số 12/NĐ-CP, ngày03-2-1993 về sắp xếp tổ chức và đổi mới cơ chế quản lý các doanh nghiệp nôngnghiệp nhà nước, các nông, lâm trường đã từng bước tách chức năng quản lý nhànước đối với với quản lý sảnxuất, kinh doanh, các gia đình nông, lâm trường viêncũng ...

Tài liệu được xem nhiều: