Danh mục

GIÁO TRÌNH KINH TẾ HỘ VÀ TRANG TRẠI - CHƯƠNG 3. LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI SẢN XUẤT

Số trang: 20      Loại file: pdf      Dung lượng: 601.88 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

I. NHỮNG MỐI QUAN HỆ CÓ TÍNH VẬT CHẤT. Trong chương này chúng tôi trình bày những nội dung chính về lý thuyết của kinh tế học trong khu vực sản xuất, đã tỏ ra cần thiết trong nghiên cứu về thị trường nông nghiệp. Cũng như mọi ngành kinh tế khác, kinh tế học trong sản xuất nông nghiệp cũng quan tâm đến việc phân phối nguồn lực khan hiếm cho nhiều phương hướng sản xuất. Trong lý thuyết về sản xuất, người ta tìm mọi cách chọn lựa: Sản xuất cái gì? Sản xuất bao nhiêu và...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
GIÁO TRÌNH KINH TẾ HỘ VÀ TRANG TRẠI - CHƯƠNG 3. LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI SẢN XUẤT cho người lao động. Đây là vấn đề hết sức cần thiết đối với các trang trại, vì do đặc điểm lịch sử, chất lượng nguồn lao động nông nghiệp thường thấp kém so với các ngành khác Hoạt động sản xuất nông nghiệp đòi hỏi sự chăm sóc nghiêm ngặt, tự giác của người lao động đối với cây trồng, gia súc. Trong nhiều trường hợp, mệnh lệnh hành chính có khi không mang lại kết quả mong muốn, các phương pháp kinh tế không phát huy tác dụng phương pháp giáo dục lại trở nên hữu hiệu. Mỗi phương pháp quản trị có một cách thức tác động khác nhau và tác động đến những mặt khác nhau. Vì vậy, vận dụng tổng hợp các phương pháp trong quản trị sản xuất kinh doanh nói chung. trong các trang trại nói riêng là cần thiết. Tuy nhiên, trong những trường hợp nhất định. phương pháp này được nhấn mạnh hơn phương pháp khác, nhưng sự nhấn mạnh đó cũng chỉ là nhất thời. Cần năng động và hết sức mềm dẻo khi sử dụng các phương pháp tác động đến con người trong quản trị sản xuất kinh doanh. CHƯƠNG III. LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI SẢN XUẤT I. NHỮNG MỐI QUAN HỆ CÓ TÍNH VẬT CHẤT. Trong chương này chúng tôi trình bày những nội dung chính về lý thuyết của kinh tế học trong khu vực sản xuất, đã tỏ ra cần thiết trong nghiên cứu về thị trường nông nghiệp. Cũng như mọi ngành kinh tế khác, kinh tế học trong sản xuất nông nghiệp cũng quan tâm đến việc phân phối nguồn lực khan hiếm cho nhiều phương hướng sản xuất. Trong lý thuyết về sản xuất, người ta tìm mọi cách chọn lựa: Sản xuất cái gì? Sản xuất bao nhiêu và sản xuất như thế nào? Quyết định việc này bởi chính người sản xuất - được xác định là “một tác nhân cụ thể chuyên trách việc chuyển đổi các yếu tố đầu vào thành các loại hàng hoá mong muốn, đó là các yếu tố đầu ra” (Hirshlefer – 1976). Sản xuất là quá trình phối hợp và điều hoà các yếu tố đầu vào (tài nguyên hoặc các yếu tố sản xuất như: đất đai, lao động…) để tạo ra các đầu ra (hàng hóa hoặc dịch vụ như: thóc, ngô, thịt, trứng, sữa…). Chẳng hạn để sản xuất ra một tấn mũ cao su, ta cần có: các điều kiện khí hậu thích hợp, diện tích đất canh tác, phân bón, các dịch vụ khác như lao động chăm sóc, thu hoạch… Nếu giả thiết sản xuất sẽ diễn biến một cách có hệ thống với trình độ sử dụng đầu vào hợp lý, các nhà kinh tế học thường biểu thị mối quan hệ giữa lượng đầu vào cần thiết và lượng đầu ra có thể có được bằng các ký hiệu toán học được gọi là “hàm sản xuất”. Hàm sản xuất là mối quan hệ kỷ thuật biểu thị lượng hàng hóa tối đa có thể thu được từ các kết hợp khác nhau của các yếu tố đầu vào với một trình độ công nghệ nhất định. Hàm sản xuất tổng quát có dạng: Q = f (X1, X2, X3,... Xn) Trong đó: Q: Sản lượng đầu ra. X1, X2, X3,... Xn: Các yếu tố đầu vào được sử dụng trong quá trình sản xuất. Hàm sản xuất có thể được biểu diễn bằng một phương trình, một bảng số liệu hay một đồ thị nào đó. Để hiểu thêm về hàm sản xuất ta lấy ví dụ như sau: Giả sử có một nhà máy may quần áo, để đơn giản ta chỉ xét 2 yếu tố đầu vào là lao động và máy khâu. Sự kết hợp giữa lao động và máy khâu cho chúng ta các kết quả đầu ra khác nhau, thể hiện ở biểu sau: Biểu 1.1: Hàm sản xuất với hai đầu vào là máy khâu và lao động. Số lao động mỗi ngày Số máy khâu 0 1 2 3 4 5 6 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 15 34 44 48 50 51 2 0 20 46 64 72 78 81 3 0 21 50 79 82 92 99 Qua biểu trên ta thấy, nếu không có lao động và không có máy khâu nào thì tất nhiên không tạo ra được sản phẩm, nói cách khác không có đầu vào thì cũng không có đầu ra. Với một máy khâu và một lao động, doanh nghiệp có thể sản xuất tối đa 15 bộ quần áo mỗi ngày; với 2 máy khâu và 2 lao động doanh nghiệp sản lượng tối đa là 46 bộ quần áo… Cần lưu ý rằng mức sản lượng nói trên chỉ đạt được khi doanh nghiệp tổ chức sản xuất và quản lý thật tốt. Như vậy, hàm sản xuất cho chúng ta biết một khái niệm có tính chất thuần túy vật chất, nhằm mô tả lượng đầu ra tối đa về vật chất với việc sử dụng một hoặc một số yếu tố đầu vào nhất định về vật chất. Trình độ kết hợp giữa các yếu tố đầu vào trong sản xuất quyết định hiệu quả kinh tế trong việc sử dụng các yếu tố đó. Hơn nữa trong nền kinh tế thị trường, mọi hàng hóa được sản xuất ra để trao đổi, lưu thông, do vậy đầu ra của sản xuất cũng phải hướng theo nhu cầu thị trường và việc xác định cơ cấu sản phẩm hợp lý trong mối quan hệ với các nguồn tài nguyên khan hiếm cũng có ý nghĩa kinh tế quan trọng. Trong phần này, chúng ta sẽ xem xét những mối quan hệ có tính vật chất giữa các yếu tố sản xuất với sản phẩm được sản xuất ra, giữa các yếu tố sản xuất với nhau và giữa sản phẩm với sản phẩm. 1.1. Mối quan hệ giữa yếu tố sản xuất và sản phẩm sản xuất ra (sản xuất với một đầu vào biến đổi). Vấn đề ở đây là nghiên cứu từng yếu tố sản xuất đã tác động đến lượng sản phẩm Q như thế nào? Để đạt được điều đó ta giả thiết rằng chỉ có một yếu tố biến đổi tác động đến Q, chẳng hạn yếu tố x1, còn các yếu tố khác của hàm sản xuất không đổi. Ta có hàm sản xuất: Q = f (X1/ X2, X3,... Xn) X1: đứng trước ký hiệu / là yếu tố sản xuất biến đổi; X2, X3,... Xn: đứng sau kí hiệu / là các yếu tố sản xuất không biến đổi. Biểu 1.2: Sản xuất với một đầu vào biến đổi (Lao động) Tổng số Năng suất Năng suất cận Tổng số Tổng số Độngầu ra B.quân (Q/L) biên (∆Q/∆L) lao động (L) vốn (K) ...

Tài liệu được xem nhiều: