Danh mục

Giáo trình Kinh tế nông nghiệp part 6

Số trang: 45      Loại file: pdf      Dung lượng: 394.88 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (45 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

1/3 tổng sản phẩm quốc nội. Nhìn chung, đây là vùng phát triển công nghiệp khá thành công trong những năm qua. Trong công nghiệp của vùng, năm 2000 đã có 17 nhà máy chế biến đường mía, với tổng năng lực ép 17 ngàn tấn mía cây/ngày. Các nhà máy đường bố trí ở Tây Ninh: 4; Đồng Nai: 2; Bình Dương: 1; vùng nguyên liệu mía ở vùng này đáp ứng được khoảng 70-80% tổng năng lực ép. Tuy nhiên, các ngành công nghiệp sau đường như: rượu, cồn, phân vi sinh... chưa phát triển tương xứng với công...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Kinh tế nông nghiệp part 6 1/3 tổng sản phẩm quốc nội. Nhìn chung, đây là vùng phát triển công nghiệp khá thành công trong những năm qua. Trong công nghiệp của vùng, năm 2000 đã có 17 nhà máy chế biến đường mía, với tổng năng lực ép 17 ngàn tấn mía cây/ngày. Các nhà máy đường bố trí ở Tây Ninh: 4; Đồng Nai: 2; Bình Dương: 1; vùng nguyên liệu mía ở vùng này đáp ứng được khoảng 70-80% tổng năng lực ép. Tuy nhiên, các ngành công nghiệp sau đường như: rượu, cồn, phân vi sinh... chưa phát triển tương xứng với công nghiệp đường. Có thể thấy được vai trò của vùng về phát triển nông nghiệp qua biểu sau: Biểu 7: Một số chỉ tiêu nông nghiệp vủa vùng Đông Nam Bộ. 1990 1995 2000 Số lượng % so với Số % so với Số % so với cả nước lượng cả nước lượng cả nước 1- Sản lượng lương thực 1,28 5,96 1,72 6,24 2,01 5,82 (triệu tấn) 2- Sản lượng thóc (ngàn tấn) 31,8 34,56 54,4 24,92 165,98 31,05 3- Sản lượng cao su (ngàn 50,92 87,88 107,97 87,95 194,38 84,46 tấn) 4- Sản lượng mía (ngàn tấn) 1.195,4 22,11 2602,4 22,72 3408,9 17,57 5- Sản lượng điều (tấn) 23.478 97,69 46.702 91,81 45.108 75,31 Như vậy, có thể nói rằng, mặc dù quĩ đất nông nghiệp của vùng này chỉ chiếm 13% diện tích của cả nước, và tập trung chủ yếu ở 3 tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương và tây Ninh, nhưng lại tập trung sản xuất với qui mô lớn các sản phẩm: cà phê, cao su, mía đường. Trong đó, cả diện tích lẫn sản lượng cao su mủ khô đều đứng đầu trong 7 vùng kinh tế - sinh thái của cả nước. Ngoài ra, cây điều cũng chiếm tới 75% sản lượng và 77% diện tích của cả nước. Bên cạnh 4 loại cây mũi nhọn nói trên, vùng Đông Nam Bộ đã và đang 191 phát triển các loại rau, chăn nuôi gà công nghiệp kết hợp thả vườn, nuôi bò thịt và bò sữa. Hướng phát triển nông nghiệp trong thời gian tới của vùng Đông Nam Bộ là tập trung thâm canh trên 260 ngàn héc ta cây công nghiệp hiện có, việc mở rộng diện tích phải thận trọng và phải theo qui hoạch để đảm bảo môi trường sinh thái ổn định, đặc biệt là bảo vệ nguồn nước ngầm. 2.7- Vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Không gian của vùng Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm 13 tỉnh: Long An, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Kiên Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau. Đặc điểm cơ bản về đất đai của vùng này được thể hiện trong hiện trạng đất đai của 6 vùng. Dân số của vùng có 16,4 triệu người; mật độ dân số 408 người/km . 2 Nét nổi bật của vùng Đồng bằng sông Cửu Long là đất đai phì nhiêu, song tình trạng ngập lụt, nhiễm mặn, nhiễm phèn trên diện rộng và dài ngày là phổ biến. Toàn vùng có 600 ngàn héc ta đất nhiễm phèn, 700 ngàn ha nhiễm mặn. Công nghiệp và hệ thống đường giao thông bộ khó phát triển. Đời sống của dân cư còn nhiều khó khăn. Vị trí của nông nghiệp ĐBSCL so với cả nước được thể hiện một phần qua biểu sau: Biểu 8: Một số chỉ tiêu nông nghiệp, thủy sản vùng ĐBSCL. 1990 1995 2000 Số lượng % so với Số % so với Số % so với cả nước lượng cả nước lượng cả nước 1- Sản lượng lương thực 9,48 44,72 12,83 46,57 16,94 49,10 (triệu tấn) 2- Sản lượng gạo xuất khẩu 920 - 1226 - 3415* (ngàn tấn) 3- Sản lượng mía (ngàn tấn) 2509 46,41 5385 47,03 7282 4- Sản lượng điều (tấn) - - 420 0,82 3042 192 - 37,54 5,07 5- Sản lượng thuỷ sản (ngàn 424 47,61 819 51,69 967 52,56 tấn) Như vậy, có thể thấy sản phẩm thế mạnh của vùng ĐBSCL là lúa gạo, thuỷ sản và mía đường. Riêng diện tích trồng lúa, vùng này có 1,8 triệu héc ta, chiếm 45% diện tích trồng lúa của cả nước. Đây là đồng bằng lớn nhất của Việt Nam, có vai trò cực kỳ quan trọng trong chiến lược an ninh lương thực quốc gia. Riêng sản lượng điều, tuy chỉ chiếm hơn 5% trong sản lượng của cả nước, song lại được phân bố rất tập trung ở huyện Đảo Phúc Quốc tỉnh Kiên Giang. Đây là huyện đảo có lợi thế về trồng tiêu và đánh bắt thuỷ sản. Vùng đồng bằng Sông Cửu Long chiếm tới trên 53% diện tích nuôi trồng thuỷ sản của cả nước, và đóng góp trên 52% sản lượng thuỷ sản của nước ta (bao gồm cả nuôi trồng và đánh bắt). Năm 2000, toàn vùng có 8 nhà máy đường, với tổng năng lực ép là 11.750 tấn mía/ngày. Ngoài ra, các nhà máy chế biến thủy sản cũng đã đóng vai trò quan trọng thúc đẩy ngành nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản phát triển. Ngoài các sản phẩm chủ lực trên, các loại cây ăn quả như: dứa, nhãn, xoài, quýt... cũng đã và đang được bố trí sản xuất ở ĐBSCL. Tuy nhiên, với các loại cây ăn quả lâu năm, nguy cơ thất mùa do lũ lụt là tương đối lớn, ngoài những rủi ro về dịch bệnh phá hoại mùa màng như những vùng khác. IV- Một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy các vùng chuyên môn hoá ở Việt Nam tiếp tục phát triển. Các vùng chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam đã và đang hình thành rõ nét, đặc biệt từ sau những năm 90 của thế kỷ 20 trở đi. Nhìn lại hai thời kỳ có cơ chế kinh tế và cơ chế quản lý khác nhau cho thấy, ở mỗi thời kỳ đều có hạn chế nhất định trong việc hình thành và phát triển của vùng chuyên môn hoá sản xuất . ở thời kỳ kế hoạch hoá tập trung, việc nghiên cứu những điều kiện để phát triển vùng chuyên môn h ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: