Giáo trình Kinh tế nông nghiệp part 8
Số trang: 45
Loại file: pdf
Dung lượng: 389.61 KB
Lượt xem: 24
Lượt tải: 0
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Chuyên môn hoá theo cách thức nói trên được gọi là chuyên môn hoá theo lợi thế tuyệt đối. Tức là bằng cách so sánh lợi thế một cách trực tiếp của cùng một loại sản phẩm giữa hai quốc gia khác nhau để xác định được quốc gia nào có lợi thế, lấy kết quả so sánh đó để xác định hướng chuyên môn hoá sản xuất.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Kinh tế nông nghiệp part 8 phẩm của cả gạo và than luôn cân bằng, kể cả trước cũng như sau khi có thương mại quốc tế; chưa tính đến chi phí hoạt động thương mại nói chung trong quá trình trao đổi sản phẩm giữa hai quốc gia; và thương mại hoàn toàn tự do. Chuyên môn hoá theo cách thức nói trên được gọi là chuyên môn hoá theo lợi thế tuyệt đối. Tức là bằng cách so sánh lợi thế một cách trực tiếp của cùng một loại sản phẩm giữa hai quốc gia khác nhau để xác định được quốc gia nào có lợi thế, lấy kết quả so sánh đó để xác định hướng chuyên môn hoá sản xuất. Trong thí dụ trên chúng ta thấy, quốc gia A có lợi thế một cách tuyệt đối về sản xuất gạo so với quốc gia B; ngược lại, B có lợi thế tuyệt đối về sản xuất than so với A. Nói chung, khi nước này có lợi thế tuyệt đối về sản xuất sản phẩm này, nước kia lại có lợi thế tuyệt đối về sản xuất sản phẩm khác, thì việc xác định sản phẩm chuyên môn hoá để trao đổi là tương đối rõ ràng và dễ dàng. Trên thực tế, không phải lúc nào và ở đâu cũng dễ dàng như vậy. Tình hình sẽ phức tạp hơn, nếu quốc gia A có lợi thế tuyệt đối so với quốc gia B không chỉ ở việc sản xuất sản phẩm gạo, mà còn cả ở sản xuất sản phẩm than. Tình hình này diễn ra khá phổ biến trong mối quan hệ giữa những quốc gia phát triển và những quốc gia chậm phát triển. Nếu chỉ thực hiện được trao đổi thương mại quốc tế khi có lợi thế tuyệt đối, thì sẽ không thể giải thích được hoạt động thương mại vẫn phát triển giữa các quốc gia phát triển (có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất hầu hết các sản phẩm) với các quốc gia chậm phát triển (hầu hết các sản phẩm sản xuất ra đều ở thế bất lợi). Lý thuyết của Đavid Ricardo sẽ giúp chúng ta giải thích được động lực của mối quan hệ đó. 2- Lý thuyết về lợi thế tương đối của Đavid Ricardo. Nội dung cốt lõi của lý thuyết này có thể phát biểu: Khi thực hiện giao thương trên cơ sở chuyên môn hoá, nếu quốc gia này có lợi thế tuyệt đối ở việc sản xuất mọi sản phẩm, còn đối tác lại yếu thế ở việc sản xuất mọi sản phẩm, thì quốc gia thứ nhất nên chọn những sản 275 phẩm có lợi thế lớn nhất để chuyên môn hoá, còn quốc gia thứ hai nên chọn những sản phẩm ít bất lợi nhất để chuyên môn hoá. Có thể phân tích thí dụ thứ hai sau đây để hiểu rõ lý thuyết của Đavid Ricardo. Thí dụ 2: cũng với những giả định như thí dụ 1, nhưng với kết quả sản xuất được thể hiện như sau: Bảng 10.1. Sản phẩm gạo Sản phẩm than Kết quả sản So với đối Kết quả sản So với đối Quốc gia xuất (tấn) tác (lần) xuất (tấn) tác (lần) 100 1,25 400 2,00 A B 80 0,80 200 0,50 Với tình hình như trong thí dụ 2, theo nguyên lý của lý thuyết D.Ricardo, thì quốc gia A nên chuyên môn hoá sản xuất than, ngược lại, quốc gia B nên chuyên môn hoá sản xuất gạo. Theo hướng đó, quốc gia A sẽ dành toàn bộ nguồn lực là 200 giờ lao động, thay vì để sản xuất cả gạo và than, để sản xuất than; còn quốc gia B sẽ dành toàn bộ 200 giờ lao động để sản xuất gạo. Khi đó, sức sản xuất chung của xã hội sẽ là 800 tấn than và 160 tấn gạo. Nếu so với trước khi chuyên môn hoá, thì sản phẩm than tăng thêm 200 tấn, sản phẩm gạo bị giảm đi 20 tấn. Tuy vậy, nếu qui đổi 200 tấn than thành gạo (xét về mặt giá trị) theo tỷ lệ trao đổi hiện hành (800/160), thì lượng 200 tấn than đó tương đương với 40 tấn gạo. Như vậy, khi bù trừ cho nhau, tổng giá trị sản phẩm của xã hội khi có chuyên môn hoá vẫn tăng lên với lượng tương đương 20 tấn gạo so với khi không có chuyên môn hoá. Khi nghiên cứu thí dụ thứ hai, cũng cần có những giả định như thí dụ 1 và cũng cần lưu ý rằng, mức độ chuyên môn hoá trên thực tế sẽ không hoàn toàn như thí dụ đã đưa ra. Mục đích của việc đưa ra và phân tích thí dụ 2 là để hiểu nguyên lý trong lý thuyết về lợi thế của D.Ricardo, và để khẳng định rằng, ngay cả đối với một quốc gia không có lợi thế tuyệt đối trong quan hệ 276 với đối tác, vẫn có thể tham gia vào quan hệ giao thương với đối tác. Nguyên lý đó giúp ta giải thích được quan hệ giữa những quốc gia có trình độ năng suất lao động cao với những quốc gia có trình độ năng suất lao động thấp. Đồng thời, có thể khẳng định rằng, nếu xét về mặt kinh tế và xét trong dài hạn thì luồng hàng trao đổi giữa các quốc gia sẽ luôn là luồng hàng hai chiều. Phương thức chuyên môn hoá theo kết quả so sánh mức lợi thế giữa hai sản phẩm khác nhau trong cùng một quốc gia như trên, gọi là chuyên môn hoá sản xuất theo lợi thế tương đối. Thương mại trên cơ sở đó, gọi là thương mại trên cơ sở lợi thế tương đối. Qua hai thí dụ nêu trên, có thể khẳng định rằng thương mại quốc tế trên cơ sở chuyên môn hoá theo lợi thê (cả tương đối lẫn tuyệt đối) đều làm tăng thêm lợi ích của xã hội : cũng có thể khẳng định rằng, mọi quốc gia trên thế giới đều có thể tham gia vào quá trình thương mại toàn cầu, và sự tham gia đó sẽ góp phần làm tăng thêm lợi ích cho xã hội nói chung. Tuy nhiên, sự phân phối lợi tích đó như thế nào, và do đó, mức lợi ích mà mỗi tác nhân nhận được là lớn hay nhỏ, sẽ phụ thuộc vào nhiều nhân tố kinh tế - chính trị - xã hội khác nhau. Lý thuyết của John Stunart Mill sẽ góp phần lý giải vấn đề đó. 3- Lý thuyết về 'giá trị quốc tế' của John Stunart Mill. Trên cơ sở lý thuyết của D.Ricard, J.S.Mill đã chỉ ra rằng: nếu một quốc gia có sản phẩm có mức ưa chuộng ở quốc gia đối tác lớn hơn mức ưa chuộng về sản phẩm của đối tác ở quốc gia mình, thì quốc gia đó sẽ thu được nhiều lợi hơn trong quá trình giao thương. Trên cơ sở thí dụ 2, chúng ta tính ra bảng giá trị trao đổi dưới đây để phân tích: Bảng 10.2. Tên quốc gia Kết quả sản xuất Kết quả sản xuất Tỷ lệ trao đổi trước gạo (tấn) than (tấn) kh ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Kinh tế nông nghiệp part 8 phẩm của cả gạo và than luôn cân bằng, kể cả trước cũng như sau khi có thương mại quốc tế; chưa tính đến chi phí hoạt động thương mại nói chung trong quá trình trao đổi sản phẩm giữa hai quốc gia; và thương mại hoàn toàn tự do. Chuyên môn hoá theo cách thức nói trên được gọi là chuyên môn hoá theo lợi thế tuyệt đối. Tức là bằng cách so sánh lợi thế một cách trực tiếp của cùng một loại sản phẩm giữa hai quốc gia khác nhau để xác định được quốc gia nào có lợi thế, lấy kết quả so sánh đó để xác định hướng chuyên môn hoá sản xuất. Trong thí dụ trên chúng ta thấy, quốc gia A có lợi thế một cách tuyệt đối về sản xuất gạo so với quốc gia B; ngược lại, B có lợi thế tuyệt đối về sản xuất than so với A. Nói chung, khi nước này có lợi thế tuyệt đối về sản xuất sản phẩm này, nước kia lại có lợi thế tuyệt đối về sản xuất sản phẩm khác, thì việc xác định sản phẩm chuyên môn hoá để trao đổi là tương đối rõ ràng và dễ dàng. Trên thực tế, không phải lúc nào và ở đâu cũng dễ dàng như vậy. Tình hình sẽ phức tạp hơn, nếu quốc gia A có lợi thế tuyệt đối so với quốc gia B không chỉ ở việc sản xuất sản phẩm gạo, mà còn cả ở sản xuất sản phẩm than. Tình hình này diễn ra khá phổ biến trong mối quan hệ giữa những quốc gia phát triển và những quốc gia chậm phát triển. Nếu chỉ thực hiện được trao đổi thương mại quốc tế khi có lợi thế tuyệt đối, thì sẽ không thể giải thích được hoạt động thương mại vẫn phát triển giữa các quốc gia phát triển (có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất hầu hết các sản phẩm) với các quốc gia chậm phát triển (hầu hết các sản phẩm sản xuất ra đều ở thế bất lợi). Lý thuyết của Đavid Ricardo sẽ giúp chúng ta giải thích được động lực của mối quan hệ đó. 2- Lý thuyết về lợi thế tương đối của Đavid Ricardo. Nội dung cốt lõi của lý thuyết này có thể phát biểu: Khi thực hiện giao thương trên cơ sở chuyên môn hoá, nếu quốc gia này có lợi thế tuyệt đối ở việc sản xuất mọi sản phẩm, còn đối tác lại yếu thế ở việc sản xuất mọi sản phẩm, thì quốc gia thứ nhất nên chọn những sản 275 phẩm có lợi thế lớn nhất để chuyên môn hoá, còn quốc gia thứ hai nên chọn những sản phẩm ít bất lợi nhất để chuyên môn hoá. Có thể phân tích thí dụ thứ hai sau đây để hiểu rõ lý thuyết của Đavid Ricardo. Thí dụ 2: cũng với những giả định như thí dụ 1, nhưng với kết quả sản xuất được thể hiện như sau: Bảng 10.1. Sản phẩm gạo Sản phẩm than Kết quả sản So với đối Kết quả sản So với đối Quốc gia xuất (tấn) tác (lần) xuất (tấn) tác (lần) 100 1,25 400 2,00 A B 80 0,80 200 0,50 Với tình hình như trong thí dụ 2, theo nguyên lý của lý thuyết D.Ricardo, thì quốc gia A nên chuyên môn hoá sản xuất than, ngược lại, quốc gia B nên chuyên môn hoá sản xuất gạo. Theo hướng đó, quốc gia A sẽ dành toàn bộ nguồn lực là 200 giờ lao động, thay vì để sản xuất cả gạo và than, để sản xuất than; còn quốc gia B sẽ dành toàn bộ 200 giờ lao động để sản xuất gạo. Khi đó, sức sản xuất chung của xã hội sẽ là 800 tấn than và 160 tấn gạo. Nếu so với trước khi chuyên môn hoá, thì sản phẩm than tăng thêm 200 tấn, sản phẩm gạo bị giảm đi 20 tấn. Tuy vậy, nếu qui đổi 200 tấn than thành gạo (xét về mặt giá trị) theo tỷ lệ trao đổi hiện hành (800/160), thì lượng 200 tấn than đó tương đương với 40 tấn gạo. Như vậy, khi bù trừ cho nhau, tổng giá trị sản phẩm của xã hội khi có chuyên môn hoá vẫn tăng lên với lượng tương đương 20 tấn gạo so với khi không có chuyên môn hoá. Khi nghiên cứu thí dụ thứ hai, cũng cần có những giả định như thí dụ 1 và cũng cần lưu ý rằng, mức độ chuyên môn hoá trên thực tế sẽ không hoàn toàn như thí dụ đã đưa ra. Mục đích của việc đưa ra và phân tích thí dụ 2 là để hiểu nguyên lý trong lý thuyết về lợi thế của D.Ricardo, và để khẳng định rằng, ngay cả đối với một quốc gia không có lợi thế tuyệt đối trong quan hệ 276 với đối tác, vẫn có thể tham gia vào quan hệ giao thương với đối tác. Nguyên lý đó giúp ta giải thích được quan hệ giữa những quốc gia có trình độ năng suất lao động cao với những quốc gia có trình độ năng suất lao động thấp. Đồng thời, có thể khẳng định rằng, nếu xét về mặt kinh tế và xét trong dài hạn thì luồng hàng trao đổi giữa các quốc gia sẽ luôn là luồng hàng hai chiều. Phương thức chuyên môn hoá theo kết quả so sánh mức lợi thế giữa hai sản phẩm khác nhau trong cùng một quốc gia như trên, gọi là chuyên môn hoá sản xuất theo lợi thế tương đối. Thương mại trên cơ sở đó, gọi là thương mại trên cơ sở lợi thế tương đối. Qua hai thí dụ nêu trên, có thể khẳng định rằng thương mại quốc tế trên cơ sở chuyên môn hoá theo lợi thê (cả tương đối lẫn tuyệt đối) đều làm tăng thêm lợi ích của xã hội : cũng có thể khẳng định rằng, mọi quốc gia trên thế giới đều có thể tham gia vào quá trình thương mại toàn cầu, và sự tham gia đó sẽ góp phần làm tăng thêm lợi ích cho xã hội nói chung. Tuy nhiên, sự phân phối lợi tích đó như thế nào, và do đó, mức lợi ích mà mỗi tác nhân nhận được là lớn hay nhỏ, sẽ phụ thuộc vào nhiều nhân tố kinh tế - chính trị - xã hội khác nhau. Lý thuyết của John Stunart Mill sẽ góp phần lý giải vấn đề đó. 3- Lý thuyết về 'giá trị quốc tế' của John Stunart Mill. Trên cơ sở lý thuyết của D.Ricard, J.S.Mill đã chỉ ra rằng: nếu một quốc gia có sản phẩm có mức ưa chuộng ở quốc gia đối tác lớn hơn mức ưa chuộng về sản phẩm của đối tác ở quốc gia mình, thì quốc gia đó sẽ thu được nhiều lợi hơn trong quá trình giao thương. Trên cơ sở thí dụ 2, chúng ta tính ra bảng giá trị trao đổi dưới đây để phân tích: Bảng 10.2. Tên quốc gia Kết quả sản xuất Kết quả sản xuất Tỷ lệ trao đổi trước gạo (tấn) than (tấn) kh ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
kinh tế nông nghiệp giáo trình kinh tế nông nghiệp bài giảng kinh tế nông nghiệp đề cương kinh tế nông nghiệp tài liệu kinh tế nông nghiệp tài liệ nông nghiệpTài liệu liên quan:
-
Giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội
8 trang 270 0 0 -
5 trang 127 0 0
-
124 trang 115 0 0
-
18 trang 110 0 0
-
Bài giảng Kinh tế hộ nông dân và kinh tế trang trại: Chương 1
52 trang 100 1 0 -
Giáo trình Kinh tế phát triển (Nghề: Kế toán doanh nghiệp) - CĐ Cơ Giới Ninh Bình
117 trang 96 0 0 -
68 trang 93 0 0
-
Cơ sở lý luận_ chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong ngành thủy sản 1
30 trang 82 0 0 -
Bài giảng Kinh tế nông nghiệp (Dùng cho các lớp cao học) - ĐH Thủy lợi
174 trang 73 0 0 -
81 trang 62 0 0