Danh mục

GIÁO TRÌNH KINH TẾ QUẢN LÝ - CHƯƠNG 4

Số trang: 70      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.15 MB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí tải xuống: 25,000 VND Tải xuống file đầy đủ (70 trang) 0
Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

I. CÁC MÔ HÌNH CHÍNH THỐNG VỀ CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG 1. Phân tích cấu trúc thị trường Các doanh nghiệp sau khi xây dựng mục đích và xác định được các điều kiện về cầu và chi phí, khi xem xét cách thức đạt được các mục đích đó phải nghiên cứu cấu trúc …
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
GIÁO TRÌNH KINH TẾ QUẢN LÝ - CHƯƠNG 4 GIÁO TRÌNH KINH TẾ QUẢN LÝChương 4: Cấu trúc thị trường và việc định giá Chương IV CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG VÀ VIỆC ĐỊNH GIÁ I. CÁC MÔ HÌNH CHÍNH THỐNG VỀ CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG 1. Phân tích cấu trúc thị trường Các doanh nghiệp sau khi xây dựng mục đích và xác định được các điều kiện về cầu vàchi phí, khi xem xét cách thức đạt được các mục đích đó phải nghiên cứu cấu trúc ngành màmình đang hoạt động trong đó để xây dựng chiến lược cạnh tranh - vì cấu trúc ngành ảnhhưởng đến mối quan hệ giữa các doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh. Xuất phát điểm quantrọng đối với việc xây dựng một chiến lược cạnh tranh là việc đánh giá chính xác và toàn diệncấu trúc cạnh tranh của mỗi ngành mà doanh nghiệp có liên quan. Có thể thực hiện phân tíchnày bằng nhiều cách. “Sách giáo khoa” về phân tích kinh tế xác định nhiều “kiểu lý tưởng” của cấu trúc thịtrường để từ đó xây dựng những mô hình nghiêm ngặt. Các cấu trúc thị trường này là - Cạnh tranh hoàn hảo - Độc quyền - Cạnh tranh độc quyền - Độc quyền tập đoàn Tuy nhiên cách phân loại cấu trúc thị trường trên có những hạn chế do một số cấu trúc thịtrường tương đối đơn giản và không bao quát được mọi khía cạnh của cơ cấu cạnh tranh. Vì thếviệc sử dụng phương pháp năm lực lượng của Michael Porter (trường kinh doanh Harvard) - mộtphân tích ít nghiêm ngặt hơn nhưng hoàn chỉnh hơn về cấu trúc thị trường sẽ có ích. 2. Cạnh tranh hoàn hảo a. Các đặc trưng cơ bản:  Có nhiều người bán và nhiều người mua nhỏ, không ai trong số họ đủ lớn để có thểbằng hành động của mình ảnh hưởng đến giá thị trường  Sản phẩm đồng nhất, có nghĩa là sản phẩm của những người bán được coi là hoàn toàngiống nhau và có thể thay thế tuyệt đối  Việc gia nhập thị trường là tự do, như thể không doanh nghiệp nào muốn cạnh tranhvới các doanh nghiệp đang tồn tại.  Thông tin đầy đủ hay mọi thành viên có sự hiểu biết hoàn hảo về các cơ hội của thị trường  Tính di động hoàn hảo của tất cả các yếu tố sản xuất  Các doanh nghiệp đều có hành vi t ối đa hoá lợi nhuận. b. Cân bằng ngắn hạn Trong cạnh tranh hoàn hảo, giá mà mỗi doanh nghiệp phải bán sản phẩm của mình là do48 KINH TẾ QUẢN LÝ Chương 4 – Cấu trúc thị trường và việc định giácác lực lượng thị trường - cung và cầu - đặt ra. Mỗi doanh nghiệp có thể bán số lượng tuỳ ý ởmức giá đó nhưng không thể bán được ít nào ở các mức giá cao hơn do người mua sẽ chuyểnsang mua ở các đối thủ cạnh tranh - có sản phẩm tương tự và bán ở mức giá thị trường (với giảđịnh người mua có thông tin rất rõ về giá mà mỗi doanh nghiệp đặt ra) Như hình vẽ dưới đây biểu thị các lực lượng cung và cầu xác định mức giá P và tổng sảnlượng của cả ngành là QE. Mỗi doanh nghiệp có một đường cầu nằm ngang biểu thị doanhnghiệp có thể bán bất kỳ số lượng nào ở mức giá P. Hãng gặp đường cầu nằm ngang vì thếdoanh thu cận biên của hãng bằng giá bán (doanh thu bổ xung từ mỗi đơn vị bán tăng thêmđúng bằng giá). Để tối đa hoá lợi nhuận hãng sẽ sản xuất mức sản lượng q* mà tại đó chi phí cận biênbằng giá (P = SMC). Nếu doanh nghiệp sản xuất nhiều hơn q* thì việc sản xuất các đơn vị màchi phí cận biên của chúng lớn hơn doanh thu cận biên sẽ làm giảm lợi nhuận. Mặt khác nếu sảnxuất ít hơn q* thì không sản xuất được một số đơn vị mà doanh thu cận biên cao hơn chi phícận biên, phần có thể phụ thêm vào lợi nhuận. Ở mức sản lượng q* doanh nghiệp thu được “lợinhuận kinh tế” hay “siêu lợi nhuận” vì chi phí trung bình của việc sản xuất q* nhỏ hơn mức giáthị trường P. Khoản lợi nhuận thu được là phần diện tích được tô đậm. Trong hình 4.1 dưới đâyđể biểu thị lợi nhuận thu được cần đưa thêm đường chi phí trung bình SAC Vì ngành là tổng các doanh nghiệp nên sản lượng của ngành QE bằng tổng sản lượng củacác doanh nghiệp. Điều này giúp chúng ta hiểu được bản chất của đường cung. Trên hình vẽ tathấy rằng ở mức giá P doanh nghiệp chọn cung sản lượng q0 vì sản lượng đó đem lại lợi nhuậnnhiều nhất. Nếu giá tăng lên thành P1 thì doanh nghiệp tăng sản lượng thành q1 và nếu giá tănglên thành P2 thì sản lượng tăng lên thành q2. Từ đường chi phí cận biên của doanh nghiệp suy rađược mức sản lượng mà doanh nghiệp cung ở mỗi mức giá. Nói cách khác đường cung củadoanh nghiệp chính là đường chi phí cận biên. Đường cung của ngành là tổng theo chiều ngangcủa các đường chi phí cận biên của các doanh nghiệp. P P SMC S P P2 SA C P1 P = MR = AR D 0 QE Q 0 q*q1 q2 Q b/ Doanh nghiệp CTHH a/ Ngành CTHH ở cân bằng ngắn hạn Hình 4.1 Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo và ngành 49 KINH TẾ QUẢN LÝ Chương 4 – Cấu trúc thị trường và việc định giá c. Cân bằng dài hạn Phân tích ở trên là về hành vi của doanh nghiệp trong ngắn hạn. Mỗi doanh nghiệp cómột tập hợp nhà máy ...

Tài liệu được xem nhiều: