Danh mục

GIÁO TRÌNH KINH TẾ QUẢN LÝ - CHƯƠNG 7

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 343.76 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

I. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY ĐA QUỐC GIA 1. Định nghĩa công ty đa quốc gia Hood và Young (1979) cho rằng công ty đa quốc gia có thể định nghĩa là: một công ty sở hữu (toàn bộ hay một phần), kiểm soát và quản lý các tài sản tạo ra thu nhập …
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
GIÁO TRÌNH KINH TẾ QUẢN LÝ - CHƯƠNG 7 GIÁO TRÌNH KINH TẾ QUẢN LÝChương 7: Công ty đa quốc gia Chương VII CÔNG TY ĐA QUỐC GIA I. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY ĐA QUỐC GIA 1. Định nghĩa công ty đa quốc gia Hood và Young (1979) cho rằng công ty đa quốc gia có thể định nghĩa là: một công tysở hữu (toàn bộ hay một phần), kiểm soát và quản lý các tài sản tạo ra thu nhập ở nhiều hơnmột quốc gia. Người ta lập luận rằng định nghĩa nên hạn chế hơn, chẳng hạn chỉ bao gồm các doanhnghiệp có quy mô lớn hơn một mức nhất định, hoặc bằng việc loại bỏ sở hữu thiểu số ở nướcngoài, hoặc bằng việc loại ra những doanh nghiệp có hoạt động ở chỉ hai quốc gia. Tuy nhiên,nếu theo định nghĩa hạn chế sẽ có thể loại bỏ những hiện tượng quan trọng và thú vị. Ở đâychúng ta sẽ vận dụng định nghĩa rộng. 2. Tầm quan trọng của hoạt động đa quốc gia Theo Dunning, vào cuối năm 1978 giá trị ghi sổ của đầu tư nước ngoài ở các quốc giabuôn bán chủ yếu trên thế giới lên đến 400 tỷ đôla Mỹ. Theo Uỷ ban của Cộng đồng kinh tếChâu Âu thì 260 công ty đa quốc gia lớn nhất đã thuê hơn 25 triệu người vào năm 1973. Cácchỉ số cho thấy doanh thu của một số công ty lớn nhất còn lớn hơn tổng sản phẩm quốc nội(GDP) của một số quốc gia. 3. Sơ lược về lịch sử của công ty đa quốc gia Theo Ghertman và Allen (1984) thì công ty đa quốc gia đầu tiên là S.A. CockerillSteelworks được thành lập vào năm 1815. Các công ty đa quốc gia đầu tiên hầu hết là ở châuÂu và bao gồm cả những doanh nghiệp vẫn có cái tên riêng của hộ gia đình như BritishAmerican Tobacco, Lever Brothers, Michelin và Nestle. Phạm vi địa lý của nhiều công ty nàyphản ánh sự phân phối ảnh hưởng thuộc địa và một phần đáng kể các công ty đa quốc gia nằmtrong các liên kết ngược trở lại nông nghiệp và khoáng sản ở các thuộc địa nhằm mục đích lànguyên liệu thô sẽ được chế biến ở nước đế quốc để bán trong nước hoặc xuất khẩu. Có nhiều công ty đa quốc gia như thế trước Chiến tranh thế giới thứ hai nhưng chúngthường chỉ hạn chế ở kiểu hoạt động đã mô t ả trên và không thể coi là có đặc điểm cơ bản trêntrường thế giới. Casson (1987) đã chỉ ra rằng một phương pháp chung hơn về cạnh tranh to àncầu, đặc biệt trong những năm 1920 và 1930, là xây dựng các cartel quốc tế trong nhiều ngànhmà sau này do các công ty đa quốc gia nắm giữ. KINH TẾ QUẢN LÝ 169 Chương 7 – Công ty đa quốc gia Thời kỳ tăng trưởng chính của các công ty đa quốc gia, đặc biệt là trong công nghiệp,là những năm 1950 cho đến những năm 1970, sau đó sự mở rộng của chúng bắt đầu đến đỉnhcao. Làn sóng phát triển này do các doanh nghiệp của Mỹ dẫn đầu chuyển sang các thị trườngchâu Âu nơi mà sự có mặt của chúng rõ nét đến mức Sự thách thức của Mỹ (Servan-Schreiber (1967)) được xem là mối đe doạ nghiêm trọng đối với khả năng đạt được sự tăngtrưởng vững chắc của châu Âu. Các nền kinh tế châu Âu bị coi là có nguy cơ trở thành phụthuộc vào các doanh nghiệp của Mỹ do các doanh nghiệp của Mỹ có các hoạt động kinhdoanh ở mức cao hơn, bao gồm nghiên cứu và phát triển và marketing, người tiêu dùng châuÂu theo thị hiếu của Mỹ ở mức kinh ngạc và do sức mạnh thị trường của các công ty Mỹ. Các công ty đa quốc gia của Mỹ trong giai đoạn này có các đặc điểm mà vào thời kỳđó được coi là yếu tố quyết định các đặc điểm của các công ty đa quốc gia sau Chiến tranh.Trước hết chúng được kéo sang các nước đã phát triển chủ yếu khác, chứ không phải các nướcthuộc địa hoặc các nước đang phát triển khác. Mục đích của chúng là phục vụ các thị trườnglớn như Cộng đồng châu Âu trên cơ sở địa phương và cả sản xuất sản phẩm thay thế nhậpkhẩu, chứ không phải liên kết dọc ngược trở lại nguồn nguyên liệu. Thứ hai, nghiên cứu vềmột công ty đa quốc gia Mỹ cho thấy rằng sự phát triển của nó gắn liền với các ngành tậptrung hoá cao, nghiên cứu nhiều và còn thể hiện mức quảng cáo cao và sử dụng một tỷ lệ lớnlao động có tay nghề. Những lý thuyết khác vào những năm 1970 và 1980 chỉ ra rằng các công ty đa quốcgia có thể có các hình thức khác. Sự xuất hiện của các công ty đa quốc gia Nhật ở nước ngoàicho đến tận những năm gần đây vẫn tập trung vào các hoạt động trên nền xuất khẩu ở cácnước công nghiệp hoá mới, đối lập với kiểu hoạt động với các công ty đa quốc gia của Mỹ làsử dụng nhiều lao động có tay nghề, nghiên cứu và phát triển nhiều. Sự thách thức của Mỹđã bị đảo ngược khi các doanh nghiệp châu Âu gia nhập thị trường Mỹ và sự sở hữu của châuÂu đối với các doanh nghiệp Mỹ trở nên rõ nét ít nhất là bằng sở hữu của Mỹ ở châu Âu. Sựxuất hiện của các công ty đa quốc gia nằm ở các quốc gia đang phát triển như Ấn Độ ngượcvới kiểu trước đây với thực tế có rất nhiều các công ty đa quốc gia nhỏ. Khu vực dịch vụ làmột bộ phận quan trọng của các công ty đa quốc gia và là một nhân tố đóng góp vào việcđánh giá lại bản chất của các các công ty đa quốc gia. Người ta đã công nhận rằng hoạt độngcủa công ty đa quốc gia bao gồm nhiều hoạt động hơn trước đã được đánh giá lại. II. LÝ THUYẾT KINH TẾ VÀ CÔNG TY ĐA QUỐC GIA 1. Vận dụng của các quan điểm khác nhau Một trong các đặc điểm quan trọng nhất của công ty đa quốc gia là nó tập hợp được rấtnhiều các lĩnh vực khác nhau, mà lẽ ra không liên quan, của phân tích kinh tế vào với nhau. Thứnhất, lý thuyết thương mại quốc tế có liên quan khi các công ty đa quốc gia buôn bán bên ngoài KINH TẾ QUẢN LÝ170 Chương 7 – Công ty đa quốc giabiên giới và vị trí của các hoạt động kinh tế khác nhau là một lĩnh vực quan trọng cần phải phântích. Thứ hai, các lý thuyết về cơ cấu và hành vi của ngành rất quan trọng khi các công ty đaquốc gia có các hành động chiến lược có thể ảnh hưởng đến các đối thủ ...

Tài liệu được xem nhiều: