Danh mục

Giáo trình Kinh tế và quản lý công nghiệp: Phần 2 - GS. TS Nguyễn Đình Phan

Số trang: 221      Loại file: pdf      Dung lượng: 34.99 MB      Lượt xem: 33      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (221 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiếp nội dung phần 1, Giáo trình Kinh tế và quản lý công nghiệp: Phần 2 được biên soạn gồm các nội dung chính sau: chuyên môn hóa sản xuất và đa dạng hóa kinh doanh trong công nghiệp; tập trung hóa và quy mô doanh nghiệp công nghiệp; tổ chức sản xuất công nghiệp trên lãnh thổ;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Kinh tế và quản lý công nghiệp: Phần 2 - GS. TS Nguyễn Đình Phan m Phần thứ hai: Tổ chức sản xuất kinh doanh công nghiệp Phần thứ hai Tổ CHỨC SẢN XUẤT KINH DOANH CÔNG NGHIỆP 153 Chương bảy: Chuyên môn hoá sản xuất và đa dạng hoá... Chương bảy CHUYÊN MÔN HOÁ SẢN XUẤT VÀ ĐA DẠNG HOÁ KINH DOANH TRONG CÔNG NGHIỆP • Trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp công nghiệp phài bám sát nhu cầu thị trường và sàn xuất sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường. Đó là nguyên tắc cơ bàn chi phổi việc hình thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong sự đa dạng của nhu cầu thị trường về các sàn phâm công nghiệp và trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, doanh nghiệp có thế lựa chọn phương án kinh doanh cùa mình theo một trong ba hướng: phát triển chuyên môn hóa sản xuất; đa dạng hóa kinh doanh; kết hợp hợp lý giữa chuyên môn hóa sản xuất và đa dạng hỏa kinh doanh. Chương này đề cập những vấn đề có tính nguyên tắc về xác định nhiệm vụ kinh doanh cùa doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. Nội dung của chương đề cập tới ba vấn đề lớn: - Thực chất và các hình thức chuyên môn hóa sán xuất trong công nghiệp. - Đa dạng hóa kinh doanh cùa doanh nghiệp công nghiệp. - Kết hợp giữa chuyên môn hóa và đa dạng hóa kinh doanh trong phát triên công nghiệp. I. TH ựC CHÁT VÀ CÁC HÌNH THỨC CHUYÊN MÔN HOÁ SẢN XƯÁT TRONG CÔNG NGHIỆP 1. Thực chất của chuyên môn hoá sản xuất Trên góc độ doanh nghiệp, chuyên môn hoá sản xuất là tập trung hoạt động cùa doanh nghiệp vào việc thực hiện những công việc cùng loại nhất định, v ề mặt sản xuất, những công việc cùng loại mà một doanh nghiệp công nghiệp thực hiện có thể thực hiện theo những nội dung khác nhau: chế tạo những sản phẩm có giá trị sử dụng khác nhau nhưng có công nghệ sản xuất tương tự nhau; thực hiện một hoặc một số giai đoạn công nghệ của quá trình công nghệ sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh; tập trung chế tạo một số bộ 155 m KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ CỒNG NGHIỆP phận, chi tiết của sản phẩm hoàn chỉnh; thực hiện những công việc phụ trợ nhất định phục vụ cho nhiều doanh nghiệp công nghiệp khác nhau... Sự phát triển của chuyên môn hoá sản xuất trong công nghiệp gẳn liền với sự phát triển của phân công lao động xã hội. Các hình thức chuyên môn hoá sản xuất là biểu hiện trực tiếp của thực hiện phân công lao động theo những nội dung khác nhau. Phân công lao động xã hội càng phát triển, trình độ chuyên môn hoá sản xuất của các doanh nghiệp càng cao. Trong điều kiện cơ chế thị trường có sự quàn lý cùa Nhà nước, sự phân công lao động giữa các doanh nghiệp công nghiệp để hình thành và phát triển mồi hình thức chuyên môn hoá có thể được thực hiện bàng những cách khác nhau: các doanh nghiệp thoả thuận phân công sản xuất và phân chia thị trường sàn phẩm; doanh nghiệp phân tích các cơ hội kinh doanh trên thị trường và năng lực cạnh tranh của mình để tìm ra lĩnh vực sản phẩm thị trường riêng. Quá trình hình thành chuyên môn hoá sản xuất của doanh nghiệp công nghiệp gắn liền với việc xác định phương án sản xuất kinh doanh cùa doanh nghiệp. Để có phương án kinh doanh hợp lý, doanh nghiệp phải dựa vào định hướng cùa Nhà nước, điều tra nghiên cứu nhu cầu thị trường và phân tích các quan hệ cạnh tranh trên thị trường, khả năng các nguồn lực của bản thân doanh nghiệp, các thành tựu và xu hướng phát triển khoa học - công nghệ... Sự phát triển chuyên môn hoá sản xuất của mỗi doanh nghiệp, tuy là việc tập trung thực hiện những công việc cùng loại nhất định, nhưne không loại trừ trường hợp doanh nghiệp thực hiện những công việc khác loại. Nhưng một doanh nghiệp có trình độ chuyên môn hoá cao khi những công việc cùng loại ấy tạo thành nhiệm vụ kinh doanh chủ yếu của nó và chiếm ti trọng cao trong doanh thu của nó. 2. Các hình thức chuyên môn hoá sản xuất trong công nghiệp Trong công nghiệp, chuyên môn hoá sản xuất được thực hiện dưới những hình thức khác nhau. Đê tổ chức có hiệu quả chuyên môn hoá sản xuất, cần biết rõ nội dung, điều kiện thực hiện và lợi ích của từng hình thức. Dưới đây là những hình thức chuyên môn hoá sản xuât trong công nghiệp hiện đại. 2Ế ề Chuyên môn hoá sản phẩm / Chuyên môn hoá sản phẩm là việc tập trung hoạt động của doanh nghiệp công nghiệp vào việc chế tạo một loại sản phẩm hoàn chinh đẻn mức độ nhất định. 156 jg_ Chương bảy: Chuyên môn hoá sản xuất và đa dạng hoá... _ Khi thực hiện chuyên môn hoá sản phẩm, doanh nghiệp công nghiệp tự đảm nhận việc chế tạo tất cả các bộ phận và chi tiết cấu thành sản phâm hoàn chình, tự thực hiện tất cả các khâu công nghệ của quá trình chế tạo sản phẩm. Nói cách khác, về cơ bản, quá trình sản xuất sàn phẩm được khép kín trong phạm vi mỗi doanh nghiệp. Việc áp dụng hình thức chuyên môn hoá sàn xuất này bảo đảm sự tập trung trong chỉ huy, điều hành sản xuất, sự chủ động trong tổ chức mối liên hệ sản xuất. Tuy nhiên, nó làm cho cơ cấu sản xuất của doanh nghiệp trở nên phức tạp, yêu cầu đầu tư lớn và gặp nhiều khó khăn trong tổ chức quản lý sản xuất. Bởi vậy, hình thức chuyên môn hoá sản xuất chỉ được áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm đom giản về kết cấu và công nghệ chế tạo. Trong thực tế, có những doanh nghiệp công nghiệp sàn xuất một số loại sản phẩm khác nhau để đáp ứng đồng bộ một loại nhu cầu của một đối tượng nhất định, chang hạn, doanh nghiệp cơ khí sàn xuất các loại công cụ khác nhau (cày, bừa, cuốc, xẻng, liềm, hái...) phục vụ nông nghiệp. Trường hợp này gọi là chuyên môn hoá rộng theo sản phẩm cùng loại. Đó là một biến thể của chuyên môn hoá sản phâm. Tuy có trình độ thấp, nhưng kiểu chuyên môn hoá này thích hợp với điều kiện chủng loại nhu cầu phức tạp, nhưng số lượng các doanh nghiệp trong ngành không nhiều. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: