Tiếp nội dung phần 1, Giáo trình Kinh tế vận tải hàng không: Phần 2 cung cấp cho người học những kiến thức như: nghiên cứu về chi phí, giá thành, các yếu tố cấu thành nên chi phí và phân tích các chỉ tiêu đánh giá chi phí, giá thành vận tải hàng không; Nghiên cứu về giá, doanh thu vận tải hàng không, các yếu tố cấu thành nên doanh thu và chỉ tiêu đánh giá doanh thu vận tải hàng không;...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Kinh tế vận tải hàng không: Phần 2 - TS. Nguyễn Hải Quang
Chưoìig 5
Chi phí vận tải hàng không
1. Khái quát về chi phí vận tải hàng không
ỉ. ỉ. Khái niệm và vai trò của chi phí
Chi phí vận tải hàng không là các khoản tiền mà hãng
hàng không phải chi ra đế sản xuất và bán những sản phẩm
vận tái hàng không.
Chi phí là yếu tố quan trọng đế xác định kết quả kinh
doanh vận tải hàng không, đồng thời giúp các nhà quản trị
đánh giá hiệu quả trong từng khâu, giai đoạn của quá trình
kinh doanh vận tải hàng không. Trên cơ sở đó hãng hàng
không sò đề ra các biện pháp đê quản trị và kiểm soát chi
phí.
1.2. Các khoản mục chiphí vận hàng không
Theo khoản mục, chi phí vận tải hàng không bao gồm
chi phí nhiên liệu; chi phí nhân công trực tiếp; chi phí bảo
143
hiểm; chi phí sửa chừa, bảo dưỡng tàu bay; chi phí khấu hao
hoặc thuê tàu bay; chi phí dịch vụ chuyến bay; chi phí phục
vụ hành khách, hàng hóa; chi phí bán hàng và chi phí quản
lý.
1.2.1. Chiphí nguyên nhiên vật trực tiếp
Chi phí nguyên nhiên vật liệu trực tiếp bao gồm chi phí
nhiên liệu cho tàu bay và dầu cho động cơ tàu bay. Nó được
tính dựa vào định mức tiêu hao theo giờ bay, đơn giá nhiên
liệu và số giờ bay thực hiện. Chi phí nhiên liệu là một khoản
chi phí khá lớn. Nó thường chiếm khoảng 30% tổng chi phí
vận tải hàng không.
Định mức tiêu hao nhiên liệu bình quân cho một
chuyến bay được dựa trên mức tiêu thụ nhiên liệu của tàu
bay trong các giai đoạn của một chuyến bay. Nó bao gồm
thời gian lăn bánh từ sân đồ ra đường băng đế cất cánh, thời
gian bay và thời gian từ đường băng vào sân đỗ:
Block Time = Taxi-out Time + Flight Time + Taxi-in Time
1.2.2. Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm chi phí về người
lái và tiếp viên. Nó là các khoản chi phí liên quan đến tiền
144
lương, thưởng; các khoản trích theo lương như báo hiếm xã
hội, bảo hiếm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất
nghiệp...; chi phí huấn luyện, đào tạo; các khoán phụ cấp
như trang phục, phụ cấp chuyến bay...; chi phí lưu trú
chuyến bay như tiền ở, đi lại cho ngươi lái và tiếp viên... Chi
phí nhân công trực tiếp cho mồi chuyến bay phụ thuộc vào
số lượng thành viên tố bay, số giờ bay thực hiện và chính
sách tiền lương, thu nhập cho tô bay.
1.2.3. Chi phí bảo hiếm hàng không
Chi phí bảo hiếm hàng không là khoản chi phí mà hãng
hàng không mua của các tổ chức bảo hiểm để đảm bảo
quyền lợi cho hành khách và người thứ ba, đồng thời nó
cũng là một biện pháp nhàm hạn chế rủi ro trong kinh doanh
vận tải hàng không. Nó bao gồm các loại như bảo hiếm thân
tàu bay (Hull Insurance); báo hiểm rủi ro chiến tranh (War-
risk Insurance); bảo hiểm trách nhiệm (liability Insurance)
cho tố lái, hành khách, hành lý, hàng hóa và đối với người
thử ba... Chi phí bản hiểm hàng không phụ thuộc vào ghế/tải
của tàu bay, quy mô và độ đảm bao an toàn của đội tàu bay,
mức mua bảo hiêm và giá dịch vụ bảo hiêm.
145
1.2.4. Chi phỉ sửa chữa,háo dưỡng tàu bay
Chi phí sửa chừa, bảo dường tàu bay là các khoản chi
phí để duy trì và hồi phục tình trạng kỹ thuật của tàu bay.
Chi phí sửa chừa, bảo dưỡng tàu bay phụ thuộc vào tuổi của
tàu bay, quy mô đội tàu bay và giá nhân công cũng như vật
tư phụ tùng tàu bay. Tàu bay càng cũ thì chi phí bảo dường,
sửa chừa tàu bav càng lớn. Còn hãng hàng không có nhiều
tàu bay cùng chủng loại thì sẽ tăng khả năng thay thế, giảm
bớt vật tư phù tùng dự phòng cho một tàu bay và những điều
này cũng sẽ giảm được chi phí sửa chữa, bảo dường bình
quân cho 1 tàu bay.
Đê bảo dưỡng tàu bay , hãng hàng không có thê tực
thực hiện hoặc thuê. Nếu hãng hàng không thuê tố chức bảo
dưỡng để bảo dưỡng tàu bay cho mình thì chi phí sửa chữa,
bảo dưỡng tàu bay thường được dựa trên một định mức về
các khoản sau:
- Chi phí nhân công bảo dưỡng từ dạng ngoại trường
(lines check) đến nội trường (base maintenance) đế thực hiện
các loại kiêm tra, bảo dưỡng cho thân, động cư và các bộ
phận khác trên tàu bay.
146
- Trích hoặc phân bô chi phí đại tu (overhaul) cho
thân, động cơ và các bộ phận khác trên tàu bay.
- Chi phí vật tư phụ tùng tàu bay (spare part) trong quá
trình khai thác, bảo dường cho thân, động cơ và các bộ phận
khác trên tàu bay.
1.2.5. Chi phí khấu hao hoặc thuê tàu hay
Đe đảm bảo phương tiện vận tai hàng không, hãng hàng
không có thể mua hoặc thuê tàu bav đế khai thác. Việc thuê
hay mua tàu bay phụ thuộc vào kha nãng tài chính và chiến
lược đầu tư của mồi hàng. Do tàu bay có giá trị rất lớn nên
những hãng hàng không nhỏ thường lựa chọn hình thức thuê
là chủ yếu, còn hãng hàng không lớn, có tiềm lực tài chính
có xu hướng chú trọng đến hình thức mua nhiều hơn. Mồi
phương án đều có ưu, nhược điểm nhất định. Cho dù vậy,
cho đến nay các hãng hàng không lớn cũng rất ít khi sử dụng
100% đội tàu bay là tàu bay sở hữu vì nó đòi hỏi vốn đầu tư
lớn và khó linh hoạt đội tàu bay khai thác khi thị trường hoặc
thị phần suy giảm.
Chi phí khấu hao tàu bay là các khoán trích hoặc phân
bô các khoản đầu tư mua tàu bay của hãng. Còn chi phí thuê
147
tàu bay là các khoản chi phí mà hãng hàng không phải trà
cho người cho thuê để được quyền sử dụng tàu bay. Các chi
phí này thường chiếm một tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu chi
phí vận tải hàng không. Có nhiều phương pháp trích kiầu
hao tàu bay như khấu hao đều hay khấu hao tăng dần, giảm
dần. Việc lựa chọn phương pháp nào là tùy thuộc vào chrih
sách đầu tư, kinh doanh của mồi hãng hàng không.
1.2.6. Chi phí dịch vụ chuyến bay
Chi phí phục vụ chuyến bay là các khoản chí phí mà
hãng hàng không phải trả cho các nhà cung cấp tại Cinig
hàng không, sân bay cũng như các nhà cung cấp dịch vụ ậc:h
vụ hàng không khác đế đảm bảo cho chuyến bay được ...