Giáo trình Kinh tế vi mô (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trình độ CĐ/TC): Phần 2 - Trường Cao đẳng Nghề An Giang
Số trang: 44
Loại file: pdf
Dung lượng: 509.38 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tiếp nội dung phần 1, Giáo trình Kinh tế vi mô phần 2 gồm các nội dung chính như: lý thuyết về hành vi của doanh nghiệp; cấu trúc thị trường; thị trường yếu tố sản xuất. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 2 giáo trình.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Kinh tế vi mô (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trình độ CĐ/TC): Phần 2 - Trường Cao đẳng Nghề An Giang Chương 4. LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI CỦA DOANH NGHIỆP Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, người học có thể: - Giải thích được các khái niệm hàm sản xuất, năng suất trung bình, năng suất cận biên, mối quan hệ giữa sản lượng và năng suất biên, năng suất trung bình và năng suất biên; phân biệt hàm sản xuất trong ngắn hạn và trong dài hạn. - Vận dụng được nguyên tắc phối hợp tối ưu các yếu tố sản xuất để giải quyết các bài tập. - Giải thích được các khái niệm chi phí, mối quan hệ giữa chi phí và sản lượng. - Vận dụng nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận để giải quyết các bài tập Trong ba chương vừa qua chúng ta đã tập trung vào phía cầu của thị trường - những sở thích và hành vi của người tiêu dùng. Bây giờ, chúng ta chuyển sang phía cung và xem xét hành vi của nhà sản xuất. Chúng ta xem xét các đơn vị sản xuất có thể tổ chức sản xuất như thế nào để có hiệu quả và chi phí của họ thay đổi như thế nào khi giá các đầu vào và mức sản lượng thay đổi. Lý thuyết về sản xuất và chi phí là lý thuyết trung tâm đối với việc quản lý kinh tế của một doanh nghiệp. Chúng ta phải xem xét một số vấn đề mà doanh nghiệp thường xuyên gặp phải như: doanh nghiệp phải dùng bao nhiêu máy móc và bao nhiêu lao động? Nếu muốn tăng sản xuất thì doanh nghiệp nên thuê thêm công nhân hay nên xây dựng thêm nhà máy mới? Doanh nghiệp phải dự trù chi phí là bao nhiêu cho năm tới và các chi phí đó có thể thay đổi như thế nào theo thời gian và chịu tác động như thế nào ở các mức sản lượng? Trong chương này chúng ta nghiên cứu công nghệ sản xuất của một doanh nghiệp - tức là mối quan hệ vật chất thể hiện cách chuyển đổi đầu vào (lao động và vốn) thành các sản phẩm đầu ra. Trước hết chúng ta sẽ chỉ ra công nghệ sản xuất có thể được biểu diễn dưới dạng một hàm sản xuất như thế nào, sau đó sử dụng hàm sản xuất để mô tả sản lượng thay đổi ra sao khi thay đổi một yếu tố đầu vào và sau đó là thay đổi tất cả các yếu tố đầu vào. Liệu những ưu thế về công nghệ có phải là yếu tố khiến cho việc sản xuất của doanh nghiệp trở nên hiệu quả hơn khi qui mô của doanh nghiệp tăng lên không? 57 I. LÝ THUYẾT SẢN XUẤT 1. Hàm sản xuất Trong quá trình sản xuất, các doanh nghiệp biến các đầu vào (các yếu tố sản xuất như: nguyên, nhiên vật liệu, máy móc thiết bị, nhà xưởng, lao động, trình độ khoa học kỹ thuật… ) thành các đầu ra (hay sản phẩm). Quan hệ giữa đầu vào của quá trình sản xuất và sản phẩm đầu ra được mô tả bằng hàm sản xuất. Hàn sản xuất mô tả những sản lượng sản phẩm (đầu ra) tối đa có thể được sản xuất bởi một số lượng các yếu tố sản xuất (đầu vào) nhất định, tương ứng với trình độ kỹ thuật nhất định. Q = f ( X1, X2, ….Xn ) Trong đó: Q: Sản lượng đầu ra. Xi: sản lượng yếu tố sản xuất thứ i. Để đơn giản hơn ta chia yếu tố sản xuất thành hai loại là vốn (K) và lao động (L). Hàm sản xuất có thể viết dưới dạng Q = f ( K, L ) Phương trình trên chỉ sản lượng đầu ra tuỳ thuộc vào sản lượng của hai yếu tố đầu vào là vốn và lao động. Hàm sản xuất hàm ý rằng các đầu vào có thể được kết hợp theo nhiều phương cách khác nhau để tạo ra một đầu ra nhất định, ứng với một qui trình công nghệ nhất định. Khi qui trình công nghệ ngày càng tiến bộ thì doanh nghiệp có thể đạt được đầu ra lớn hơn với một tập hợp những đầu vào nhất định. Hàm sản xuất cũng giả định rằng qui trình sản xuất không cho phép lãng phí. Chúng ta giả định rằng các doanh nghiệp đều có hiệu năng kỹ thuật, có thể sử dụng mọi tổ hợp đầu vào một cách tối ưu với một hợp đầu vào nhất định. Nếu có yếu tố đầu vào nào đó mà khi sử dụng sẽ làm giảm sản lượng đầu ra thì yếu tố đầu vào đó không bao giờ được sử dụng vì hàm sản xuất mô tả sản lượng tối đa có hể sản xuất được với một tập hợp đầu vào cho trước, theo phương thức có hiệu quả về phương diện kỹ thuật. Giả định cho rằng sản xuất luôn có hiệu quả kỹ thuật không phải lúc nào cũng đúng, song nó hoàn toàn hợp lý khi cho rằng các doanh nghiệp hoạt động vì lợi nhuận sẽ không lãng phí nguồn lực. Để phân biệt tác động của việc thay đổi một yếu tố sản xuất và của tất cả các yếu tố sản xuất đến sản lượng như thế nào ta phải phân biệt hàm sản xuất ngắn hạn và dài hạn. 58 2. Hàm sản xuất ngắn hạn Ngắn hạn là khoảng thời gian có ít nhất một yếu tố sản xuất mà doanh nghiệp không thể thay đổi về số lượng sử dụng trong quá trình sản xuất. Yếu tố không thể thay đổi trong khoảng thời gian đó gọi là đầu vào cố định, còn yếu tố sản xuất có thể thay đổi được trong khoảng thời gian ngắn đó là yếu tố sản xuất biến đổi. Yếu tố sản xuất cố định không dễ dàng thay đổi trong quá trình sản xuất như: máy móc thiết bị, nhà xưởng… biểu thị cho qui mô sản xuất nhất định. Yếu tố sản xuất biến đổi dễ dàng thay đổi về mức sử dụng trong quá trình sản xuất như: nguyên, nhiên vật liệu, lao động trực tiếp. Trong ngắn hạn qui mô sản xuất của doanh nghiệp là không đổi, doanh nghiệp có thể thay đổi sản lượng ngắn hạn bằng cách thay đổi yếu tố sản xuất biến đổi. Hàm sản xuất ngắn hạn có thể viết lại như sau: Q = f ,L) Trong đó: : lượng vốn không đổi. L : Lượng lao động biến đổi. Q : Sản lượng được sản xuất ra. 3. Hàm sản xuất dài hạn Dài hạn là khoảng thời gian đủ dài để doanh nghiệp thay đổi tất cả các yếu tố sản xuất được sử dụng, mọi yếu tố sản xuất điều có thể biến đổi. Qui mô sản xuất trong dài hạn thay đổi theo ý muốn, vì thế sản lượng trong dài hạn thay đổi nhiều hơn trong ngắn hạn. a. Năng suất trung bình (AP: Average product) Trong ngắn hạn, nếu có một yếu tố sản xuất biến đổi trong khi các yếu tố sản xuất còn lại giữ nguyên thì sản lượng, năng suất trung bình, năng suất biên của yếu tố sản xuất biến đổi sẽ thay đổi theo. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Kinh tế vi mô (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trình độ CĐ/TC): Phần 2 - Trường Cao đẳng Nghề An Giang Chương 4. LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI CỦA DOANH NGHIỆP Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, người học có thể: - Giải thích được các khái niệm hàm sản xuất, năng suất trung bình, năng suất cận biên, mối quan hệ giữa sản lượng và năng suất biên, năng suất trung bình và năng suất biên; phân biệt hàm sản xuất trong ngắn hạn và trong dài hạn. - Vận dụng được nguyên tắc phối hợp tối ưu các yếu tố sản xuất để giải quyết các bài tập. - Giải thích được các khái niệm chi phí, mối quan hệ giữa chi phí và sản lượng. - Vận dụng nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận để giải quyết các bài tập Trong ba chương vừa qua chúng ta đã tập trung vào phía cầu của thị trường - những sở thích và hành vi của người tiêu dùng. Bây giờ, chúng ta chuyển sang phía cung và xem xét hành vi của nhà sản xuất. Chúng ta xem xét các đơn vị sản xuất có thể tổ chức sản xuất như thế nào để có hiệu quả và chi phí của họ thay đổi như thế nào khi giá các đầu vào và mức sản lượng thay đổi. Lý thuyết về sản xuất và chi phí là lý thuyết trung tâm đối với việc quản lý kinh tế của một doanh nghiệp. Chúng ta phải xem xét một số vấn đề mà doanh nghiệp thường xuyên gặp phải như: doanh nghiệp phải dùng bao nhiêu máy móc và bao nhiêu lao động? Nếu muốn tăng sản xuất thì doanh nghiệp nên thuê thêm công nhân hay nên xây dựng thêm nhà máy mới? Doanh nghiệp phải dự trù chi phí là bao nhiêu cho năm tới và các chi phí đó có thể thay đổi như thế nào theo thời gian và chịu tác động như thế nào ở các mức sản lượng? Trong chương này chúng ta nghiên cứu công nghệ sản xuất của một doanh nghiệp - tức là mối quan hệ vật chất thể hiện cách chuyển đổi đầu vào (lao động và vốn) thành các sản phẩm đầu ra. Trước hết chúng ta sẽ chỉ ra công nghệ sản xuất có thể được biểu diễn dưới dạng một hàm sản xuất như thế nào, sau đó sử dụng hàm sản xuất để mô tả sản lượng thay đổi ra sao khi thay đổi một yếu tố đầu vào và sau đó là thay đổi tất cả các yếu tố đầu vào. Liệu những ưu thế về công nghệ có phải là yếu tố khiến cho việc sản xuất của doanh nghiệp trở nên hiệu quả hơn khi qui mô của doanh nghiệp tăng lên không? 57 I. LÝ THUYẾT SẢN XUẤT 1. Hàm sản xuất Trong quá trình sản xuất, các doanh nghiệp biến các đầu vào (các yếu tố sản xuất như: nguyên, nhiên vật liệu, máy móc thiết bị, nhà xưởng, lao động, trình độ khoa học kỹ thuật… ) thành các đầu ra (hay sản phẩm). Quan hệ giữa đầu vào của quá trình sản xuất và sản phẩm đầu ra được mô tả bằng hàm sản xuất. Hàn sản xuất mô tả những sản lượng sản phẩm (đầu ra) tối đa có thể được sản xuất bởi một số lượng các yếu tố sản xuất (đầu vào) nhất định, tương ứng với trình độ kỹ thuật nhất định. Q = f ( X1, X2, ….Xn ) Trong đó: Q: Sản lượng đầu ra. Xi: sản lượng yếu tố sản xuất thứ i. Để đơn giản hơn ta chia yếu tố sản xuất thành hai loại là vốn (K) và lao động (L). Hàm sản xuất có thể viết dưới dạng Q = f ( K, L ) Phương trình trên chỉ sản lượng đầu ra tuỳ thuộc vào sản lượng của hai yếu tố đầu vào là vốn và lao động. Hàm sản xuất hàm ý rằng các đầu vào có thể được kết hợp theo nhiều phương cách khác nhau để tạo ra một đầu ra nhất định, ứng với một qui trình công nghệ nhất định. Khi qui trình công nghệ ngày càng tiến bộ thì doanh nghiệp có thể đạt được đầu ra lớn hơn với một tập hợp những đầu vào nhất định. Hàm sản xuất cũng giả định rằng qui trình sản xuất không cho phép lãng phí. Chúng ta giả định rằng các doanh nghiệp đều có hiệu năng kỹ thuật, có thể sử dụng mọi tổ hợp đầu vào một cách tối ưu với một hợp đầu vào nhất định. Nếu có yếu tố đầu vào nào đó mà khi sử dụng sẽ làm giảm sản lượng đầu ra thì yếu tố đầu vào đó không bao giờ được sử dụng vì hàm sản xuất mô tả sản lượng tối đa có hể sản xuất được với một tập hợp đầu vào cho trước, theo phương thức có hiệu quả về phương diện kỹ thuật. Giả định cho rằng sản xuất luôn có hiệu quả kỹ thuật không phải lúc nào cũng đúng, song nó hoàn toàn hợp lý khi cho rằng các doanh nghiệp hoạt động vì lợi nhuận sẽ không lãng phí nguồn lực. Để phân biệt tác động của việc thay đổi một yếu tố sản xuất và của tất cả các yếu tố sản xuất đến sản lượng như thế nào ta phải phân biệt hàm sản xuất ngắn hạn và dài hạn. 58 2. Hàm sản xuất ngắn hạn Ngắn hạn là khoảng thời gian có ít nhất một yếu tố sản xuất mà doanh nghiệp không thể thay đổi về số lượng sử dụng trong quá trình sản xuất. Yếu tố không thể thay đổi trong khoảng thời gian đó gọi là đầu vào cố định, còn yếu tố sản xuất có thể thay đổi được trong khoảng thời gian ngắn đó là yếu tố sản xuất biến đổi. Yếu tố sản xuất cố định không dễ dàng thay đổi trong quá trình sản xuất như: máy móc thiết bị, nhà xưởng… biểu thị cho qui mô sản xuất nhất định. Yếu tố sản xuất biến đổi dễ dàng thay đổi về mức sử dụng trong quá trình sản xuất như: nguyên, nhiên vật liệu, lao động trực tiếp. Trong ngắn hạn qui mô sản xuất của doanh nghiệp là không đổi, doanh nghiệp có thể thay đổi sản lượng ngắn hạn bằng cách thay đổi yếu tố sản xuất biến đổi. Hàm sản xuất ngắn hạn có thể viết lại như sau: Q = f ,L) Trong đó: : lượng vốn không đổi. L : Lượng lao động biến đổi. Q : Sản lượng được sản xuất ra. 3. Hàm sản xuất dài hạn Dài hạn là khoảng thời gian đủ dài để doanh nghiệp thay đổi tất cả các yếu tố sản xuất được sử dụng, mọi yếu tố sản xuất điều có thể biến đổi. Qui mô sản xuất trong dài hạn thay đổi theo ý muốn, vì thế sản lượng trong dài hạn thay đổi nhiều hơn trong ngắn hạn. a. Năng suất trung bình (AP: Average product) Trong ngắn hạn, nếu có một yếu tố sản xuất biến đổi trong khi các yếu tố sản xuất còn lại giữ nguyên thì sản lượng, năng suất trung bình, năng suất biên của yếu tố sản xuất biến đổi sẽ thay đổi theo. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Giáo trình Kinh tế vi mô Kinh tế vi mô Kế toán doanh nghiệp Thị trường cạnh tranh hoàn hảo Thị trường độc quyền Thị trường vốn Cân bằng thị trường lao độngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Kinh tế vi mô - TS. Lê Bảo Lâm
144 trang 717 21 0 -
Giáo trình Kinh tế vi mô - PGS.TS Lê Thế Giới (chủ biên)
238 trang 571 0 0 -
Phương pháp nghiên cứu nguyên lý kinh tế vi mô (Principles of Microeconomics): Phần 2
292 trang 538 0 0 -
Đề cương môn Kinh tế học đại cương - Trường ĐH Mở TP. Hồ Chí Minh
6 trang 325 0 0 -
3 trang 290 0 0
-
293 trang 286 0 0
-
Kế toán cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp
52 trang 245 0 0 -
38 trang 234 0 0
-
Giáo trình Kinh tế học vĩ mô - PGS.TS. Nguyễn Văn Dần (chủ biên) (HV Tài chính)
488 trang 233 1 0 -
Bài giảng Kinh tế vi mô - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai
92 trang 222 0 0