Danh mục

Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh (Ngành: Thiết kết và quản lý website-Trung cấp) - CĐ Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM

Số trang: 40      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.25 MB      Lượt xem: 30      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (40 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh cung cấp cho người học các kiến thức: Sơ lược về nhiếp ảnh; Căn bản về nhiếp ảnh; Máy ảnh kỹ thuật số; Ống kính; Các chế độ chụp ảnh; Bố cục; Đường nét và biểu cảm trong nhiếp ảnh. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh (Ngành: Thiết kết và quản lý website-Trung cấp) - CĐ Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT TP.HCM  GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT CHỤP ẢNH NGÀNH: THIẾT KẾ & QUẢN LÝ WEBSITE TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP GIẢNG VIÊN: NGUYỄN THỊ THANH GIANG Thành phố Hồ Chí Minh - 2020 MỤC LỤC 1. Bài 1: Sơ lược về nhiếp ảnh ........................................................................................ 5 2. Bài 2: Căn bản về nhiếp ảnh ....................................................................................... 8 3. Bài 3: Máy ảnh kỹ thuật số ....................................................................................... 12 4. Bài 4: Ống kính ......................................................................................................... 16 5. Bài 5: Các chế độ chụp ảnh ....................................................................................... 25 6. Bài 6: Bố cục ............................................................................................................. 28 7. Bài 7: Đường nét và biểu cảm trong nhiếp ảnh ........................................................ 35 8. Tài liệu tham khảo ..................................................................................................... 40 2 MỤC LỤC HÌNH ẢNH 3 LỜI NÓI ĐẦU Nhiếp ảnh lấy từ thời gian ra một thoáng chốc và thay đổi cuộc sống bằng cách cầm giữ cái thoáng chốc ấy. DOROTHEA LANGE (1895-1965) – nữ nhiếp ảnh gia Mỹ. Dù mang hình thù, kiểu dáng nào đi nữa, máy ảnh số thực chất chỉ là một chiếc máy tính có ống kính không hơn không kém. Song song với việc sở hữu dễ dàng thì công nghệ lại biến máy ảnh số thành một thứ sản phẩm phức tạp đối với nhiều người vì tích hợp trong chiếc máy là quá nhiều lựa chọn lập trình sẵn. Những tiện nghi công nghệ khiến ta dễ quên rằng đằng sau chiếc máy ảnh là những gì không thể lập trình. Chiếc máy ảnh không tạo được một chút khác biệt nào. Tất cả những gì chúng ta làm là ghi nhận những gì ta đang nhìn thấy. Nhưng ta phải NHÌN THẤY. ERNST HAAS (1921-1986) – nhiếp ảnh gia Áo. 4 BÀI 1 : SƠ LƯỢC VỀ NHIẾP ẢNH *Mục đích: - Ghi nhận lại một số thể loại nhiếp ảnh qua các thời kỳ và các loại máy ảnh qua các thời kỳ. 1.1.Nhu cầu ghi nhận và lưu trữ hình ảnh : Từ thời tiền sử, con người đã có nhu cầu ghi nhận lại những hình ảnh mà họ thấy được trước thiên nhiên trong sinh hoạt trong các nghi lễ quan trọng, bởi họ hiểu giá trị của hình ảnh rất quan trọng cho nhu cầu thông tin lưu trữ qua nhiều thế hệ thậm chí qua nhiều thời kỳ lịch sử. Qua đó, con người không những lưu giữ những hình ảnh hiện thực mà còn thể hiện những hình ảnh từ trí tưởng tượng và cả những ước mơ. 1.2. Sự ra đời và phát triển của nhiếp ảnh : Trước Công nguyên, người Trung Quốc và Hy Lạp đã khám phá ra những nguyên tắc cơ bản về quang học và kỹ thuật ghi nhận hình ảnh. Giữa thế kỷ XV, nhà danh họa Léonard de Vinci đã ứng dụng nguyên tắc “hộp tối” để ghi nhận hình ảnh trong quá trình thực hiện những bức tranh của ông thay cho công đoạn phác thảo. 1.3. Những bước phát triển của nghệ thuật nhiếp ảnh Cùng với thời gian, nhiếp ảnh được ứng dụng trong nhiều khía cạnh của đời sống. Trong khi tính chân thật được tôn vinh trong báo chí, nhu cầu khám phá cái đẹp vốn dĩ là một thiên tướng của con người. Khi những hiệu ứng về nguồn sáng, ánh sáng được khai thác khi chụp ảnh, những tiến bộ về quang học được ứng dụng để sản xuất những ống kính với nhiều tiêu cự khác nhau thì các nhà mỹ học đã hiểu ra rằng, nhiếp ảnh qua chiếc máy chụp là một phương tiện tuyệt vời để thể hiện những rung cảm thông qua nghệ thuật tạo hình, khai thác ánh sáng để hình thành một môn nghệ thuật mới mẻ nhưng vô cùng hấp dẫn, đó là nghệ thuật nhiếp ảnh. 5 1.4. Nhiếp ảnh trong đời sống đương đại: Ngày hôm nay, nhiếp ảnh không thể thiếu trong đời sống, sinh hoạt của con người, trong chúng ta không ít người đã từng bồi hồi xúc động trước những bức ảnh mà ta được chụp từ “ngày xưa“ đầy ắp kỷ niệm hoặc trước những bức ảnh chụp những người thân yêu từ xa gửi về hoặc lâu ngày không gặp. Qua những bức ảnh những quá khứ, con người như sống động trở lại, làm cho “thời gian dừng lại” đó là những giá trị vô song của nhiếp ảnh. Ngày nay, nếu không có nhiếp ảnh cuộc sống sẽ ”thiếu thốn” như thế nào (Ví dụ một đám cưới mà không được chụp hình thì buồn biết bao! Hoặc trên mặt báo bỗng nhiên không còn hình ảnh, trang báo sẽ tẻ nhạt đến dường nào!) cũng như những công nghệ hình ảnh khác không thể tách rời khỏi nhiếp ảnh. Với sự tiến bộ của khoa học công nghệ đã khiến nhiếp ảnh càng ngày càng trở nên phổ cập trong cuộc sống hơn. Biển Ninh Thuận Biển Côn Đảo 6 7 Bài 2: CĂN BẢN VỀ NHIẾP ẢNH * Mục đích: - Phân loại các máy ảnh chụp phim và tìm hiểu về cấu trúc máy ảnh SLR và những điều cần biết về máy ảnh đơn giản. 2.1. Nguyên lý quang học 2.1.1.Nguyên lý hộp đen: Trong môi trường không khí đồng nhất, ánh sáng sẽ truyền theo đường thẳng. Một vật thể được nhìn thấy khi nó phát ra ánh sang hoặc phản chiếu ánh sáng từ một hay những nguồn sáng chiếu lên nó. Hộp đen là một chiếc hộp được thiết kế như một hình lập phương kín, một bề mặt đục lỗ tròn nhỏ và mặt đối diện được dán một lớp giấy kiếng mờ hoặc gắn một miếng kín đục. Khi ánh sáng đi từ chủ đề sẽ chui qua lỗ tròn và ảnh của chủ đề sẽ hiện trên ...

Tài liệu được xem nhiều: