Thông tin tài liệu:
Mục tiêu
Học xong chương này sinh viên cần phải nắm bắt được các vấn đề sau: - Việc tạo ra các hình ảnh thực là sự xác định và xóa bỏ các phần của ảnh mà ta không nhìn thấy được từ một vị trí quan sát. - Nắm vững các tiếp cận khử mặt khuất và đường khuất.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình kỹ thuật đồ họa - Chương 7
Chương 7: Khử các mặt kuất và đường khuất
Chương 7
KHỬ CÁC MẶT KHUẤT VÀ ĐƯỜNG KHUẤT
7.1. Tổng quan
• Mục tiêu
Học xong chương này sinh viên cần phải nắm bắt được các vấn đề sau:
- Việc tạo ra các hình ảnh thực là sự xác định và xóa bỏ các phần của ảnh
mà ta không nhìn thấy được từ một vị trí quan sát.
- Nắm vững các tiếp cận khử mặt khuất và đường khuất.
• Kiến thức cơ bản
Kiến thức toán học : kiến thức cơ bản về cách vẽ hình trong hình học không
gian
Kiến thức tin học : kỹ thuật lập trình và cấu trúc dữ liệu.
• Tài liệu tham khảo
Computer Graphics . Donald Hearn, M. Pauline Baker. Prentice-Hall, Inc.,
Englewood Cliffs, New Jersey , 1986 (chapters 13, 260-284)
• Nội dung cốt lõi
Các tiếp cận khử các mặt khuất, đường khuất bao gồm :
- Phương pháp dùng vùng đệm độ sâu
- Phương pháp đường quét
- Phương pháp sắp xếp theo độ sâu
- Phương pháp phân chia vùng
Trang 134
Chương 7: Khử các mặt kuất và đường khuất
7.2. Khử các mặt nằm sau (Back-Face Removal)
Một vấn đề lớn cần được quan tâm đến trong việc tạo ra các hình ảnh thực là sự
xác định và xóa bỏ các phần của bức ảnh mà ta không nhìn thấy được từ một vị trí
quan sát.
Có nhiều tiếp cận chúng ta cần để giải quyết vấn đề này, và cũng có nhiều thuật
toán khác nhau đã và đang được phát triển để xóa bỏ các phần bị che khuất một cách
hiệu quả cho những loại ứng dụng khác nhau. Vài phương pháp đòi hỏi nhiều bộ nhớ
hơn, một vài cần nhiều thời gian xử lý hơn, một số khác lại chỉ áp dụng được cho
những kiểu đối tượng đặc biệt. Phương pháp nào được chọn cho một ứng dụng cụ thể
dựa vào các nhân tố như độ phức tạp của ảnh, kiểu đối tượng được hiển thị, các thiết bị
hiện có, và các hình ảnh cần hiển thị là tĩnh hay động. Trong chương này, chúng ta
khảo sát tỉ mỉ một vài trong số các phương pháp được dùng biến nhất để xóa bỏ các
đường khuất và mặt khuất.
Phân loại các thuật toán
Các thuật toán về đường khuất và mặt khuất thường được phân loại dựa theo
chúng nó được dùng để xử lý trực tiếp định nghĩa đối tượng hay xử lý hình chiếu của
các đối tượng đó. Hai tiếp cận này được gọi là các phương pháp không gian đối
tượng (object-space) và các phương pháp không gian ảnh (image-space). Phương
pháp không gian đối tượng so sánh các đối tượng, cũng như các thành của chúng với
mỗi cái khác để xác định xem các mặt và đường nào sẽ được đánh nhãn là không nhìn
thấy được. Trong một thuật toán không gian ảnh, tính chất nhìn thấy được của một
điểm được quyết định bởi điểm ở vị trí pixel trên mặt phẳng chiếu. Hầu hết các thuật
toán khử mặt khuất dùng phương pháp không gian ảnh, tuy nhiên các phương pháp
không gian đối tượng vẫn có thể được dùng một cách hiệu quả cho một số trường hợp.
Các thuật toán khử đường khuất hầu hết dùng phương pháp không gian đối tượng, dù
rằng nhiều thuật toán khử mặt khuất không gian ảnh có thể dễ dàng được chỉnh sửa
cho việc khử đường khuất.
Dù có có sự khác nhau lớn trong tiếp cận cơ bản được cần bởi các thuật toán
khử mặt khuất và đường khuất, nhưng hầu hết chúng đều dùng đến phương pháp sắp
xếp (sorting) và cố kết (coherence) để cải thiện sự thực hiện. Sắp xếp sẽ mang đến sự
dễ dàng cho việc so sánh độ sâu sau này, điều này được thực hiện bằng cách sắp xếp
Trang 135
Chương 7: Khử các mặt kuất và đường khuất
thứ tự các đường, mặt, và các đối tượng trong ảnh dựa vào khoảng cách từ chúng đến
mặt phẳng quan sát. Phương pháp cố kết được dùng để thu được thuận lợi của sự cân
đối trong ảnh. Một đường quét riêng lẻ có thể được dùng để chứa đựng các giá trị về
độ sáng của các pixel, và các mẫu đường quét (scan-line patterns) thường thay đổi ít từ
đường này đến đường kế tiếp. Các khung nối kết động chứa các thay đổi chỉ trong
vùng lân cận của các đối tượng di chuyển. Và các mối quan hệ cố định thường được
xây dựng giữa các đối tượng và các mặt trong ảnh.
Một phương pháp không gian đối tượng đơn giản để xác định các mặt sau
(back faces ) đối tượng là dựa vào các phương trình mặt:
Ax + By + Cz + D = 0 (7-1)
Bất kỳ điểm (x’, y’, z’) trên hệ tọa độ bàn tay trái sẽ ở “phía trong” mặt này nếu nó
thỏa bất phương trình:
Ax’ + By’ + Cz’ + D < 0 (7-2)
Nếu điểm (x’, y’, z’) là vị trí quan sát (viewing position), khi đó bất kỳ mặt
phẳng nào làm cho bất phương trình 7-2 đúng phải là một mặt ở đằng sau. Tức là, nó
là mặt ta không thể nhìn thấy từ vị trí quan sát.
Chúng ta
Hình 7-1
có thể thực hiện Một mặt phẳng với tham số C < 0 trong hệ quan sát bàn tay phải được xác định
như mặt ở đằng sau khi hướng quan sát cùng chiều với trục zv âm.
một cách kiểm
yv
tra mặt đằng sau
đơn giản hơn
N= (A, B, C)
bằng cách nhìn
ở pháp vector
xv
Hướng quan
(normal vector) sát
•
của mặt có Điểm quan
zv
sát
phương trình
7-1. Pháp vector
này có tọa độ Descartes (A, B, C). Trong hệ tọa độ bàn tay phải với hướng quan sát
cùng chiều với trục zv âm (xem ...