Danh mục

Giáo trình Kỹ thuật mạch điện tử 3 - Hà Thanh Sơn (Chủ biên)

Số trang: 107      Loại file: pdf      Dung lượng: 7.56 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

(NB) Nội dung giáo trình gồm 14 bài học: Bộ khuếch đại, mạch cộng, mạch trừ, mạch tạo điện áp ra có cực tính thay đổi, mạch chuyển đổi trở kháng, mạch tích phân, mạch pi, mạch vi phân, mạch pid, mạch lọc thông thấp bậc hai, mạch lọc thông cao bậc hai, mạch lọc chọn lọc và mạch lọc thông dải, mạch nén chọn lọc, mạch vòng khoá pha (PLL)
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Kỹ thuật mạch điện tử 3 - Hà Thanh Sơn (Chủ biên)1TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHIỆP HÀ NỘIKHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬChủ biên: HÀ THANH SƠN-------***---------GIÁO TRÌNHKỸ THUẬT MẠCH ĐIỆN TỬ III( Lưu hành nội bộ)HÀ NỘI 20122LỜI NÓI ĐẦUTrong chương trình đào tạo của các trường trung cấp nghề, cao đẳng nghềĐiện tử dân dụng thực hành nghề giữ một vị trí rất quan trọng: rèn luyện tay nghềcho học sinh. Việc dạy thực hành đòi hỏi nhiều yếu tố: vật tư thiết bị đầy đủ đồngthời cần một giáo trình nội bộ, mang tính khoa học và đáp ứng với yêu cầu thực tế.Nội dung của giáo trình “KỸ THUẬT MẠCH ĐIỆN TỬ III” đã được xâydựng trên cơ sở kế thừa những nội dung giảng dạy của các trường, kết hợp vớinhững nội dung mới nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo phục vụsự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,.Giáo trình được biên soạn ngắn gọn, dễ hiểu, bổ sung nhiều kiến thức mớivà biên soạn theo quan điểm mở, nghĩa là, đề cập những nội dung cơ bản, cốt yếuđể tùy theo tính chất của các ngành nghề đào tạo mà nhà trường tự điều chỉnh chothích hợp và không trái với quy định của chương trình khung đào tạo cao đẳngnghề.Tuy các tác giả đã có nhiều cố gắng khi biên soạn, nhưng giáo trình chắcchắn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự tham gia đóng gópý kiến của các bạn đồng nghiệp và các chuyên gia kỹ thuật đầu ngành.Xin trân trọng cảm ơn!Tuyên bố bản quyền3Tài liệu này là loại giáo trình nội bộ dùng trong nhà trường với mục đích làm tài liệugiảng dạy cho giáo viên và học sinh, sinh viên nên các nguồn thông tin có thể được tham khảo.Tài liệu phải do trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội in ấn và phát hành.Việc sử dụng tài liệu này với mục đích thương mại hoặc khác với mục đích trên đều bịnghiêm cấm và bị coi là vi phạm bản quyền.Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội xin chân thành cảm ơn các thông tin giúpcho nhà trường bảo vệ bản quyền của mình.BÀI 1 : BỘ KHUẾCH ĐẠI4Giới thiệu:Mạch khuếch đại rất quan trọng trong bất kỳ một thiết bị điện tử nào, nó chophép chúng ta khuếch đại các tín hiệu rất nhỏ đến một mức cần thiết để có thể xửlý và tính toán.Mục tiêu :Học xong bài này học viên có khả năng: Kiến thức: Nắm được khái niệm của các mạch khuếch đại. Phân loại và tính toán được các kiểu mạch khuếch đại khác nhau. Kỹ năng: Có thể nhận dạng và hiểu nguyên lý của các loại mạch khuếch đại. Biết phân tích , tính toán mạch khuếch đại đảo và không đảo. Thái độ: Có ý thức tự giác học tập. Có tinh thần hợp tác giúp đỡ lẫn nhau. Tuân thủ nội quy và giờ giấc học tập.Nội dung chính:1. KháiNiệm Chung Về Bộ Khuếch Đại1.1 Khái niệm chungMạch khuyếch đại được sử dụng trong hầu hết các thiết bị điện tử, như mạchkhuyếch đại âm tần trong máy chơi nhạc, Âmply, khuyếch đại tín hiệu video trongTi vi, LCD hay các mạch khuếch đại tín hiệu vô tuyến trong các bộ thu Radio, thutruyền hình v.v …- Mạch khuếch đại thuật toán (tiếng Anh: operational amplifier), thường đượcgọi tắt là op-amp là một mạch khuếch đại một chiều nối tầng trực tiếp với hệ sốkhuếch đại rất cao, có đầu vào vi sai, và thông thường có đầu ra đơn. Trong nhữngứng dụng thông thường, đầu ra được điều khiển bằng một mạch hồi tiếp âmsao chocó thể xác định độ lợi đầu ra, tổng trở đầu vào và tổng trở đầu ra.- Các mạch khuếch đại thuật toán có những ứng dụng trải rộng trong rất nhiều cácthiết bị điện tử thời nay từ các thiết bị điện tử dân dụng, công nghiệp và khoa học.5Các mạch khuếch đại thuật toán thông dụng hiện nay có giá bán rất rẻ. Các thiết kếhiện đại đã được điện tử hóa chặt chẽ hơn trước đây, và một số thiết kế cho phépmạch điện chịu đựng được tình trạng ngắn mạch đầu ra mà không làm hư hỏng.1.2 Chức năng của các bộ khuếch đại- Chức năng chính của bộ khuếch đại tất nhiên là khả năng khuếch đại, tuy nhiên vìcấu tạo đặc biệt, nên chúng có thể tạo ra nhiều chức năng khác nhau từ khuếch đạicho tới mạch cộng, trừ, vi tích phân.- Trong bài này ta sẽ khảo sát các mạch khuếch đại sử dụng mạch khuếch đại thuậttoán2. Phân Loại- Bằng cách ghép nối các thành phần xung quanh một bộ KĐTT, ta có thể thiết lậphai mạch khuếch đại cơ bản là khuếch đại đảo và khuếch đại không đảo (khuếchđại đệm).- Trong bài này, ta khảo sát op-amp ở trạng thái lý tưởng. Sau đây là các đặc tínhcủa một op-amp lý tưởng:- Ðộ lợi vòng hở A (open loop gain) bằng vô cực.- Băng tần rộng từ 0Hz đến vô cực.- Tổng trở vào bằng vô cực.- Tổng trở ra bằng 0.- Các hệ số l bằng vô cực.- Khi ngõ vào ở 0 volt, ngõ ra luôn ở 0 volt.- Ðương nhiên một op-amp thực tế không thể đạt được các trạng thái lý tưởng nhưtrên. ...

Tài liệu được xem nhiều: