Danh mục

Giáo trình Kỹ thuật PLC ( Programable Logic Controller)

Số trang: 32      Loại file: doc      Dung lượng: 2.10 MB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bộ điều khiển logic khả trình hình thành từ nhóm các Kỹ sư hãng General Motors năm 1968 với ý tưởng ban đầu là thiết kế một bộ điều khiển thỏa mãn các yêu cầu sau: Lập trình dễ dàng, ngôn ngữ lập trình dễ hiểu. Dễ dàng sửa chữa thay thế. Ổn định trong môi trường công nghiệp.Giá cả cạnh tranh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Kỹ thuật PLC ( Programable Logic Controller) PLC -Programmable Logic Controller TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP VIỆT ĐỨC - TỔ MÔN ĐIỆN TỬ - KỸ THUẬT PLC(Programmable Logic Controller) o Tàiliệulưuhànhnộibộ 1 PLC -Programmable Logic Controller Chương 1 -TỔNG QUAN VỀ PLCI. Các kiến thức cơ bản về PLC (Programmable Logic Control)-Bộ điều khiển logic khảtrình) Hình thành từ nhóm các kỹ sư hãng General Motors năm 1968 với ý tưởng ban đầu làthiết kế một bộ điều khiển thỏa mãn các yêu cầu sau: Lập trình dễ dàng, ngôn ngữ lập trình dễ hiểu. Dễ dàng sửa chữa thay thế. Ổn định trong môi trường công nghiệp. Giá cả cạnh tranh. Thiết bị điều khiển logic khả trình (PLC: Programmable Logic Control) là loại thiếtbị cho phép thực hiện linh hoạt các thuật toán điều khiển số thông qua một ngôn ngữ lậptrình, thay cho việc thể hiện thuật toán đó bằng mạch số. I0.0 I0.1 Q0.0 Với mạch số: I0.0 Q0.0 I0.1 Các bộ điều khiển có thể lập trình được – hiện nay được sử dụng rất rộng rãi trongcác hệ thống điều khiển tự động cũng như trong các ứng dụng thương mại và côngnghiệp. Các PLC đầu tiên được thiết kế vào giữa những năm 70 để thay thế cho các hệthống điều khiển bằng relay. Ban đầu chúng chỉ bao gồm một bộ xử lý một bit với bộnhớ chương trình, một thanh ghi tích lũy và một số ngõ vào ngõ ra, về chức năng chúngchỉ có thể thực hiện được các thao tác logic đơn giản và chỉ xử lý được với các ngõ vào rasố. Ngày nay PLC đã phát triển mạnh và có thể thao tác với tín hiệu tương tự cũng nhưthực hiện các phép toán phức tạp như điều khiển PID, điều khiển mờ... Chúng được dùnghầu như trong tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất và điều khiển quá trình. Không giống như các hệ thống đấu dây phần cứng truyền thống, PLC có khả nănglập trình lại, có thể giám sát on-line, và có khả năng phát hiện lỗi trong bản thân PLC vàcác thiết bị được kết nối với chúng. Quá trình thực thi của PLC bao gồm 3 giai đoạn: giám sát các ngõ vào, tính toán trêncơ sở chương trình của nó và điều khiển các ngõ ra để tự động hóa các quá trình hay côngcụ. 2 PLC -Programmable Logic Controller PLC hiện diện trong rất nhiều các ứng dụng cụ thể. Chúng là các thiết bị làm việcrất lâu bền, có thể làm việc trong điều kiện môi trường sản xuất bao gồm độ ẩm, nhiễu,các thay đổi nhiệt độ và các chấn động. Tất cả các hệ thống PLC đều gồm có các thành phần cơ bản cần thiết để thao tácvới các dữ liệu vào, xử lý dữ liệu và điều khiển ngõ ra. Các khối cơ bản của một PLCbao gồm bộ xử lý trung tâm (CPU), bộ nhớ, bộ giao tiếp ngõ vào và bộ giao tiếp ngõ ra.Ngoài ra, PLC có thể tích hợp các khối nguồn, xung clock và giao tiếp truyền thông đểnạp chương trình, giám sát trạng thái của PLC hay nối mạng các PLC với nhau. Ngõ vàocủa PLC có thể đưa vào các tín hiệu số hay tương tự từ các thiết bị khác nhau (cảm biến)và biến đổi thành tín hiệu logic để CPU sử dụng. Bộ xử lý trung tâm CPU tính toán vàthực thi các phép tính điều khiển dựa trên các lệnh điều khiển trong bộ nhớ. Bộ giao tiếpngõ ra biến đổi các lệnh điều khiển từ CPU thành tín hiệu số hay tương tự để có thểdùng điều khiển các thiết bị chấp hành khác nhau (actuator). Một thiết bị lập trình được dùng để nhập các lệnh mong muốn, những lệnh nàyquyết định PLC sẽ làm gì khi tác động các ngõ vào cụ thể. Một thiết bị giao tiếp (operatorinterface) cho phép thông tin quá trình được hiển thị và để nhập các thông số điều khiểnmới. Bộ nhớ của PLC nói chung được chia thành 3 phần: bộ nhớ chương trình, bộ nhớ dữliệu và vùng nhớ lưu các thông số cấu hình hệ thống. Bộ nhớ chương trình lưu trữ các lệnh sơ đồ lập trình LAD hay STL. Vùng nhớ nàysẽ điều khiển cách thức sử dụng vùng nhớ dữ liệu và các I/O. Các lệnh LAD hay STLđược viết bằng các thiết bị lập trình (PC) và được nạp (tải) vào vùng nhớ chương trìnhcủa PLC. Hình 1: Cấu trúc chung của PLC. Bộ nhớ dữ liệu được dùng như một vùng làm việc bao gồm vùng nhớ cho các phéptính, vùng lưu trữ tạm thời cho các kết quả tạm và các hằng số. Vùng nhớ dữ liệu baogồm các vùng nhớ cho các thiết bị như: vùng nhớ timer (T) (word và bit), counter (C) (wordvà bit), bộ đếm tốc độ cao (HC), và vùng nhớ ngõ vào (I), vùng nhớ ngõ ra (Q), ngõ vàotương tự (AI), ngõ ra tương tự (AQ), vùng nhớ biến (V), vùng nhớ bên trong (M), vùngnhớ đặc biệt (SM),… 3 ...

Tài liệu được xem nhiều: