Giáo trình Kỹ thuật tổ chức công sở: Phần 1 cung cấp cho người học những kiến thức như: Lý luận chung về kỹ thuật tổ chức công sở; thiết kế và phân tích công việc; phân công và tổ chức điều hành công việc. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Kỹ thuật tổ chức công sở: Phần 1 - TS. Trương Thị Thu Hiền
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
TS. Trương Thị Thu Hiền (chủ biên)
ThS. Lưu Thị Mai Thanh
GIÁO TRÌNH
KỸ THUẬT TỔ CHỨC CÔNG SỞ
NHÀ XUẤT BẢN ĐÀ NẴNG
GIÁ: 95.000Đ
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
TS. Trương Thị Thu Hiền (chủ biên)
ThS. Lưu Thị Mai Thanh
GIÁO TRÌNH
KỸ THUẬT TỔ CHỨC CÔNG SỞ
NHÀ XUẤT BẢN ĐÀ NẴNG
LỜI GIỚI THIỆU
Tổ chức công sở là chức năng quan trọng của quản lý công
sở, bao gồm toàn bộ các hoạt động từ khâu thiết kế, phân tích,
sắp xếp, bố trí, phân công nhiệm vụ, đến khâu sử dụng, điều phối
các nguồn lực, tổ chức các hoạt động kiểm tra, kiểm soát, đánh
giá kết quả thực hiện để có những quyết định quản lý đúng đắn,
phù hợp, kịp thời trong tương lai. Mục đích của tổ chức công sở
là làm cho hoạt động của các đơn vị, bộ phận, cá nhân trong
công sở hài hòa với nhau cùng hướng tới mục tiêu chung. Thông
qua hoạt động điều hành, kết nối các đơn vị, bộ phận, cá nhân
trong công sở, tổ chức công sở tạo ra sự liên kết, đảm bảo tính
liên tục, giúp cho công sở hoàn thành chức năng, nhiệm vụ được
giao. Để quá trình này đạt được kết quả mong đợi, rất cần thiết
phải có kiến thức nền tảng về lý thuyết, trên cơ sở đó vận dụng
vào thực tiễn, tạo nên kỹ năng tổ chức công sở cho các nhà lãnh
đạo, quản lý.
Trong chương trình đào tạo cử nhân Quản lý nhà nước,
chuyên ngành Hành chính công tại Trường Đại học Kinh tế- Đại
học Đà Nẵng, “Kỹ thuật tổ chức công sở” là học phần bắt buộc
với 2 tín chỉ. Để cung cấp cho người học cơ sở lý thuyết nền
tảng, làm cơ sở cho hoạt động học tập, nghiên cứu chủ đề liên
quan đến Kỹ thuật tổ chức công sở, Trường Đại học Kinh tế- Đại
học Đà Nẵng trân trọng giới thiệu với độc giả cuốn Giáo trình
Kỹ thuật tổ chức công sở do nhóm tác giả là các giảng viên đang
giảng dạy học phần này biên soạn. Trong đó:
1. TS. Trương Thị Thu Hiền, Trưởng Bộ môn Hành chính
công, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng biên soạn các
chương 1, 4, 5, 6, 7 và chương 2 (mục 2.1.1, 2.1.5 và mục 2.2.1),
chương 3 (mục 3.1.3, 3.1.5 và 3.2.3)
2. ThS. Lưu Thị Mai Thanh, Giảng viên học phần Kỹ thuật
Tổ chức công sở, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
biên soạn chương 2 (mục 2.1.2, 2.1.3, 2.1.4, 2.2.2, 2.2.3, 2.2.4,
2.2.5) và chương 3 (mục 3.1.1, 3.1.2, 3.1.4, 3.2.1, 3.2.2 và 3.2.4)
Trong quá trình thực hiện, tập thể tác giả có tham khảo và
kế thừa một số kết quả nghiên cứu quan trọng của một số nhà
khoa học đi trước ở trong và ngoài nước (đã được trích dẫn và
nêu rõ trong phần Tài liệu tham khảo sau mỗi chương). Đặc biệt
trong số đó, phải kể đến cuốn Giáo trình Kỹ thuật tổ chức công
sở của PGS.TSKH. Nguyễn Văn Thâm do Nhà xuất bản Đại học
Quốc gia Hà Nội ấn hành năm 2002 và các tài liệu đào tạo, bồi
dưỡng công chức ngạch cán sự, chuyên viên, chuyên viên chính
và chuyên viên cao cấp hiện hành của Bộ Nội vụ. Chân thành
cảm ơn các tác giả về những đóng góp cơ bản làm tiền đề lý luận
quan trọng, để trên cơ sở đó, chúng tôi hoàn thiện hơn nghiên
cứu của mình, có những đóng góp mới, cụ thể, phù hợp với bối
cảnh hiện nay, được đúc kết thành cuốn Giáo trình Kỹ thuật tổ
chức công sở lần này.
Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng cuốn sách chắc chắn sẽ
không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Để hoàn thiện hơn ở
những lần tái bản tiếp theo, chúng tôi mong nhận được ý kiến
đóng góp của quý vị qua email của Ban biên soạn:
hienttt@due.edu.vn.
Chân thành cám ơn!
TẬP THỂ TÁC GIẢ
MỤC LỤC
Chương 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ KỸ THUẬT TỔ CHỨC
CÔNG SỞ..................................................................................... 1
1.1.1. Khái niệm .................................................................... 2
1.1.2. Đặc điểm ..................................................................... 4
1.1.3. Phân loại...................................................................... 7
1.1.4. Các hoạt động chủ yếu ................................................ 8
1.1.5. Đảm bảo điều kiện, phương tiện làm việc trong công
sở ......................................................................................... 17
1.2. TỔ CHỨC CÔNG SỞ ......................................................... 27
1.2.1. Khái niệm .................................................................. 27
1.2.2. Mục đích, yêu cầu ..................................................... 28
1.2.3 Nguyên tắc ................................................................. 35
1.2.4. Các nội dung chủ yếu ................................................ 38
1.3. Kỹ thuật tổ chức công sở ..................................................... 40
1.3.1. Khái niệm .................................................................. 40
1.3.2. Đặc điểm cơ bản ....................................................... 44
1.3.3. Nội dung cơ bản ........................................................ 57
Tóm tắt chương 1........................................................................ 59
Câu hỏi thảo luận chương 1 ....................................................... 59
Tài liệu tham khảo chương 1 ...................................................... 60
Chương 2. THIẾT KẾ VÀ PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC ............ 62
2.1. THIẾT KẾ CÔNG VIỆC TRONG CÔNG SỞ ................... 62
2.1.1. Khái niệm .................................................................. 62
2.1.2. Vai trò ....................................................................... 66
2.1.3. Yêu cầu ..................................................................... 67
2.1.4. Cơ sở .............................................................. ...