Danh mục

Giáo trình Kỹ thuật vi điều khiển (Nghề Điện tử dân dụng): Phần 2 - CĐ nghề Vĩnh Long

Số trang: 105      Loại file: pdf      Dung lượng: 8.06 MB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

(NB) Giáo trình Kỹ thuật vi điều khiển (Nghề Điện tử dân dụng): Phần 2 do CĐ nghề Vĩnh Long biên soạn nhằm trình bày kiến thức cơ bản về cổng nối tiếp, ngắt và phần mềm hợp ngữ. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung giáo trình này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Kỹ thuật vi điều khiển (Nghề Điện tử dân dụng): Phần 2 - CĐ nghề Vĩnh Long BÀI 5: CỔNG NỐI TIẾP Mục tiêu: - Trình bày được cấu tạo và các chế độ làm việc của cổng truyền thông nối tiếp theo nội dung đã học; - Thực hiện cổng truyền thông nối tiếp đúng yêu cầu kỹ thuật; - Thực hiện thu phát dữ liệu nối tiếp bằng 8051 đạt yêu cầu kỹ thuật. Nội dung: 1. Mở đầu Máy tính truyền dữ liệu theo hai phương pháp: truyền dữ liệu song song và truyền dữ liệu nối tiếp. ❖ Truyền song song: Sử dụng nhiều dây dẫn để truyền dữ liệu giữa các thiết bị có khoảng cách gần nhau (khoảng vài mét). Phương pháp này cho phép truyền dữ liệu với tốc độ cao nhờ sử dụng nhiều dây dẫn để truyền dữ liệu đồng thời nên tại một thời điểm có thể truyền được nhiều bit thông tin nhưng khoảng cách truyền thì có nhiều hạn chế. ❖ Truyền nối tiếp: Sử dụng một dây dẫn để truyền dữ liệu (một dây phát đi và một dây thu về) giữa các thiết bị có khoảng cách xa nhau (khoảng vài trăm mét trở lên). Phương pháp này sẽ truyền dữ liệu với tốc độ chậm hơn (so với phương pháp truyền song song) vì chỉ sử dụng một dây dẫn để truyền dữ liệu nên tại một thời điểm chỉ có thể truyền được một bit thông tin nhưng khoảng cách truyền thì không bị hạn chế như ở phương pháp song song. Chip 8051 có một port nối tiếp (serial port) với các tính năng như sau: 140 ❖ Lưu ý: Ở trường hợp đặc trưng thứ hai thì dữ liệu thứ nhất sẽ không bị mất nếu CPU đọc xong dữ liệu thứ nhất trước khi dữ liệu thứ hai được nhận đầy đủ. 2.Thanh ghi điều khiển Các thanh ghi chức năng đặc biệt của port nối tiếp: ❖ SBUF (Serial Buffer Register): thanh ghi đệm của port nối tiếp. ❖ SCON (Serial Control Register): thanh ghi điều khiển port nối tiếp. Đại lượng đặc trưng cho tốc độ truyền dữ liệu nhanh hay chậm là tốc độ baud (baud rate) hay còn gọi là tần số hoạt động của port nối tiếp có thể là giá trị cố định hay thay đổi tùy theo yêu cầu của người lập trình. Khi chế độ tốc độ baud thay đổi được sử dụng, bộ định thời 1 cung cấp xung clock tốc độ baud và ta phải lập trình sao cho phù hợp. Ở phiên bản chip 8031/8052, bộ định thời 2 cũng có thể được lập trình để cung cấp xung clock tốc độ baud. 3. Chế độ làm việc + Thanh ghi SBUF. Thanh ghi SBUF (Serial Buffer Register): được dùng để lưu giữ dữ liệu cần phát đi và dữ liệu đã nhận được. Việc ghi dữ liệu vào thanh ghi SBUF sẽ nạp dữ liệu để phát đi và việc đọc dữ liệu từ thanh ghi SBUF sẽ truy xuất dữ liệu đã thu được. Thanh ghi SBUF bao gồm 2 thanh ghi: Thanh ghi phát (bộ đệm phát): dùng để lưu giữ dữ liệu cần phát đi. Thanh ghi thu (bộ đệm thu): dùng để lưu giữ dữ liệu đã nhận được. Cấu trúc của thanh ghi SBUF: 141 Ví dụ: Các lệnh ghi dữ liệu vào SBUF và đọc dữ liệu từ SBUF. MOV SBUF, #45H ;Phát giá trị 45H qua port nối tiếp. MOV SBUF, #”D” ;Phát giá trị 44H qua port nối tiếp. MOV SBUF, A ;Phát nội dung của A qua port nối tiếp. MOV A, SBUF ;Đọc dữ liệu thu được từ port nối tiếp. + Thanh ghi SCON. Thanh ghi SCON (Serial Control Register): chứa các bit dùng để điều khiển chế độ hoạt động và báo trạng thái của port nối tiếp. Cấu trúc của thanh ghi SCON: 142 Các chế độ của port nối tiếp: Trước khi sử dụng port nối tiếp cần phải: Ví dụ: Khởi động port nối tiếp ở chế độ 1, cho phép port thu dữ liệu từ chân RxD và sẵn sàng phát dữ liệu từ chân TxD. Giải Ta dùng lệnh: MOV SCON, #52H Giải thích: SM0 = 0, SM1 = 1 → cho phép port hoạt động ở chế độ 1. REN = 1 → cho phép port nối tiếp được phép thu dữ liệu. 143 TI = 1 → chuẩn bị port nối tiếp sẵn sàng phát dữ liệu qua chân TxD. RI = 0 → chuẩn bị port nối tiếp sẵn sàng thu dữ liệu qua chân RxD. 3.1.Thanh ghi dịch 8 bit + Chế độ 0 – Thanh ghi dịch 8 bit: Quá trình phát dữ liệu: ❖ Quá trình khởi động: Ghi dữ liệu cần phát vào SBUF Việc phát dữ liệu bắt đầu: Dữ liệu từ SBUF được dịch ra chân RxD đồng thời với các xung clock dịch bit được gởi ra chân TxD (mỗi bit được truyền đi trên chân RxD trong 1 chu kỳ máy). 144 ❖ Giản đồ thời gian phát dữ liệu: Quá trình thu dữ liệu: ❖ Quá trình khởi động: Set bit cho phép thu (REN=1) → Xóa cờ ngắt thu (RI=0) Việc thu dữ liệu bắt đầu: Các xung clock dịch bit được gởi ra chân TxD và dữ liệu từ thiết bị bên ngoài được dịch vào chân RxD bởi các xung clock dịch bit này (việc dịch dữ liệu vào chân RxD xảy ra ở cạnh lên của xung clock dịch bit). ❖ Giản đồ thời gian thu dữ liệu: Ứng dụng: Một ứng dụng khả thi của chế độ 0 (chế độ thanh ghi dịch bit) là mở rộng thêm các ngõ ra cho chip 8051. Một vi mạch thanh ghi dịch nối tiếp – song song có thể được nối với các chân TxD và RxD của chip 8051 để cung cấp thêm 8 đường xuất (xem hình vẽ bên dưới). Các thanh ghi dịch bit khác có thể ghép cascade với thanh ghi dịch bit đầu tiên để mở rộng thêm nữa. 145 3.2. Chế độ UART 8 bit có tốc độ baud thay đổi + Chế độ 1 – UART 8 bit có tốc độ baud thay đổi: Trong chế độ 1, port nối tiếp của 8051 hoạt động như một bộ thu phát không đồng bộ 8 bit có tốc độ baud thay đổi (UART -Universal Asynchronous Receiver Transmitter). UART là một bộ thu phát dữ liệu nối tiếp với mỗi ký tự dữ liệu được đứng trước bởi một bit START (logic ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: