Danh mục

Giáo trình Lắp đặt thiết bị lạnh công nghiệp (Nghề: Lắp đặt cơ khí - Trình độ Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Nghề An Giang

Số trang: 22      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.01 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiếp nội dung phần 1, Giáo trình Lắp đặt thiết bị lạnh công nghiệp phần 2 gồm các nội dung chính sau: Tháo lắp máy nén lạnh công nghiệp; Sơ đồ hệ thống lạnh kho bảo quản đông; Sơ đồ hệ thống tủ cấp đông; Lắp đặt hệ thống kho bảo quản đông; Lắp đặt hệ thống tủ cấp đông; Lắp đặt máy nén khí. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Lắp đặt thiết bị lạnh công nghiệp (Nghề: Lắp đặt cơ khí - Trình độ Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Nghề An Giang BÀI 7: THÁO LẮP MÁY NÉN CÔNG NGHIỆP Mục tiêu: - Trình bày được nhiệm vụ của các thiết bị trong hệ thống lạnh; - Phân loại được các loại thiết bị trong hệ thống lạnh; - Trình bày được đặc điểm cấu tạo và ưu nhược điểm của các loại thiết bịtrong hệ thống lạnh; - Chú ý cẩn thận tỉ mỉ trong quá trình so sánh và phân loại. I. MÁY NÉN LẠNH 1. Nhiệm vụ Nhiệm vụ của máy nén là hút hơi môi chất có nhiệt độ thấp, áp suất thấp từthiết bị bay hơi để nén lên nhiệt độ cao, áp suất cao đẩy sang thiết bị nhưng tụ vàgiúp môi chất lưu thông trong hệ thống. Nó là bộ phận quan trọng nhất trong hệthống lạnh và được xem như con tim của hệ thống. Trong hệ thống lạnh máy nén được lắp trước thiết bị ngưng tụ và sau thiết bịbay hơi theo hướng lưu thông môi chất. 2. Phân loại a. Máy nén hở Đây là loại máy nén có bộ phận nén và động cơ nằm riêng biệt. Bộ phận néncó đầu trục khuỷu nhô ra ngoài để nhận truyền động từ động cơ. Máy cần có cụmbịt kín cổ trục để tránh rò rỉ hơi môi chất. Loại này thường dùng cho hệ thống lạnhcó năng suất từ trung bình trở lên. * Ưu điểm - Có thể điều chỉnh năng suất lạnh nhờ điều chỉnh vô cấp tỷ số đai truyền. - Bão dưỡng, sửa chữa dễ dàng, tuổi thọ cao. - Có thể xử dụng động cơ điện, xăng, dầu để truyền động máy nén. * Nhược điểm - Có tổn thất truyền động qua puly và dây đai. - Tốc độ thấp, số vòng quay nhỏ, máy cồng kềnh, chi phí vận hành cao. - Dễ rò rỉ môi chất qua cụm bịt kín ở cổ trục. 77 Hình 7.1 Máy nén hở b. Máy nén nửa kín (bán kín) Đây là loại máy nén có động cơ lắp chung trong vỏ máy bằng thép. Đệm kínvỏ máy là đệm kín tĩnh điện đặt ở nắp sau động cơ, siết chặt bằng bulong. Máy nénnửa kín trước đây thường có công suất nhỏ, nhưng hiện nay người ta đã chế tạođược các máy nén kiểu này với công suất lên đến hàng trăm kW. * Ưu điểm - Gọn, nhẹ, diện tích lắp đặt nhỏ. - Tốc độ quay cao, có thể đạt 3600vòng/phút nên nâng cao năng suất lạnh. * Nhược điểm - Chỉ dùng được cho các loại môi chất không dẫn điện như Freon. - Khó bão dưỡng, sửa chữa động cơ. - Độ quá nhiệt hơi hút cao vì thường sử dụng hơi hút làm mát động cơ và máynén. 78 Hình 7.2 Nguyên tắc cấu tạo máy nén bán kín Hình 7.3: Nguyên lý làm việc của máy nén pittông 1: Xy lanh; 2: Pittong; 3: Séc măng; 4: Clappe hút; 5: Khoang hút; 6: Khoangđẩy; 7: Clappe đẩy; 8: Chốt pittong; 9: Tay biên; 10: Khuỷu; 11: Trục khuỷu b. Nguyên lý làm việc 79 Pittong chuyển động lên xuống trong xy lanh nhờ cơ cấu truyền động (trụckhuỷu, tay biên) biến chuyển động quay của động cơ thành chuyển động tịnh tiếncủa pittong. Quá trình hút và nén diễn ra như sau: - Khi khuỷu 10 ở vị trí A: Pittong nằm ở điểm chết trên, hai clappe hút 4 vàđẩy 7 đều đóng. - Khi khuỷu 10 chuyển động đến vị trí B: Pittong chuyển động xuống, thựchiện quá trình hút, clappe hút mở, hơi từ khoang hút 5 đi vào buồng xy lanh,clappe 7 vẫn đóng do áp suất ở buồng đẩy 6 cao hơn. Quá trình kết thúc khi trụckhuỷu 10 tiến đến vị trí C, pittong tiến đến điểm chết dưới. - Trục khủy bắt đầu chuyển động hướng đến điểm D: pittong chuyển động lênphía trên, bắt đầu quá trình nén, clappe hút đóng, clappe đẩy mở do có chênh lệcháp suất giữa khoang trong xy lanh và khoang đẩy. Quá trình nén kết thúc khi khuỷuvừa đến điểm A, pittong đạt điểm chết trên. Máy nén pittong là loại rất phổ biến hiện nay, nó được dùng với môi chất NH3và Freôn. Số lượng Pittong – Xy lanh: 1, 2, 3, 4, 6, 8, 12, 18, ... và được bố tríthẳng đứng, nằm ngang, chữ V hay W. - Độ an toàn giảm do áp suất phía cao áp tăng, rơle HP có thể tác động ngừngmáy nén, van an toàn có thể hoạt động. - Nhiệt độ cao ảnh hưởng đến dầu bôi trơn như cháy dầu. * Quy trình tháo lắp máy nén Pittong bán kín (nửa kín). Những điểm cần chú ý khi tháo máy Trước khi tiến hành công việc tháo máy, cần nắm rõ và thực hiện những lưuý sau để đảm bảo an toàn cho người tiến hành tháo lắp, bảo đảm thiết bị được tháorời đúng cách và đảm bảo hiệu quả hoạt động của thiết bị sau khi được lắp lại. Lưu ý trước khi tháo máy: Cần rút hết môi chất lạnh trong máy nén trước khi tiến hành tháo lắp. Đểkiểm tra xem liệu toàn bộ môi chất lạnh đã được rút hết ra hay chưa, ngoài việckiểm tra độ cân bằng áp suất bên trong và bên ngoài máy phải tiến hành nhiều lầnchạy rút gas. Đồng thời, trong quá trình rút gas cần mở van xả khí dưới van chặnnén để đảm bảo an toàn với máy nén amoniac. Bề mặt ma sát sau khi tháo ra cần để ngửa, tránh tiếp xúc với mặt đất, nềnh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: