Danh mục

Giáo trình Lập trình căn bản (Nghề: Quản trị mạng máy tính - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Hà Nam (năm 2017)

Số trang: 75      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.13 MB      Lượt xem: 26      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (75 trang) 0
Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

(NB) Giáo trình Lập trình căn bản nghề: Quản trị mạng máy tính hệ Cao đẳng được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Làm quen ngôn ngữ lập trình; Các thành phần trong ngôn ngữ lập trình; Các cấu trúc điều khiển; Hàm và thủ tục; Dữ liệu kiểu tập hợp, mảng và bản ghi; Dữ liệu kiểu chuỗi. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Lập trình căn bản (Nghề: Quản trị mạng máy tính - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Hà Nam (năm 2017) ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ HÀ NAM GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: LẬP TRÌNH CĂN BẢN NGHỀ: QUẢN TRỊ MẠNG MÁY TÍNH TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định số: 285/QĐ-CĐNHN Ngày 21 tháng 07 năm 2017 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề Hà Nam) Hà Nam, năm 2017 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. Dựa theo giáo trình này, có thể sử dụng để giảng dạy cho các trình độ hoặc ngành/ nghề khác của nhà trường. 2 LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình Lập trình căn bản được biên soạn nhằm đáp ứng yêu cầu học tập của học sinh, sinh viên bước đầu làm quen với công việc lập trình, đồng thời giúp cho sinh viên có một tài liệu học tập, rèn luyện tốt khả năng lập trình, tạo nền tảng vững chắc cho các môn học tiếp theo . Giáo trình không chỉ phù hợp cho người mới bắt đầu mà còn phù hợp cho những người cần tham khảo. Nội dung của giáo trình được chia thành 6 chương: Chương 1: Làm quen ngôn ngữ lập trình (Bài mở đầu) Chương 2: Các thành phần trong ngôn ngữ lập trình Chương 3: Các cấu trúc điều khiển Chương 4: Hàm và thủ tục Chương 5: Dữ liệu kiểu tập hợp, mảng và bản ghi Chương 6: Dữ liệu kiể chuỗi Khi biên soạn, tôi đã tham khảo các giáo trình và tài liệu giảng dạy môn học này của một số trường Cao đẳng, Đại học để giáo trình vừa đạt yêu cầu về nội dung vừa thích hợp với đối tượng là học sinh, sinh viên của các trường thuộc hệ thống Cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Tôi hy vọng sớm nhận được những ý kiến đóng góp, phê bình của bạn đọc về nội dung, chất lượng và hình thức trình bày để giáo trình này ngày một hoàn thiện hơn. Hà Nam, ngày ….. tháng ….. năm 2017 Tác giả biên soạn: Phạm Tất Thành 3 MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU…………………………………………………………………………3 Chương 1: Làm quen với ngôn ngữ lập trình ............................................................................. 6 Chương 2: Các thành phần cơ bản............................................................................................ 16 Chương 3: Các cấu trúc điều khiển .......................................................................................... 25 Chương 4: Hàm và thủ tục........................................................................................................ 44 Chương 5: Dữ liệu kiểu tập hợp, mảng và bản ghi ................................................................... 54 Chương 6: Dữ liệu kiểu chuỗi .................................................................................................. 71 4 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: Lập trình căn bản; Mã số môn học: MH 10; I. Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun - Vị trí: môn học được bố trí sau khi sinh viên học xong các môn học chung, các môn học tin, tin học văn phòng. - Tính chất: là môn học lý thuyết chuyên ngành. II. Mục tiêu môn học: - Về kiến thức: + Trình bày được khái niệm về lập trình; + Mô tả được ngôn ngữ lập trình: cú pháp, công dụng của các câu lệnh; + Phân tích được chương trình: xác định nhiệm vụ chương trình; + Thực hiện được các thao tác trong môi trường phát triển phần mềm: biên tập chương trình, sử dụng các công cụ, điều khiển, thực đơn lệnh trợ giúp, gỡ rối, bẫy lỗi,v.v.; - Về kỹ năng: + Viết chương trình và thực hiện chương trình trong máy tính. + Xác định môi trường hoạt động của hệ thống (các điều khiển, công cụ, các thành phần, tập hợp dữ liệu, nhập dữ liệu, in kết quả ...) + Chú thích cho từng đoạn xử lý của chương trình. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Có khả năng tự làm các bài tập cơ bản về lập trình hoặc làm theo nhóm, biết áp dụng những kiến thức đã học trong những bài toán thực tế. + Đánh giá chất lượng bài tập thực hành sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm. III. Nội dung môn học: 5 Chương 1: Làm quen với ngôn ngữ lập trình Giới thiệu: Trong bài này sẽ giới thiệu về các khái niệm về lập trình, lịch sử phát triển và thực hiện các thao tác an toàn với máy tính. Mục tiêu: - Trình bày được các khái niệm về lập trình; - Trình bày được lịch sử phát triển, ứng dụng của ngôn ngữ lập trình; - Làm quen môi trường phát triển phần mềm; - Sử dụng được hệ thống trợ giúp từ help file. - Thực hiện các thao tác an toàn với máy tính. Nội dung: 1.1. KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ LẬP TRÌNH Lập trình là sử dụng cấu trúc dữ liệu và các câu lệnh của ngôn ngữ lập trình cụ thể để mô tả dữ liệu và diễn đạt các thao tác của thuật toán. Những ngôn ngữ lập trình (programming language) đầu tiên trên máy tính điện tử là ngôn ngữ máy (machine language), tổ hợp của các con số hệ nhị phân, hay các bit (binary digit) 0 và 1. Ngôn ngữ máy phụ thuộc vào hoàn toàn kiến trúc phần cứng của máy tính và các quy ước khắt khe của nhà chế tạo. Để giải các bài toán, những người lập trình ph ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: