Danh mục

Giáo trình Lập trình PLC (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Trình độ: Trung cấp) - Trường Trung cấp Tháp Mười

Số trang: 179      Loại file: docx      Dung lượng: 47.58 MB      Lượt xem: 42      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (179 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình "Lập trình PLC (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Trình độ: Trung cấp)" được biên soạn với mục tiêu giúp sinh viên trình bày được nguyên lý hệ điều khiển lập trình PLC; nắm được cấu tạo phần cứng và nguyên tắc hoạt động của phần mềm trong hệ điều khiển lập trình PLC; phân tích được một số chương trình đơn giản, phát hiện sai lỗi, sửa chữa và khắc phục.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Lập trình PLC (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Trình độ: Trung cấp) - Trường Trung cấp Tháp Mười SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ĐỒNG THÁP TRƯỜNG TRUNG CẤP THÁP MƯỜI  GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: LẬP TRÌNH PLC CƠ BẢN NGHỀ: KỸ THUẬT MÁY LẠNH VÀ ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-… ngày…….tháng….năm ......... …………........... của………………………………. Đồng tháp, năm 2018 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2 LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình Lập trình PLC cơ bảnlà giáo trình được biên soạn ở dạng cơ bản và tổng quát cho học sinh, sinh viên ngành lạnh từ kiến thức nền cho đến kiến thức chuyên sâu. Giáo trình được biên soạn từ tháng 3 năm 2018. Giáo trình là môn học cơ sở trong chương trình đào tạo nghề kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí. Tác giả cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo nhà trường Trường Trung Cấp Thanh Bình đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả hoàn thành giáo trình này. Đặc biệt là sự giúp đỡ hỗ trợ nhiệt tình của tập thể giáo viên bộ môn ngành điện lạnh của trường cũng như các bạn đồng nghiệp đã nhiệt tình đóng góp ý kiến trong quá trình biên soạn. Thanh Bình, ngày…..........tháng…........... năm…… Tham gia biên soạn 1.Ngô Minh Chánh 3 MỤC LỤC GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên môđun: Lập trình PLC cơ bản Mã mô đun: MĐ25 Thời gian thực hiện mô đun: 75 giờ;(Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành, thảo luận, bài tập: 54 giờ; kiểm tra: 6 giờ) Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mơ đun: - Vị trí:mô đun này được bố trí giảng dạy sau khi hoàn thànhcác mô đuntrang bị điện và lắp đặt hệ thống cung cấp điện. - Tính chất:Là mô đun chuyên môn rèn luyện cho người học kỹ năng lập trình PLC, lắp đặt mạch điện theo đúng yêu cầu kỹ thuật. -Ý nghĩa và vai trò của mô đun: Có vai trò quang trọng trong chương trình học nghề, giúp cho học sinh hiểu thêm về lập trình để điều khiển nhiệt độ của hệ thống lạnh dân dụng và công nghiệp Mục tiêu mô đun: - Vềkiến thức + Trình bày được nguyên lý hệ điều khiển lập trình PLC. +Trình bày được cấu tạo phần cứng và nguyên tắc hoạt động của phần mềm trong hệ điều khiển lập trình PLC. + Phân tích được một số chương trình đơn giản, phát hiện sai lỗi, sửa chữa và khắc phục. - Về kỹ năng + Viết được chương trình ứng dụng cơ bản mô phỏng trên phần mềm +Lắp đặt và kết nối thành thạo PC - PLC vàcác thiết bị ngoại vi + Lắp đặt một số mạch điện ứng dụng trong công nghiệp dùng PLC. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm + Rèn luyện được tính kỷ luật, nghiêm túc, có tinh thần trách nhiệm cao trong học tập. + Chủ động và tích cực thực hiện nhiệm vụ trong quá trình học 4 + Thực hiện đúng quy trình an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp Nội dung của môđun: BÀI 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐIỀU KHIỂN LẬP TRÌNH Giới thiệu: Như đã biết, nước ta hiện nay đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì thế, tự động hóa sản xuất đóng vai trò quan trọng, tự động hóa giúp tăng năng suất, tăng độ chính xác và do đó tăng hiệu quả quá trình sản xuất. Để có thể thực hiện tự động hóa sản xuất, bên cạnh các máy móc cơ khí hay điện, các dây chuyền sản xuất…v.v, cũng cần thiết phải có các bộ điều khiển để điều khiển chúng.Trong đó, được yêu cầu đó.điều khiển lập trình là một trong các bộ điều khiển đáp ứng Mục tiêu: Phát biểu được khái niệm về điều khiển lập trình theo nội dung đã học So sánh ưu nhược điểm của điều khiển lập trình với các hình thưc điều khiển khác theo nội dung đã học. Trình bày được các ứng dụng của PLC trong thực tế theo nội dung đã học. Rèn luyện tính tư duy, tác phong công nghiệp Mục tiêu: - Trình bày được khái niệm và đặc điểm của PLC - Phân tích được các dạng bài toán điều khiển và giải bài toán điều khiển. - Rèn luyện đức tính tích cực, chủ động và sáng tạo Nội dung chính: 1. Tổng quan về điều khiển: Tự động hóa trong sản xuất nhằm thay thế một phần hoặc toàn bộ các thao tác vật lý của công nhân vận hành máy thông qua hệ thống điều khiển. Những hệ thống điều khiển này có thể điều khiển quá trình sản xuất với độ tin cậy cao, ổn định mà không cần sự tác động nhiều của người vận hành. Điều này đòi hỏi hệ thống điều khiển phải có khả năng khởi động, kiểm soát, xử lý và dừng một quá trình theo yêu cầu hoặc đo đếm các giá trị đã được xác định nhằm đạt được kết quả mong muốn ở sản phẩm đầu ra của máy hay thiết bị. Một hệ thống như vậy được gọi là hệ thống điều khiển. Trong kỹ thuật tự động điều khiển, các bộ điều khiển chia làm 2 loại: + Điều khiển nối cứng + Điều khiển logic khả trình ( PLC) 5 Một hệ thống điều khiển bất kỳ được tạo thành từ các thành phần: + Khối vào + Khối xử lý – điều khiển + Khối ra * Sơ đồ tổng quát của điều khiển lập trình như sau ( hình 1.1): Hình 1.1 1.1. Khối vào: ( bảng 1.1) Còn được gọi là giao ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: